Không giới hạn - Sasuke Việt Nam

Không giới hạn - Sasuke Việt Nam
Logo của chương trình, được sử dụng đến năm 2017
Tên khácSasuke Việt Nam
Thể loạiVận động thể thao trên truyền hình
Định dạngTrò chơi truyền hình
Phát triểnTokyo Broadcasting System, Inc.
Dựa trênSasuke của Tokyo Broadcasting System, Inc.
Đạo diễnLại Bắc Hải Đăng
Dẫn chương trìnhXem danh sách đầy đủ
Soạn nhạcHoàng Anh Minh
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa5
Số tập96
Sản xuất
Giám chếLại Văn Sâm
Địa điểmKhu đô thị Tokyu Bình Dương Garden City, Thành phố mới Bình Dương, Bình Dương
Kỹ thuật quay phimLý Hải Thanh
Bố trí cameraBố trí nhiều máy quay
Thời lượng60 phút (bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtĐài Truyền hình Việt Nam
Nhà phân phốiĐài Truyền hình Việt Nam
Tokyo Broadcasting System
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Định dạng hình ảnh1080i (HDTV)
Phát sóng18 tháng 6 năm 2015 – 2 tháng 12 năm 2019
Thông tin khác
Chương trình liên quanSasuke (Nhật Bản)
American Ninja Warrior (Hoa Kỳ)
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức
Trang mạng chính thức khác

Không giới hạn - Sasuke Việt Nam, hay được biết đến với tên đơn giản hơn là Sasuke Việt Nam, là một chương trình truyền hình về vận động thể thao do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 18 tháng 6 năm 2015. Đây là phiên bản Việt Nam của chương trình truyền hình Sasuke đến từ Nhật Bản, với mục đích đề cao tinh thần thi đấu thể thao và rèn luyện sức khỏe.[1] Giống như phiên bản gốc tại Nhật Bản, các thí sinh trong mỗi mùa sẽ phải vượt qua bốn chuỗi thử thách liên hoàn để có thể giành được giải thưởng cao nhất của chương trình.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tháng 3 năm 2015, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) công bố đã mua được bản quyền của chương trình truyền hình Nhật Bản Sasuke từ đài truyền hình TBS, với phiên bản Việt hóa được đặt tên là Không giới hạn.[2] Theo chia sẻ của đơn vị sản xuất, Sasuke là trò chơi truyền hình thể thao được đánh giá hấp dẫn nhất, được thực hiện tại hơn 160 quốc gia khác trên thế giới cùng một số lượng lớn thí sinh thử sức mỗi năm.[1]

Sự xuất hiện của Sasuke Việt Nam là kết quả từ thỏa thuận hợp tác giữa VTV và TBS vào năm 2014, trong đó việc mua bản quyền thực hiện trò chơi truyền hình Sasuke đã được nhắc đến.[3] Đại diện TBS kỳ vọng chương trình đã thành công ở nhiều nước trên thế giới sẽ tiếp tục đạt được những thành công tương tự tại Việt Nam.[4] Lễ ra mắt và khởi quay chương trình đã được tổ chức tại Bình Dương vào ngày 26 tháng 4 năm 2015, ngày ghi hình đầu tiên của Sasuke Việt Nam mùa thứ nhất.[5] Chương trình do Ban Sản xuất các chương trình Giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam làm đơn vị sản xuất chính.

Vào năm 2020, thông qua fanpage chính thức trên Facebook, mùa thứ 6 của chương trình đã được thông báo tạm dừng tổ chức vì lý do dịch bệnh. Kể từ đó đến nay, chương trình vẫn chưa có kế hoạch tổ chức trở lại.

Chọn thí sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước mỗi mùa giải, chương trình sẽ tổ chức vòng loại để tuyển chọn người chơi cho vòng chung kết. Vòng loại được tiến hành theo nhiều đợt, thường tại các địa điểm ở ba thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng,[6] Thành phố Hồ Chí Minh[7]) cùng một đợt tuyển bổ sung tại Bình Dương nếu cần.[8] Các thí sinh lọt qua vòng kiểm tra hồ sơ sẽ trải qua một số bài kiểm tra sức khỏe như chống đẩy, lên xà, lật lốp xe và chạy bộ.[9]

Các thí sinh tham gia chương trình được yêu cầu phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có điều kiện sức khoẻ tốt để chơi được ở các thử thách.[10] Thí sinh là người nước ngoài cũng được chấp thuận để tham dự cuộc thi.[11] Quá trình vòng loại thường không được phát sóng trên truyền hình, ngoại trừ tập đầu tiên của mùa 5.

Toàn bộ các tập phát sóng của chương trình được ghi hình tại khu đô thị Tokyu Bình Dương Garden City thuộc thành phố mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương, nơi diễn ra vòng chung kết của Sasuke Việt Nam.[12] Tất cả các buổi ghi hình được tiến hành vào buổi tối cho đến rạng sáng hôm sau, do thời tiết ban ngày nắng nóng tại thời điểm diễn ra cuộc thi.[13][14] Theo một thống kê từ nhà sản xuất vào năm 2019, ê-kíp đã huy động 19 máy quay để phục vụ việc ghi hình, với 250 người làm việc cùng lúc vào giờ cao điểm.[15]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân khấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu đô thị Tokyu Bình Dương Garden City (thành phố mới Bình Dương, Bình Dương) được chọn làm địa điểm tổ chức vòng chung kết của Không giới hạn - Sasuke Việt Nam. Nói về lý do lựa chọn địa điểm tại Bình Dương, nhà báo Lại Văn Sâm tiết lộ rằng ê-kíp của ông đã thực hiện một chuyến khảo sát trên nhiều đia điểm tại Việt Nam nhằm tìm ra một khu vực đủ lớn để tổ chức được chương trình như ở Nhật Bản, và cuối cùng đã tìm thấy Bình Dương là địa điểm lý tưởng nhất.[16]

Sân khấu chính của chương trình được xây dựng trên một diện tích rộng 20.000 m² theo mô hình chắp nối các chướng ngại vật; trong đó tháp Midoriyama - biểu tượng của chương trình - là mô hình cao nhất trong toàn bộ sân khấu với chiều cao 30,6m.[17] Tất cả thiết bị và hệ thống cơ sở vật chất được nhập khẩu và kiểm duyệt từ Nhật Bản cùng các vật liệu khác được sản xuất trong nước, ước tính có trị giá khoảng 16 tỉ đồng.[13][18] Đạo diễn chương trình Lại Bắc Hải Đăng cho biết khó khăn lớn nhất của ê-kíp là việc thiết kế hệ thống sân khấu sao cho phù hợp với vật liệu, thời tiết và luật chơi của Việt Nam trước những yêu cầu khắt khe về độ chính xác, an toàn của sân khấu. Anh cũng tiết lộ chương trình từng bị sập sân khấu hơn một lần vì ảnh hưởng của thời tiết và phải chỉnh sửa, dừng ghi hình nhiều lần.[15]

Các trò chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trò chơi tại Sasuke Việt Nam đều yêu cầu người chơi phải có thể lực tốt cùng với sức bền, sự khéo léo, dẻo dai và nhanh nhẹn. Từ ngân hàng trò chơi với gần 100 trò được đơn vị sở hữu bản quyền cung cấp, ê-kíp sản xuất đã lựa chọn cẩn thận những thử thách phù hợp với thể trạng của người Việt Nam, đồng thời thể hiện nét tiêu biểu, đặc trưng nhất của Sasuke.[13][19] Trên tinh thần giữ nguyên bản các trò chơi ở định dạng gốc, Sasuke Việt Nam cũng có sự khác biệt trong cách kết nối các trò chơi để tạo cảm giác mới lạ cho những người đã theo dõi các phiên bản Sasuke khác. Tất cả các trò chơi đếu được thiết kế dưới sự giám sát và kiểm nghiệm của chuyên gia Nhật Bản,[20][21] cũng như được tiến hành chơi thử trước khi đưa vào sử dụng chính thức cho cuộc thi.[13]

Tổng cộng có 23 thử thách được giới thiệu trong mùa đầu tiên, trong đó phần leo tháp được coi là chướng ngại lớn và khó nhất của cuộc thi.[13] Ở những mùa tiếp sau, các thử thách được thêm mới, nâng cấp hoặc được sắp xếp lại để tăng tính liên hoàn và độ khó. Nhà báo Lại Văn Sâm từng nhận xét chương trình giống như một tổ hợp thể thao với quy mô lớn và phức tạp.[22]

Định dạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một mùa phát sóng thường bao gồm hai phần. Vòng chung kết là phần chính của chương trình, nơi các thí sinh đã vượt qua vòng loại sẽ tranh tài tại Bình Dương để giành lấy giải thưởng chung cuộc 800 triệu đồng. Giữa vòng chung kết còn có vòng giao hữu quốc tế giữa đội Việt Nam và các đội khách mời đến từ nước ngoài, riêng mùa 3 chỉ có ba đội Việt Nam tham dự.

Luật chơi chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung, để giành chiến thắng trong chương trình, các thí sinh cần phải vượt qua cả 4 chuỗi thử thách (gọi là các Stage) với độ khó tăng dần. Trong mỗi chuỗi thử thách, thí sinh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hoàn thành chuỗi thử thách trong thời gian quy định (trừ Stage 3 không tính giờ);[23]
  • Không để cơ thể chạm vào nước;
  • Không rời khỏi khu vực chơi (thường được đánh dấu bằng làn đường màu đỏ) trong quá trình thi đấu (dù vô tình hay cố ý);
  • Không chạm vào các bộ phận nào khác ngoài các phần vật liệu được quy định cho việc vượt qua thử thách (ví dụ như các kết cấu thép dựng lên các trò chơi);
  • Bên cạnh đó, trong từng thử thách, thí sinh phải tuân thủ một vài quy tắc nhất định (chẳng hạn như không được bám lên các gờ màu đỏ ở "Người nhện nhảy").

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thí sinh tham gia vào chuỗi thử thách thứ nhất trong vòng chung kết tự chịu toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở. Chỉ khi lọt vào các Stage tiếp theo, ban tổ chức sẽ chi trả cho những thí sinh hoàn thành chuỗi thử thách nhanh nhất; càng vào trong số tiền thưởng càng cao.[24] Giải thưởng chung cuộc cho nhà vô địch của cuộc thi là cúp lưu niệm và 800 triệu đồng tiền mặt (mùa đầu tiên là một chiếc xe ô tô Honda CR-V trị giá 1,2 tỷ đồng[1]), biến Sasuke Việt Nam trở thành một trong những chương trình do VTV tự sản xuất với giá trị giải thưởng cao nhất tại thời điểm.[23]

Trong trường hợp có nhiều hơn một thí sinh chinh phục thành công đỉnh Midoriyama ở Stage 4, chỉ có thí sinh hoàn thành nhanh nhất nhận được giải thưởng kể trên.

Kể từ mùa 4, các giải thưởng được trao cho từng tập phát sóng dành cho thí sinh có thành tích tốt nhất trong mỗi một cuộc thi tương ứng (4 triệu đồng ở Stage 1 và 8 triệu đồng ở Stage 2).[25]

Tổng quan các mùa

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng quan các mùa
MùaThí sinhSố tậpPhát sóng gốcNgười chiến thắngTK
Phát sóng lần đầuPhát sóng lần cuối
12452018 tháng 6 năm 2015 (2015-06-18)29 tháng 10 năm 2015 (2015-10-29)Không có[13]
21832019 tháng 5 năm 2016 (2016-05-19)29 tháng 9 năm 2016 (2016-09-29)Lê Văn Thực[26]
3Chưa xác định1622 tháng 6 năm 2017 (2017-06-22)5 tháng 10 năm 2017 (2017-10-05)Không cóTBA
41602018 tháng 8 năm 2018 (2018-08-18)12 tháng 1 năm 2019 (2019-01-12)Không có[28]
51262022 tháng 7 năm 2019 (2019-07-22)2 tháng 12 năm 2019 (2019-12-02)Không có[27]

Phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Không giới hạn - Sasuke Việt Nam phát sóng tập đầu tiên vào ngày 18 tháng 6 năm 2015 trên VTV3, mặc dù ban đầu được dự kiến ra mắt trong tháng 9 cùng năm. Trong ba mùa đầu tiên, chương trình được phát sóng vào tối thứ 5 hàng tuần (20:00 ở 2 mùa đầu tiên, 20:30 ở mùa thứ 3). Sang mùa 4, Sasuke Việt Nam chuyển sang khung giờ mới vào lúc 12:00 thứ 7, trước khi trở lại khung giờ tối ở mùa 5 vào lúc 20:30 mỗi thứ 2. Ngoài ra, chương trình cũng được phát lại ở một số khung giờ khác trong tuần.

Chương trình cũng đã có một số lần phải tạm dừng phát sóng theo kế hoạch do trùng thời điểm diễn ra các sự kiện đặc biệt. Năm 2018, hai tập của mùa 4 dự kiến lên sóng vào ngày 22 tháng 9 và 6 tháng 10 đã phải dời lại một tuần do trùng thời điểm diễn ra các lễ Quốc tang của Trần Đại QuangĐỗ Mười.[29]

Người dẫn chương trình và khách mời bình luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi tập phát sóng có 3 người dẫn chương trình, 2 người ngồi trên một khu vực dành cho bình luận viên được bố trí sẵn trong trường quay và đưa ra những nhận xét, bình luận về phần thi của thí sinh; người còn lại đảm nhận việc giới thiệu các thử thách đầu mỗi tập và phỏng vấn thí sinh. Vị trí bình luận có thể thay đổi qua một số tập với việc có thêm một bình luận viên khách mời (trừ mùa 2 và mùa 3 với thành phần bình luận viên cố định).

