Di sản thế giới UNESCO | |||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vị trí | Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc | ||||||||||||||||||||
Một phần của | Khổng miếu, Khổng phủ và Khổng lâm ở Khúc Phụ | ||||||||||||||||||||
Tiêu chuẩn | (i), (iv), (vi) | ||||||||||||||||||||
Tham khảo | 704 | ||||||||||||||||||||
Công nhận | 1994 (Kỳ họp 18) | ||||||||||||||||||||
Tọa độ | 35°36′42″B 116°58′30″Đ / 35,61167°B 116,975°Đ | ||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||
Tiếng Trung | 孔府 | ||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
Khổng phủ hay Dinh thự gia đình họ Khổng (tiếng Trung: 孔府; bính âm: Kǒng fǔ) là nơi ở lịch sử của các đời hậu duệ trực tiếp của Khổng Tử ở thành phố Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.[1] Cấu trúc còn lại của dinh thự này chủ yếu có từ thời nhà Minh và Thanh. Gia tộc họ Khổng được biết đến như là gia tộc tư nhân quản lý đất nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc và họ cũng là những người thực hiện các nghi lễ tôn giáo trong các dịp đặc biệt như trồng trọt, thu hoạch mùa màng, sinh nhật, ma chay. Ngày nay, dinh thự là một bảo tàng và là một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận "Đền thờ, nghĩa trang của Khổng Tử và dinh thự gia đình họ Khổng ở Khúc Phụ".
Dinh thự này nằm ngay phía đông của Đền thờ Khổng Tử, nơi mà trước đây từng có một con đường dẫn tới. Dinh thự được bố trí theo phong cách truyền thống Trung Hoa và tách biệt với không gian chính ở phía trước theo kiểu Nha môn trong khi các khu phức hợp dân cư ở phía sau. Ngoài ra ở phía đông và tây của dinh thự là các khu vực nghiên cứu và sinh hoạt chung cùng với đó là một khu vườn ở phía sau.[2] Sự phân bố không gian của các tòa nhà theo lịch sử, giới tính, địa vị phản ánh các nguyên tắc và trật tự của Nho giáo: Con cháu Khổng Tử là tầng lớp cao cấp nhất sống ở ba tòa nhà trung tâm. Khu vực phía đông được sử dụng như phòng khách để tiếp đón các quan khách chính thức và thờ cúng tổ tiên. Trong khi khu vực phía tây được sử dụng để nghiên cứu, ăn uống và giải trí. Với cách bố trí hiện tại, dinh thự bao gồm 152 tòa nhà với 480 phòng lớn nhỏ có tổng diện tích 12.470 mét vuông. Cấu trúc cao nhất của dinh thự là tòa tháp trú ẩn bốn tầng được biết đến với tên gọi Tỵ nạn lâu được thiết kế như là một nơi trú ẩn trong các cuộc tấn công nhưng nó chưa bao giờ được sử dụng. Dinh thự là nơi lưu trữ 60.000 tài liệu liên quan đến cuộc sống của gia tộc họ Khổng trong suốt 400 năm kéo dài qua đời nhà Minh và Thanh.
Dinh thự đầu tiên được xây dựng bởi Diễn Thánh Công vào năm 1038 dưới thời nhà Tống. Đến năm 1377, dinh thự được di rời và được xây dựng lại theo lệnh của hoàng đế Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Năm 1503, dưới thời trị vì của Minh Hiếu Tông Chu Hữu Đường, khu phức hợp được mở rộng thành ba dãy tòa nhà với 560 phòng và 9 sân. Đến thời nhà Thanh, dinh thự đã được tu sửa hoàn chỉnh vào năm 1838 và chỉ bị hưu hại khi một ngọn lửa phá hủy khu nhà ở của phụ nữ vào năm 1886. Ngay kể cả khi đám cháy xảy ra, những người đàn ông cũng không dám bước chân vào khu vực của phụ nữ để dập lửa khiến thiệt hại của nó lớn hơn. Khu vực bị hư hại được xây dựng lại hai năm sau đó, chi phí xây dựng của cả hai lần tân trang lại dinh thự đều được hoàng đế lo liệu. Mặc dù có những thay đổi sau này nhưng dinh thự vẫn mang kiến trúc chủ yếu của một tư gia nhà Minh được bảo quản tốt. Người cuối cùng sống trong dinh thự này là Khổng Đức Thành, con cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Ông sau đó đã trốn tại Trùng Khánh trong Chiến tranh Trung-Nhật thứ hai năm 1937 và sau đó đã không trở lại Khúc Phụ nữa mà sang Đài Loan trong cuộc Nội chiến Trung Quốc.[3] Có một dinh thự của gia tộc họ Khổng khác ở Cù Châu, nơi đã được xây dựng bởi một nhánh những con cháu của gia tộc sống ở phía nam.
Các cấu trúc chính được bố trí theo trục từ nam tới bắc là: