Lê An

Lê An
Chức vụ
Nhiệm kỳ1995 – 2000
Chính ủyNguyễn Văn Thái
Lê Ngọc Sanh
Tiền nhiệmKhiếu Anh Lân
Kế nhiệmĐào Văn Lợi
Phó Giám đốc Học viện Lục quân
Nhiệm kỳ1994 – 1995
Giám đốcKhiếu Anh Lân
Tiền nhiệmHuỳnh Nghĩ
Kế nhiệmNguyễn Đức Quý
Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
Quân khu 5
Nhiệm kỳ1986 – 1994
Tư lệnhPhan Hoan
Kế nhiệmTrần Minh Thiệt
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1936-12-16)16 tháng 12, 1936
Hoài Hảo, Hoài Nhơn, Bình Định
Mất28 tháng 2, 2021(2021-02-28) (84 tuổi)
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Phục vụ trong quân đội
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1954 – 2000
Cấp bậc
Tham chiếnChiến tranh biên giới Tây Nam
Tặng thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Lê An hay Lê Văn An (16 tháng 12 năm 1936 – 28 tháng 2 năm 2021) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 5, Giám đốc Học viện Lục quân,[1] đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX.[2]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê An sinh ngày 16 tháng 12 năm 1936 tại xã Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.[3] Ông nhập ngũ từ đầu năm 1954 và là lính của Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 84, Tỉnh đội Bình Định. Một năm sau, ông trở thành Tiểu đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn Pháo binh 954 thuộc Sư đoàn 351. Sau 2 năm được đào tạo tại Trường Sĩ quan Pháo binh, đến tháng 10 năm 1959, ông trở thành Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 378 pháo binh. Tháng 5 năm 1962, ông được điều làm Trợ lý trinh sát Trung đoàn 204, Sư đoàn 351, và trở thành Trợ lý trinh sát của Sư đoàn vào tháng 6 năm sau. Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 12 năm 1975, ông trải qua nhiều chức vụ như Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó Quân sự và Trung đoàn trưởng trên Mặt trận B3 (mặt trận Tây Nguyên).[4]

Tháng 1 năm 1976, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Trường Quân chính thuộc Quân khu 5. Đến tháng 9 năm 1979, ông trở thành Tham mưu phó kiêm Trưởng phòng Tác chiến của Quân khu 5. Sau một năm học tại Học viện Quân sự cấp cao, ông được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 307 thuộc Mặt trận 579, Quân khu 5, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia trong Chiến tranh biên giới Tây Nam.[5] Đến tháng 6 năm 1984 thì ông trở thành Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng của Mặt trận. 2 năm sau, ông được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng của Quân khu 5. Trong thời gian này, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng và cử sang Liên Xô học chỉ huy quân sự tại Học viện Voroshilov. Tháng 7 năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Lục quân sau 1 năm đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc và được thăng quân hàm Trung tướng.[6][7]

Tháng 11 năm 2000, ông được về hưu theo chế độ. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2021, ông qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 84 tuổi.[8][9]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1988 1994
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hồng Vân (21 tháng 8 năm 2015). “Từ Chi đội Nguyễn Thiện Thuật đến đoàn Mang Yang”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ “Tin buồn”. Nhân Dân. 2 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa”. Văn phòng Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Quỳnh Anh (31 tháng 7 năm 2015). “Trung đoàn Bộ binh 95 giao lưu, gặp mặt các cựu chiến binh nhân kỷ niệm ngày truyền thống”. Báo Đăk Lăk. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Hồng Vân (16 tháng 10 năm 2015). “Chuyện những vị tướng tư lệnh”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2002). Nguyễn Quốc Dũng (biên tập). Quân đội nhân dân Việt Nam: biên niên sự kiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 595. OCLC 53138523. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Ma Thanh Toàn (2009). Hồi ức từ những miền Cao Nguyên. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 145. OCLC 653490441. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “Tin buồn: Đồng chí Trung tướng Lê An từ trần”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. 2 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “Đồng chí Trung tướng LÊ AN từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 1 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “Trung tướng Lê An từ trần”. Báo Công an nhân dân. 2 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “Trung tướng LÊ AN từ trần”. Báo Sài Gòn giải phóng. 3 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan