Kinh tế học Keynes

Bài viết này trong loại bài
Kinh tế học

  Các nền kinh tế theo vùng 
Đề cương các chủ đề
Phân loại tổng quát

Kinh tế học vi mô · Kinh tế học vĩ mô
Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lý luận · Các phương pháp không chính thống

Các phương pháp kỹ thuật

Toán học · Kinh tế lượng
Thực nghiệm · Kế toán quốc gia

Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực

Hành vi · Văn hóa · Tiến hóa
Tăng trưởng · Phán triển · Lịch sử
Quốc tế · Hệ thống kinh tế
Tiền tệ Tài chính
Công cộng Phúc lợi
Sức khỏe · Nhân lực · Quản lý
Quản trị · Thông tin · Tổ chức · Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết tổ chức ngành · Luật pháp
Nông nghiệp · Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường · Sinh thái
Đô thị · Nông thôn · Vùng

Danh sách

Tạp chí · Ấn bản
Phân loại · Các chủ đề · Kinh tế học gia

Chủ đề Kinh tế học

Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát)[1] của John Maynard Keynes (1883-1946) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuấtviệc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.

Bối cảnh hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc Đại Khủng hoảng (1929-1933) đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ của Keynes về kinh tế học. Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cảtiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại Khủng hoảng và thấy: tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phục nổi. Từ đó, Keynes cho rằng thị trường không hoàn hảo như các nhà kinh tế học cổ điển nghĩ.[2] Những suy nghĩ mới mẻ của ông được ghi chép lại trong cuốn Chuyên luận về Tiền tệ[3] công bố năm 1931 và nhất là trong cuốn Lý thuyết tổng quát.

Lý thuyết tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý thuyết tổng quát của Keynes đã giới thiệu một loạt lý luận mới mẻ đối với giới học thuật kinh tế thời ấy, đó là Tổng cầu (Chương 3), Nguyên lý Cầu Hữu hiệu (Chương 3), Kỳ vọng (Chương 5), Số nhân (Chương 10), Bẫy thanh khoản. Chính vì thế, cuốn Lý thuyết Chung được giới học thuật kinh tế đánh giá như một cuộc cách mạng.[4]

Một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trong cuốn Lý thuyết tổng quát gồm:

  • Tiền công có tính cứng nhắc.
  • Kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả tạo ra vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế hình thành.
  • Lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng.
  • Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền.
  • Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó.
  • Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp.
  • Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

Mô hình hóa lý luận của Keynes

[sửa | sửa mã nguồn]
Bìa cuốn Lý thuyết tổng quát phát hành năm 1936
  • Năm 1937, nghĩa là chỉ một năm sau khi Lý thuyết Chung của Keynes được công bố, John Richard Hick (1904-1989) đã phát triển một mô hình, gọi là Phân tích IS-LM dùng để khám phá các giả thiết liên quan đến đầu tư và tiết kiệm, cung và cầu tiền.[5] Với mô hình này, công việc xác định điểm cân bằng mà Keynes đã lý luận trở nên dễ dàng.
  • Năm 1939, Hicks còn mô hình hóa ý tưởng về bẫy thanh khoản mà Keynes đã đưa ra.[6]
  • Trong những năm 1939-1948, Roy Forbes Harrod (1900-1978), một đồng nghiệp thân thiết của Keynes, đã phát triển một mô hình diễn giải về tăng trưởng kinh tế dựa trên lý luận của Keynes về quy định thu nhập.[7] Cùng thời gian đó, Evsey David Domar (1914-1997) độc lập phát triển một mô hình tương tự. Vì thế, mô hình này sau đó được gọi là mô hình Harrod-Domar.[8] Mô hình này cho phép người ta hiểu dễ hơn luận điểm của Keynes rằng khó có thể đạt được một mức cân bằng toàn dụng nhân lực và phát triển luận điểm cân bằng do cầu quyết định của Keynes vào lý luận tăng trưởng dài hạndao động chu kỳ nội sinh.

Trường phái Keynes sau Keynes

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Keynes mất năm 1946, các lý luận của Keynes tiếp tục được một số nhà kinh tế Anh từ trường Cambridge trong nhóm Câu lạc bộ Keynes gồm Joan Robinson, Richard Kahn, Piero Sraffa, Austin Robinson và James Meade bảo vệ. Một loạt nhà kinh tế Anh ngoài trường Cambridge cũng đóng góp vào phát triển lý luận của Keynes gồm Roy F. Harrod, Michal Kalecki, Nicholas Kaldor, Abba P. Lerner, John R. Hicks, Maurice H. Dobb, Lorie Tarshis, Richard Stone, và George L.S. Shackle.

Lý luận của Keynes còn được phát triển ở Mỹ, song đã bị cải biên khá nhiều và nhất là được tổng hợp với lý luận tân cổ điển (Xem trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp).

Chú thích và tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ John M. Keynes (1936), General Theory on Employment, Interest and Money
  2. ^ Thuật ngữ kinh tế học cổ điển được Keynes đặt ra để chỉ những học thuyết kinh tế tồn tại trong khoảng một trăm năm cho tới lúc ông xuất bản cuốn Lý thuyết Chung. Sau Keynes, các nhà sử học kinh tế có điều chỉnh cách gọi kinh tế học cổ điển thành chỉ gồm các học thuyết kinh tế từ Adam Smith cho tới trước Walras. Còn từ Walras tới trước Keynes là kinh tế học tân cổ điển.
  3. ^ John M. Keynes (1931), Treasite on Money
  4. ^ Xem Klein R. Lawrence (1947), The Keynesian Revolution, New York: Macmillan.
  5. ^ John R. Hicks (1937), "Mr. Keynes and the Classics: A Suggested Simplification," Econometrica, 5, pp. 147–159
  6. ^ John R. Hicks (1939) 1946, Value and Capital, Second Edition, Oxford: Clarendon Press.
  7. ^ Xem Roy F. Harrod (1939), "An Essay in Dynamic Theory," Economic Journal, 49 (March), pp. 14–33 và xem Roy F. Harrod (1948), Towards a Dynamic Economics: Some Recent Developments of Economic Theory and Their Application to Policy, London: Macmillan.
  8. ^ Xem Evsey D. Domar (1946), "Capital Expansion, Rate of Growth and Employment," Econometrica.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Trong 2 bản DLC này, chúng ta sẽ thực sự vào vai Tôn Ngộ Không chứ không còn là Thiên Mệnh Hầu nữa.
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Khi Truth và Illusion tạo ra Goblin Slayer, số skill points của GS bình thường, không trội cũng không kém, chỉ số Vitality (sức khỏe) tốt, không bệnh tật, không di chứng, hay có vấn đề về sức khỏe