Kiểm duyệt truyền thông Nhật Bản tại Hàn Quốc

Kiểm duyệt truyền thông Nhật Bản tại Hàn Quốc đề cập đến luật do chính phủ Hàn Quốc tạo ra để ngăn chặn việc nhập khẩu và phân phối truyền thông từ Nhật Bản. Luật này là một phản ứng đối với thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật trong nhiều thập kỷ, người Hàn Quốc không được quyền truy cập hợp pháp đối với truyền thông Nhật Bản đến thập niên 1990. Tính đến năm 2018, Hàn Quốc vẫn còn một số luật hạn chế phát sóng truyền thông Nhật Bản.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi kết thúc thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hàn Quốc ban hành 'luật trừng phạt hành vi chống quốc gia' (반민족행위처벌법) với các luật khác nhau trong nhiều thập kỷ nhằm hạn chế và phân phối đĩa ghi, video, CD, trò chơi từ nước ngoài. Trong khi luật không ghi rõ bất kỳ quốc gia cụ thể nào, mục đích của luật chủ yếu nhắm vào truyền thông 'văn hóa màu sắc' Nhật Bản.[1][2] Sau thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật, Hàn Quốc cấm văn hóa đại chúng Nhật Bản bắt nguồn từ tâm lý bài Nhật tại Hàn Quốc và bảo vệ công nghiệp văn hóa Hàn Quốc.[2][3]

Sửa đổi luật

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính sách cấp phép nhập khẩu văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Hàn Quốc
Giai đoạn Chính sách
Lần 1 Ngày 20 tháng 10 năm 1998, manga và ấn phẩm xuất bản khác được cấp phép nhập khẩu lần đầu tiên tại Hàn Quốc.[4][5][6] Những bộ phim được sản xuất hợp tác Nhật-Hàn hoặc chiến thắng một giải Oscar hoặc giành được một giải thưởng tại một liên hoan phim quốc tế lớn (Cannes, Berlin, Venezia) được phép công chiếu tại rạp chiếu phim ở Hàn Quốc.[6][7][8] Điện ảnh Nhật Bản được công chiếu tại rạp chiếu phim Hàn Quốc thời điểm đó gồm Kagemusha của Kurosawa Akira, Unagi của Imamura Shōhei, Hana-bi của Takeshi Kitano.[6] Anime tiếp tục bị cấm.[9]
Lần 2 Tháng 9 năm 1999, âm nhạc Nhật Bản được cấp phép biểu diễn ở những địa điểm không quá 2000 chỗ ngồi, các bộ phim không phải hoạt hình mà giành được giải thưởng tại bất kỳ liên hoan phim quốc tế nào đều được phép trình chiếu.[8][9][10] Bộ phim Love Letter của Iwai Shunji trở thành hiện tượng với giới trẻ Hàn Quốc, nhiều người Nhật đi du lịch tại Hàn Quốc bị sốc khi được hỏi thăm bằng câu hội thoại tiếng Nhật 'お元気ですか〜? (bạn thế nào?)' trong phim.[3][6]
Lần 3 Ngày 27 tháng 6 năm 2000, giới hạn số lượng chỗ ngồi trong các buổi biểu diễn trực tiếp đã được xóa bỏ, các bộ phim hoạt hình chiếu rạp đã chiến thắng một hoặc nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế lớn được phép trình chiếu với điều kiện tất cả các phim phải có xếp hạng độ tuổi 12+ hoặc 15+. Những bộ phim này bây giờ cũng có thể được chiếu trên truyền hình cáptruyền hình vệ tinh. Các video game trên máy tính hoặc trực tuyến hoặc phong cách arcade được phép bán; các sự kiện thể thao, chương trình tin tức và phim tài liệu được phép phát sóng trên truyền hình. CD và đĩa ghi âm nhạc không có lời bài hát tiếng Nhật như nhạc không lời hoặc bài hát thuộc ngôn ngữ khác được phép bán.[9][10]
Lần 4 Ngày 1 tháng 1 năm 2004, tất cả phim Nhật Bản được phép trình chiếu tại rạp chiếu phim, tất cả âm nhạc Nhật Bản và video game được phép bán lẻ.[7] Đối với truyền hình vệ tinhtruyền hình cáp, chương trình hiện tại được phép phát sóng gồm: chương trình thông tin lối sống, chương trình giáo dục, âm nhạc Nhật Bản, phim điện ảnh Nhật Bản (đã chiếu tại rạp), phim truyền hình hợp tác sản xuất Nhật-Hàn hoặc có mức xếp hạng độ tuổi (7+, 12+, tất cả độ tuổi). Đối với truyền hình mặt đất, các chương trình được cấp phép gồm: chương trình thông tin lối sống, chương trình giáo dục, phim điện ảnh không phải hoạt hình của Nhật Bản (đã chiếu tại rạp), phim truyền hình hợp tác sản xuất Nhật-Hàn, phát sóng trực tiếp các buổi hòa nhạc của ca sĩ Nhật Bản tại Hàn Quốc và các ca sĩ Nhật Bản xuất hiện trên các chương trình Hàn Quốc.[9] Ngày 9 tháng 6 năm 2004, Tokyo Esumujika hát bằng tiếng Nhậttiếng Hàn tại Prime Concert trên truyền hình cáp Mnet của Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên nghệ sĩ Nhật Bản hát tiếng Nhật trong một chương trình truyền hình âm nhạc tại Hàn Quốc.[11] Ngày 10 tháng 9 năm 2010, SKE48 xuất hiện trong lễ trao giải phim truyền hình quốc tế Seoul và hát bằng tiếng Nhật được truyền hình trực tiếp lần đầu tiên trên truyền hình mặt đất Hàn Quốc.[12][13]

Tàn tích luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyền hình Nhật Bảnâm nhạc Nhật Bản vẫn bị cấm phát sóng trên truyền hình mặt đất tại Hàn Quốc.[14] Ngày 23 tháng 2 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Choung Byoung-gug thông báo rằng có thể xem xét xóa bỏ lệnh cấm trong tương lai.[15] Tháng 8 năm 2011, một bài hát đơn tiếng Nhật được phát tại Hàn Quốc với vai trò là một phần của một chương trình thử nghiệm.[16][17] Năm 2014, bài hát tiếng Hàn Uh-ee của ban nhạc Hàn Quốc Crayon Pop bị đài KBS cấm phát sóng vì có từ tiếng Nhật pikapika trong lời bài hát.[18][19] Năm 2018, nhóm nhạc nữ IZ*ONE có các bài hát có tiếng Nhật được đánh giá 'không đủ điều kiện phát sóng' trên truyền hình mặt đất Hàn Quốc vì ' không thể phát sóng thứ gì đó mạnh về màu sắc Nhật Bản', Fuji News Network nhận xét 'sự ghê tởm đối với văn hóa Nhật Bản [tại Hàn Quốc] vẫn còn tàn tích mạnh mẽ'.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tomoko, Nakamura (ngày 1 tháng 3 năm 2004). “韓国における日本大衆文化統制” [Kiểm soát văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Hàn Quốc] (PDF). Đại học Ritsumeikan (bằng tiếng Nhật). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ a b “대중문화, 금지와 개방 그리고 공유와 혼효” [Văn hóa đại chúng: cấm, cởi mở và chia sẻ]. Naver (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ a b c Kawasaki, Kenta (ngày 28 tháng 12 năm 2018). “今や韓国に完敗!? 日本の大衆文化開放から20年” [Có phải nó hoàn toàn bị đánh bại bởi Hàn Quốc hiện tại? 20 năm từ khi mở cửa văn hóa đại chúng Nhật Bản]. Fuji News Network (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ “[어제의 오늘]1998년 일본 대중문화 1차 개방 발표” [[Hôm nay của hôm qua] Bản phát hành công khai đầu tiên của văn hóa đại chúng Nhật Bản năm 1998]. Kyunghyang Shinmun (bằng tiếng Hàn). ngày 19 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “연말특집:聯合通信선정 '98 국내 및 해외 10대뉴스-①” [Bài viết đặc biệt cuối năm: Được chọn là tạp chí truyền thông công đoàn, tin tức hàng đầu trong và ngoài nước năm 98]. Daum (bằng tiếng Hàn). ngày 10 tháng 12 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2019.
  6. ^ a b c d Azumi, Sugimoto (ngày 28 tháng 11 năm 2018). “日韓共同宣言から20年 韓国の日本文化開放はどこまで進んだ?” [20 năm kể từ tuyên bố chung Nhật-Hàn, văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Hàn Quốc đã mở rộng đến mức nào?]. Newsweek (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
  7. ^ a b Demick, Barbara (ngày 28 tháng 12 năm 2003). “South Korea Makes Way for Anime” [Hàn Quốc làm con đường cho anime]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  8. ^ a b “Minister proposes allowing Japanese dramas into Korea” [Bộ trưởng đề xuất cho phép phim truyền hình Nhật Bản vào Hàn Quốc]. Dong-a Ilbo (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ a b c d Suzuki, Hitoshi (ngày 15 tháng 3 năm 2004). “Ban Lifted on Japanese Popular Culture in South Korea” [Bỏ cấm văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Hàn Quốc] (bằng tiếng Anh). Institute for International Studies and Training. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  10. ^ a b Kim, Elisa (ngày 22 tháng 7 năm 2000). “Korea loosens ban on Japanese pop culture” [Hàn Quốc nới lỏng lệnh cấm văn hóa đại chúng Nhật Bản]. Billboard (bằng tiếng Anh). 112 (30): 68. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ “東京エスムジカ 日本語で韓国進出!” [Tokyo Esumujika hoạt động tại Hàn Quốc]. Sports Nippon (bằng tiếng Nhật). ngày 3 tháng 6 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2004.
  12. ^ “韓国地上波放送で日本歌手が日本語の歌、初の生放送” [Ca sĩ Nhật Bản hát bài hát tiếng Nhật lần đầu tiên trên truyền hình mặt đất Hàn Quốc]. Yonhap (bằng tiếng Nhật). ngày 13 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  13. ^ “SKE48、日本語の生歌 韓国TV初” [SKE 48, bài hát tiếng Nhật thô đầu tiên trên truyền hình Hàn Quốc]. Chunichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). ngày 14 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  14. ^ “韓国政府による日本文化開放政策(概要)” [Chính sách mở văn hóa đại chúng Nhật Bản của chính phủ Hàn Quốc (bản thảo)]. Đại sứ quán Nhật Bản tại Hàn Quốc (bằng tiếng Nhật). ngày 30 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  15. ^ “정병국 "일본 드라마 개방할 때 됐다"(종합)” [Choung Byoung-gug: 'Đến lúc mở cửa phim truyền hình Nhật Bản']. Yonhap (bằng tiếng Hàn). ngày 24 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  16. ^ “日, 정치인까지 反한류 감정에 편승” [Nhật Bản, chính khách người Nhật thúc đẩy tâm lý bài Triều Tiên]. Chosun Ilbo (bằng tiếng Hàn). ngày 1 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2014.
  17. ^ “「韓流偏重批判に考慮を」 自民・片山さつき議員が民放連に要請” ['Cân nhắc chỉ trích sự thiên vị của Hàn Quốc', đại diện đảng Dân chủ Tự do Satsuki Katayama kêu gọi hòa giải cho văn hóa đại chúng]. J-CAST News (bằng tiếng Nhật). ngày 31 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
  18. ^ “<芸能>韓国アイドルの新曲 日本語使用で「放送不適合」” [<Giải trí> Bài hát mới của thần tượng Hàn Quốc 'không phù hợp phát sóng' vì sử dụng tiếng Nhật]. Yonhap (bằng tiếng Nhật). ngày 4 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  19. ^ Ashcraft, Brian (ngày 4 tháng 3 năm 2014). “Korean TV Network Bans Pop Song for Using Japanese” [Mạng truyền hình Hàn Quốc cấm bài hát pop vì sử dụng tiếng Nhật]. Kotaku (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2019.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Zanac được mô tả là một người bất tài trong mắt nhiều quý tộc và dân thường, nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là một mưu mẹo được tạo ra để đánh lừa đối thủ của anh ta
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Sở hữu năng lực xoá buff diện rộng kèm hiệu ứng Speed Reduction, đặc biệt là rush action cực khủng
Guide trang bị trong Postknight
Guide trang bị trong Postknight
Trang bị là các item thiết yếu trong quá trình chiến đấu, giúp tăng các chỉ số phòng ngự và tấn công cho nhân vật
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Tôi cảm nhận điều này sâu sắc nhất khi nhìn một xác chết, một khoang rỗng đã cạn kiệt sinh lực, nguồn lực mà chắc chắn đã chuyển sang tồn tại đâu đó.