Khoảng cách Hellinger

Trong lý thuyết xác suấtthống kê, khoảng cách Hellinger là một đại lượng đo sự khác biệt giữa hai phân bố xác suất. Nó là một f-khoảng cách. Khoảng cách Hellinger được định nghĩa dựa trên tích phân Hellinger, đưa ra bởi Ernst Hellinger.[1]

Để định nghĩa khoảng cách Hellinger theo lý thuyết độ đo, giả sử PQ là hai độ đo xác suất liên tục tuyệt đối đối với một độ đo xác suất λ. Bình phương của khoảng cách Hellinger giữa PQ được định nghĩa như sau

Ở đây, dP / dQ / dλ là đạo hàm Radon–Nikodym của PQ. Định nghĩa này không phụ thuộc vào λ, nên khoảng cách Hellinger giữa PQ không thay đổi nếu λ được thay bằng một độ đo xác suất khác mà đối với nó, P and Q cũng liên tục tuyệt đối. Biểu thức trên có thể được viết gọn là

Để định nghĩa khoảng cách Hellinger theo lý thuyết xác suất cơ bản, ta chọn λ là độ đo Lebesgue, khi đó dP / dQ / dλ là các hàm mật độ xác suất. Nếu ta ký hiệu fg là các hàm mật độ tương ứng, bình phương của khoảng cách Hellinger có thể được biểu diễn bằng tích phân thông thường như sau

Khoảng cách Hellinger H(PQ) thỏa mãn

Khoảng cách đạt giá trị cực đại là 1 khi P có xác suất bằng 0 tại những phần tử có xác suất dương trong Q và ngược lại.

Đôi khi hệ số 1/2 bên ngoài tích phân bị bỏ qua, khi đó khoảng cách Hellinger nằm trong khoảng từ 0 đến 2.

Khoảng cách Hellinger có liên hệ với hệ số Bhattacharyya như sau

Bình phương khoảng cách Hellinger luôn nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách Jensen-Shannon.

Khoảng cách Hellinger có liên hệ với khoảng cách L1 như sau (Le Cam & Yang 2000).

Bình phương khoảng cách Hellinger giữa hai phân phối chuẩn là:

Bình phương khoảng cách Hellinger giữa hai phân phối mũ là:

Bình phương khoảng cách Hellinger giữa hai phân phối Weibull (trong đó là tham số hình dạng và là các tham số tỉ lệ):

  1. ^ Nikulin, M.S. (2001), "Hellinger distance", trong Hazewinkel, Michiel (biên tập), Bách khoa toàn thư Toán học, Springer, ISBN 978-1-55608-010-4

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Le Cam, Lucien M.; Yang, Grace Lo (2000). Asymptotics in Statistics: Some Basic Concepts. Berlin: Springer. ISBN 0-387-95036-2.
  • Vaart, A. W. van der. Asymptotic Statistics (Cambridge Series in Statistical and Probabilistic Mathematics). Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-78450-6.
  • Pollard, David E. (2002). A user's guide to measure theoretic probability. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-00289-3.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Nguyên mẫu của Alhaitham được dựa trên "Nhà khoa học đầu tiên" al-Haytham, hay còn được biết đến là Alhazen
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