Người dẫn chương trình chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Người dẫn chương trình Mùa
1 (2015) 2 (2016) 3 (2017) 4 (2018) 5 (2019)
Nguyên Khang ✔️
Lại Văn Sâm ✔️ ✖
Thành Trung ✖ ✔️
Phạm Anh Khoa ✔️
Quốc Minh ✔️
Diệp Lâm Anh ✔️
Thiều Bảo Trang ✔️ ✖
Tuyền Tăng ✔️
Hoàng Yến Chibi ✔️

Chú thích: ✔️ Tham gia thường xuyên  Chỉ tham gia trong vai trò khách mời  Không tham gia

Khách mời bình luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang PetroTimes nhận xét Không giới hạn - Sasuke Việt Nam là game show hấp dẫn, mang tính giải trí cao bởi các chuỗi thử thách mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ cũng như đem lại tác động tích cực đối với xã hội, giúp chương trình vượt qua giới hạn của một trò chơi truyền hình thông thường.[30] Dù vậy, các báo Người lao độngLao động thủ đô thời điểm năm 2015 chỉ ra rằng Sasuke Việt Nam chưa đủ sức thuyết phục khán giả bởi các thử thách được đưa ra chưa đủ khó so với các phiên bản khác như American Ninja Warrior.[31][32] PetroTimes cũng cho rằng việc một số thí sinh là công nhân xây dựng sân khấu có điều kiện tìm hiểu trước các thử thách khiến cho tính bảo mật cũng như sự công bằng giữa các thí sinh bị ảnh hưởng.[30]

Thí sinh Việt Nam tại các cuộc thi Sasuke quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Văn Thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Với tư cách là quán quân Sasuke Việt Nam 2016, Lê Văn Thực được mời tham dự phần giao hữu American Ninja Warrior: USA vs. The World 4 vào năm 2018 (Sasuke phiên bản Mỹ) và có tên trong đội Châu Á cùng với 3 thành viên khác là Morimoto Yūsuke, Kawaguchi Tomohiro và Yosua Laskaman Zalukhu. Anh được chọn tham gia lượt đầu tiên cho Stage 1, tuy nhiên đã thất bại ở thử thách "Double Dipper".

Nguyễn Doãn Thọ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Doãn Thọ đã tham gia Sasuke mùa thứ 36 tại Nhật Bản năm 2018, đại diện cho Việt Nam trong danh sách tham dự. Anh đã dừng lại ở thử thách "Tường cong" trong Stage 1.

Các sự việc xoay quanh chương trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời tiết xấu làm sập trường quay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 4 năm 2015, trong quá trình chuẩn bị cho Sasuke Việt Nam mùa thứ nhất, một cơn lốc xoáy đã tấn công vào trường quay và làm cho một phần sân khấu bị sập.[33] Sự cố đã không gây thiệt hại về người, nhưng khiến chương trình phải ngừng ghi hình nhiều lần theo chia sẻ của đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng trong một bài báo vào dịp kỷ niệm 5 năm của chương trình.[15]

Liên quan tới thí sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 4 năm 2020, Nguyễn Phước Huynh (sinh năm 1982, quê Gia Lai), từng là thí sinh Sasuke Việt Nam 5 mùa liên tiếp, đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt tam giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.[34]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “VTV giới thiệu game show đắt tiền nhất từ trước tới nay”. TTO.
  2. ^ “Gameshow gây sốt trên toàn thế giới đến Việt Nam”. Báo điện tử Tiền Phong. 4 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ Đức Cường, Ngọc Phương (14 tháng 8 năm 2014). “Đài THVN và Đài TH TBS Nhật Bản hợp tác xây dựng chương trình”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ “Giới thiệu”. Sasuke Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ VTV, BAO DIEN TU (27 tháng 4 năm 2015). “Khởi quay gameshow 'Không giới hạn - Sasuke Việt Nam'. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ VTV, BAO DIEN TU (11 Tháng ba 2015). “14/3, 'Không giới hạn - Sasuke Việt Nam' tuyển sinh tại Đà Nẵng”. BAO DIEN TU VTV.
  7. ^ VTV, BAO DIEN TU (23 Tháng ba 2015). “Không giới hạn – Sasuke Việt Nam: Ca sỹ Lương Bằng Quang thử sức”. BAO DIEN TU VTV.
  8. ^ VTV, BAO DIEN TU (27 Tháng ba 2015). “Không giới hạn - Sasuke Việt Nam tuyển thí sinh tại Bình Dương”. BAO DIEN TU VTV.
  9. ^ Thegioidienanh.vn (9 tháng 3 năm 2018). “Gameshow 'Không giới hạn Sasuke Việt Nam' mùa 4 chính thức khởi động”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ “Gameshow mạo hiểm nhất thế giới đến VIệt Nam”. ZingNews.vn. 9 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ Trí, Dân. “Gameshow nổi tiếng thế giới đến Việt Nam”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ cand.com.vn. "Không giới hạn - Sasuke Việt Nam" có nhiều nghệ sĩ, diễn viên tham gia”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  13. ^ a b c d e f “Điều ít biết về game show nguy hiểm Sasuke phiên bản Việt”. ZingNews.vn. 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  14. ^ VTV, BAO DIEN TU (19 tháng 5 năm 2016). “Hình thể vạm vỡ của dàn thí sinh Không giới hạn – Sasuke Việt Nam mùa 2”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  15. ^ a b c VTV, BAO DIEN TU (22 tháng 7 năm 2019). “Không giới hạn - Sasuke Việt Nam: Chặng đường 5 năm ghi dấu ấn trên sóng VTV3”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ “Nhà báo Lại Văn Sâm từng hoang mang trước khi đưa "Sasuke" về Việt Nam”.
  17. ^ “Fan Sasuke Việt Nam háo hức chờ đợi tập 'All Stars'. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2019.
  18. ^ “VTV chi 'khủng' đưa gameshow Sasuke nổi tiếng về Việt Nam”.
  19. ^ Tuyết Loan (11 tháng 5 năm 2016). “Không giới hạn - Sasuke Việt Nam mùa 2: Nhiều thí sinh xuất sắc của thế giới tham gia”. Nhân Dân.
  20. ^ VTV, BAO DIEN TU (17 Tháng tư 2015). “Choáng với những thử thách siêu "khó nhằn" tại Sasuke Việt Nam”. BAO DIEN TU VTV.
  21. ^ “Đài truyền hình Việt Nam ra mắt chương trình vận động thể thao”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. 25 Tháng tư 2015.
  22. ^ VTV, BAO DIEN TU (11 tháng 6 năm 2015). “Cận cảnh những thử thách của Không giới hạn - Sasuke Việt Nam”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ a b “Sasuke Việt Nam: "Bom tấn" truyền hình hè 2015”. BAODANSINH. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  24. ^ PV (5 tháng 2 năm 2015). “Thể lệ tham gia gameshow Sasuke”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  25. ^ Đà Thư (14 tháng 8 năm 2018). “Không giới hạn – Sasuke Việt Nam 2018 mùa 4 nhiều hấp dẫn”. Thanh Niên. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  26. ^ Tuyết Loan (11 tháng 5 năm 2016). “Không giới hạn - Sasuke Việt Nam mùa 2: Nhiều thí sinh xuất sắc của thế giới tham gia”. Nhân Dân.
  27. ^ “126 chiến binh lọt vào vòng chung kết Không giới hạn - Sasuke Việt Nam mùa 5”. VTV.vn. 17 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.[liên kết hỏng]
  28. ^ “Hơn 160 chiến binh vào vòng Chung kết Sasuke Việt Nam mùa 4”. VTV.vn. 7 tháng 4 năm 2018.
  29. ^ “VTV hoãn phát sóng các chương trình giải trí cuối tuần”. VTV. 6 tháng 10 năm 2018.
  30. ^ a b Petrotimes, Báo điện tử (18 tháng 4 năm 2017). “Game show truyền hình mang nhiều ý nghĩa”. https://petrotimes.vn/. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  31. ^ NLD.COM.VN (10 tháng 7 năm 2015). “Bùng nổ game show vận động trường”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  32. ^ đô, Báo Lao động thủ. “Gameshow vận động tấn công sóng truyền hình”. Báo Lao động thủ đô. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2023.
  33. ^ “Bài viết trên Twitter về thiệt hại ở trường quay sau một cơn lốc xoáy của đạo diễn Inui Masato”. Twitter. 22 tháng 4 năm 2015.
  34. ^ "Chiến binh" Sasuke Nguyễn Phước Huynh bị bắt”. Dân trí.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Vào thời điểm không xác định, khi mà Thủy thần Egaria còn tại vị, những người Fontaine có tội sẽ bị trừng phạt
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Sự trở lại của James Bond một lần nữa xứng đáng vị thế đứng đầu về phim hành động cũng như thần thái và phong độ của nam tài tử Daniel Craig là bất tử
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.