Hoài Nhơn
|
|||
---|---|---|---|
Thị xã | |||
Thị xã Hoài Nhơn | |||
Quảng trường trung tâm thị xã Hoài Nhơn vào dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Bình Định | ||
Trụ sở UBND | đường Nguyễn Tất Thành, KĐT Bạch Đằng, khu phố 4, phường Bồng Sơn | ||
Phân chia hành chính | 11 phường, 5 xã | ||
Thành lập | 1/6/2020[1] | ||
Loại đô thị | Loại IV | ||
Năm công nhận | 2019[2] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Đặng Tuấn | ||
Hội đồng nhân dân | Trần Hữu Thảo | ||
Chánh án TAND | Ngô Văn Thành | ||
Bí thư Thị ủy | Phạm Trương | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 14°25′32″B 109°00′50″Đ / 14,425599°B 109,013793°Đ | |||
| |||
Diện tích | 420,84 km² | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 212.870 người[1] | ||
Thành thị | 179.017 người | ||
Nông thôn | 33.853 người | ||
Mật độ | 504 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh (chiếm số ít, đa số sinh sống tại phường Bồng Sơn) Ba-na (5%) Người Chăm (38%, tập trung ở khu vực phía đông sông Dinh) Người Hoa (27%) | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 543[3] | ||
Mã bưu chính | 593 | ||
Biển số xe | 29-BV (thường trú tại P. Hoài Đức, X. Hoài Mỹ, P. Hoài Hương,p. Hoài Xuân)
| ||
Website | hoainhon | ||
Hoài Nhơn là một thị xã ven biển thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Thị xã Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 85 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
Thị xã Hoài Nhơn có diện tích 420,84 km², dân số năm 2019 là 212.063 người, mật độ dân số đạt 504 người/km².[1]
Thị xã Hoài Nhơn có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam và 5 xã: Hoài Châu, Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú.
Sau năm 1975, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình, bao gồm 12 xã: Bồng Sơn, Hoài Châu, Hoài Đức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Xuân, Tam Quan Bắc và Tam Quan Nam.
Ngày 19 tháng 2 năm 1986, chia xã Bồng Sơn thành thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Tiến.[4]
Ngày 7 tháng 11 năm 1986, chia xã Hoài Thanh thành 2 xã: Hoài Thanh và Hoài Thắng; chia xã Tam Quan Bắc thành 2 xã: Tam Quan Bắc và Tam Quan; chia xã Hoài Hảo thành 2 xã: Hoài Hảo và Hoài Phú; chia xã Hoài Châu thành 2 xã: Hoài Châu và Hoài Thuận.[5]
Năm 1989, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định vừa được tái lập.[6]
Ngày 3 tháng 6 năm 1993, xã Hoài Thắng đổi tên là xã Hoài Thanh Tây; xã Hoài Thuận đổi tên là xã Hoài Châu Bắc; xã Hoài Tiến đổi tên thành xã Bồng Sơn Tây.[7]
Ngày 11 tháng 7 năm 1994, thành lập xã Hoài Hải trên cơ sở ấp Kim Giao của xã Hoài Hương và ấp Diêu Quang của xã Hoài Mỹ; sáp nhập xã Bồng Sơn Tây vào thị trấn Bồng Sơn.[8]
Ngày 26 tháng 12 năm 1997, chuyển xã Tam Quan thành thị trấn Tam Quan.[9]
Ngày 30 tháng 12 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1174/QĐ-BXD công nhận thị trấn Bồng Sơn mở rộng là đô thị loại IV.[10]
Ngày 25 tháng 10 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 879/QĐ-BXD công nhận huyện Hoài Nhơn là đô thị loại IV.[2]
Đến năm 2019, huyện Hoài Nhơn có 2 thị trấn: Bồng Sơn (huyện lỵ), Tam Quan và 15 xã: Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Đức, Hoài Hải, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Phú, Hoài Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam.
Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và các phường thuộc thị xã Hoài Nhơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020)[1]. Theo đó:
Sau khi thành lập, thị xã Hoài Nhơn có 11 phường và 6 xã.
Ngày 25/4/2024, xã Hoài Hải và phường Hoài Hương đã hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri đối với Đề án sáp nhập xã Hoài Hải vào phường Hoài Hương. Theo đó, có 19.733 cử tri đã đồng ý sáp nhập Hoài Hải vào phường Hoài Hương, đạt tỷ lệ 98,78% và có 219 cử tri không đồng ý, chiếm tỷ lệ 1,10%
Vậy là, sau ngày 25 tháng 04 năm 2024, xã Hoài Hải về cơ bản đã sáp nhập vào phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn về cơ bản giảm đi một xã, hiện nay có 11 phường và 5 xã.
Hoài Nhơn có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và hoa màu, gần đây Hoài Nhơn phát triển thêm ngành nghề truyền thống như dệt thảm dừa, dệt chiếu và các sản phẩm thủ công từ dừa rất được du khách yêu thích. Bên cạnh đó chủ trương mở rộng cảng cá Tam Quan đã đem lại nguồn lợi đáng kể về thủy sản cho huyện, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ của Hoài Nhơn lớn nhất tỉnh. Về lâm nghiệp, thị xã Hoài Nhơn được dự án Việt Đức đầu tư (dự án viện trợ không hoàn lại của chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức - KfW6) trên lĩnh vực trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đem lại công ăn việc làm cho các hộ nông dân.
Thị xã Hoài Nhơn có 7 trường THPT:
Ngoài ra còn có các trường dạy nghề ở phường Hoài Tân và xã Hoài Châu Bắc.
Thị xã còn có trường Cao đẳng Bình Định cơ sở Hoài Nhơn (do trường trung cấp kỹ thuật - công nghệ Hoài Nhơn nhập vào trường cao đẳng Bình Định từ năm 2019).
Thị xã có đường Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam chạy qua, có ga Bồng Sơn và ga Tam Quan trên tuyến.
Một số tuyến đường khác trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn:
Có 2 tuyến xe buýt:
Một số đặc sản của thị xã Hoài Nhơn gồm có: bánh tráng nước dừa, bánh tráng củ lang (Tam Quan), nem - chả Bồng Sơn, hải sản tươi và khô ở xã Hoài Hải, bánh xèo Hoài Đức, mè xửng Tam Quan, bánh đúc Hoài Thanh.