Trong hóa học, thuật ngữ khan (khô khan) được áp dụng cho một chất nào đó nếu nó không chứa nước. Cách thức để thu được một chất nào đó ở dạng khan là khác nhau giữa các chất.
Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của nước có thể ngăn cản không cho phản ứng diễn ra hoặc là gây ra phản ứng nhưng tạo thành các sản phẩm không mong muốn. Để ngăn cản điều đó, các dung môi khan phải được sử dụng khi thực hiện các phản ứng đó. Các ví dụ về các phản ứng cần có dung môi khan là phản ứng Grignard và phản ứng Wurtz trong hóa hữu cơ.
Các dung môi nói chung được hoàn lại về dạng khan bằng cách đun sôi chúng với sự có mặt của các chất hút ẩm; natri kim loại là một trong số các chất hút ẩm dạng kim loại được sử dụng phổ biến nhất. Các phương pháp khác còn bao gồm cả việc bổ sung các sàng phân tử hay các oxide/base kim loại kiềm hoặc kiềm thổ mạnh như hyđroxyt kali (KOH) hay oxide bari (BaO). Các thiết bị tinh chế dung môi như các cột Grubb gần đây đã trở thành có thể, chúng làm giảm các nguy hiểm (các chất có phản ứng với nước, nhiệt) so với các phương pháp khử nước cổ điển[1].
Một ví dụ về chất ở dạng khan là sulfat đồng (II) CuSO4. Nếu như nước kết tinh bị loại bỏ ra khỏi các tinh thể sulfat đồng (II) ngậm nước có màu xanh lam thì một chất bột màu trắng (sulfat đồng (II) khan) được tạo ra.
Công thức để khử nước của sulfat đồng (II) ngậm 5 phân tử nước (CuSO4•5H2O) là như sau:
Một ví dụ khác là việc nung nóng sulfat magnesi ngậm 7 phân tử nước MgSO4•7H2O. Khi bị nung nóng, nó sẽ trải qua phản ứng sau:
Một vài chất tồn tại dưới dạng khí ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (STP) nhưng nói chung hay được sử dụng dưới dạng các dung dịch nước với nồng độ cao. Để phân biệt dạng dung dịch này với dạng khí của chính nó, thì thuật ngữ khan cũng hay được bổ sung vào tên gọi của chất đó để chỉ dạng khí. Ví dụ: