Kiều hối

Kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương.

Tại một số nước đang phát triển, số tiền được đưa vào từ kiều hối có thể đứng hàng cao thứ nhì trong các nguồn thu nhập, cao hơn cả viện trợ quốc tế. Số kiều hối hàng năm trên thế giới được ước tính từ 250 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới và các Ngân hàng Trung ương đến 401 tỷ của IFAD.

Một nước có số lượng kiều hối cao sẽ thúc đẩy những hoạt động đầu tư khác trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các mô hình kinh doanh loại nhỏ...

Báo cáo về "Di trú và kiều hối" được thống kê hàng năm bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Top quốc gia nhận kiều hối[sửa | sửa mã nguồn]

Top quốc gia nhận kiều hối qua một số năm:(đơn vị:tỷ USD)[1]
Quốc gia Kiều hối 2008 Kiều hối 2009 Kiều hối 2010 Kiều hối 2011
 Ấn Độ 49.98 49.20 53.48 63.82
 Trung Quốc 22.69 22.90 33.44 40.48
 México 26.04 22.08 22.08 23.59
 Philippines 18.63 19.73 21.37 22.97
 Nigeria 19.21 18.37 19.82 20.62
 Pháp 16.28 16.06 16.71 19.31
 Ai Cập 8.69 7.15 12.45 14.32
 Đức 10.97 11.30 11.73 13.16
 Pakistan 7.04 8.72 9.69 12.26
 Bangladesh 8.93 10.52 10.85 12.07
 Bỉ 10.42 10.44 10.30 10.91
 Tây Ban Nha 10.15 8.95 9.11 9.91
 Việt Nam 6.81 6.02 8.26 8.60
 Hàn Quốc 9.07 7.28 7.06 8.49
 Ukraina 6.78 5.94 6.54 7.82

Kiều hối vào Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù kinh tế toàn cầu nói chung vẫn còn suy thoái, lượng kiều hối đổ về Việt Nam vẫn tăng. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 nước nhận nhiều kiều hối lớn nhất, năm 2014 đạt 12 tỉ USD. Tuy nhiên lượng kiều hối này không tác động lắm vào nền kinh tế. Theo các chuyên gia, đại bộ phận kiều hối có thể chỉ rơi vào lĩnh vực sinh hoạt, như ăn học, thuốc men… và đặc biệt là trả nợ ngân hàng, tình hình bán lẻ cũng như sản xuất gần đây cho thấy lượng kiều hối này chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó.[2]

Năm 2021 là một năm đạt lượng kiều hối cao nhất của Việt Nam. Theo số liệu của VNe - kiều hối năm 2021 đạt khoảng 18.6 tỷ USD. Trong đó 50% có nguồn gốc từ Mỹ và 50% có đích đến là Tp Hồ Chí Minh. VN cũng nằm thứ 10 trong top 10 nước nhận kiều hối cao nhất.[3]


Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Personal remittances, received (current US$)
  2. ^ “Kiều hối tăng song khó khăn vẫn bủa vây ngành ngân hàng”. songmoi. ngày 19 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ “Kiều hối về Việt Nam nhiều cỡ nào?”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2022.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Phim bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chàng nhân viên Amakusa Ryou sống buông thả
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Trong tình trạng "tiến thoái lưỡ.ng nan" , một tia sáng mang niềm hy vọng của cả vương quốc đã xuất hiện , Dũng sĩ ngoại bang - Imunlaurk
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda