Lâu Thất (chữ Hán: 娄室[1]) hay Lâu Túc/Tú (chữ Hán: 娄宿[2]) hay Lạc Tác/Sách (chữ Hán: 洛索[3]) là những cách khác nhau chuyển sang chữ Hán của tên người Nữ Chân, có thể đề cập đến các nhân vật sau:
- Lâu Thất, thành viên thị tộc Hoàn Nhan, tướng lĩnh triều Kim trong lịch sử Trung Quốc, lần lượt được truy tặng Sân vương, Kim Nguyên quận vương [4].
- Dự Trung Hiến vương Hoàn Nhan Vĩnh Thành, tên Nữ Chân là Hạc hay Lâu Thất, hoàng tử của Kim Thế Tông [5].
- Hoàn Nhan Lâu Thất: 3 người đều là thành viên thị tộc Hoàn Nhan, có cùng tên Lâu Thất, tướng lãnh kháng Nguyên - Mông vào cuối triều Kim, công lao và danh vọng đều kém Lâu Thất ở trên. Kim sử dựa vào tuổi tác để phân biệt, gọi là Hoàn Nhan Đại Lâu Thất, Hoàn Nhan Trung Lâu Thất, Hoàn Nhan Tiểu Lâu Thất [6] [1].
- Bồ Sát Lâu Thất, quan viên, tướng lãnh cuối triều Kim [7].
- ^ Kim sử chuyển tự, tham khảo quyển 72, liệt truyện 10 – Lâu Thất truyện; quyển 85, liệt truyện 23 – Thế Tông chư tử truyện: Vĩnh Thành; quyển 119, liệt truyện 57 – Hoàn Nhan Lâu Thất tam nhân truyện; quyển 122, liệt truyện 60 – Trung Nghĩa truyện 2: Bồ Sát Lâu Thất.
- ^ Tống sử chuyển tự, tham khảo quyển 361, liệt truyện 120 – Trương Tuấn truyện: Tuấn đến được Hưng Nguyên, người Kim đã lấy Phu Duyên, kiêu tướng Lâu Túc Bột Cận [2] dẫn đại binh vượt sông Vị, đánh Vĩnh Hưng, chư tướng không chịu cứu viện; quyển 366, liệt truyện 125 – Ngô Giới truyện: Kim soái Lâu Túc cùng Tát Li Hát thẳng tiến vào quan, Đoan khiển Giới cự ở Bành Nguyên Điếm, rồi nắm quân ở Bân Châu làm ứng viện; quyển 369, liệt truyện 128 – Khúc Đoan truyện: Tháng 12 năm Kiến Viêm đầu tiên, Lâu Túc đánh Thiểm Tây.
- ^ Tục tư trị thông giám chuyển tự, tham khảo quyển 108 – Tống kỷ 108: Ngày đinh sửu, Kim Thiểm Tây đô thống Lạc Tác tốt, sau tặng Kim Nguyên quận vương, thụy Trang Nghĩa.
- ^ Việc gọi tên 3 Lâu Thất này, kể cả Bồ Sát Lâu Thất ở dưới, không nhất quán với Lâu Thất ở trên; đấy là vì Lâu Thất ở trên sống vào đầu triều Kim, người Nữ Chân chưa chịu Hán hóa quá sâu, nên chỉ có tên mà chưa có họ. Các nhân vật người Nữ Chân sống vào cuối triều Kim, dù không có hoặc có tên Hán, họ vẫn kiên quyết sử dụng tên Nữ Chân, vì vậy cần gọi đầy đủ tên (danh) + họ (tính) của họ. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường hợp của Hoàn Nhan Trần Hòa Thượng, vừa có tên Hán, còn có tên tự, nhưng vẫn quen dùng tên Nữ Chân. Đầu đề Hoàn Nhan Lâu Thất là do Kim sử đặt ra
- ^ Bột Cận là một cách chuyển tự khác của Bột Cực Liệt