Lê Tú Chinh

Lê Tú Chinh
Thông tin cá nhân
Quốc tịchViệt Nam
Sinh4 tháng 7, 1997 (27 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cư trúThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thể thao
Môn thể thaoChạy cự ly ngắn
Nội dung100 mét, 200 mét
Thành tích huy chương
Đại diện cho Việt Nam
SEA Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Kuala Lumpur 2017 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Kuala Lumpur 2017 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Kuala Lumpur 2017 4 x 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Manila 2019 100 m

Lê Tú Chinh (sinh 4 tháng 7 năm 1997[1]) là một nữ vận động viên điền kinh Việt Nam.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Tú Chinh đến với điền kinh khi đang học lớp 5, được thầy giáo dạy thể dục đăng ký đi thi giải chạy cấp trường và bất ngờ giành giải nhất. Năm 2008, khi Thành phố Hồ Chí Minh tuyển vận động viên ở quận 8, Tú Chinh được huấn luyện viên Nguyễn Thị Thanh Hương chọn nhờ tố chất và sự quyết tâm[2].

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 2016, Lê Tú Chinh tham dự Giải vô địch điền kinh quốc gia và giành chức vô địch cư ly 100 m nữ với thành tích 11 giây 64. Đây là huy chương vàng đầu tiên 100 m nữ của Thành phố Hồ Chí Minh sau 21 năm (kể từ 1995)[3]. Đầu năm 2017, lần đầu tiên Lê Tú Chinh được triệu tập đội tuyển quốc gia[4]. Tháng 6 năm 2017, cô vô địch cự ly 100 m nữ và 200 m nữ ở Giải điền kinh Thái Lan mở rộng với thành tích lần lượt là 11 giây 47[5] và 23 giây 52[6].

Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 (SEA Games) tổ chức ở Kuala Lumpur, Malaysia, Lê Tú Chinh đăng ký tham dự ba nội dung và giành cả ba huy chương vàng ở các nội dung mình tham dự. Ở nội dung 100 m nữ, cô đạt thành tích 11 giây 56[7][8], nội dung 200 m nữ là 23 giây 32, và là thành tích cá nhân tốt nhất tính đến thời điểm đó.[9][10] Trong nội dung tiếp sức 4x100 m nữ, Lê Tú Chinh chạy lượt cuối[11], đã cùng các đồng đội Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Đỗ Thị Quyên và Trần Thị Yến Hoa giành huy chương vàng với thành tích 43 giây 88, đồng thời phá kỷ lục SEA Games. Đây là lần đầu tiên đội điền kinh Việt Nam có huy chương vàng ở nội dung này[12][13].

Với thành tích xuất sắc trong năm 2016, Lê Tú Chinh đã được vinh danh là một trong mười "Công dân trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2016"[14].

Tại cuộc bình chọn 10 vận động viên tiêu biểu toàn quốc năm 2017, Lê Tú Chinh xếp thứ 3, sau Nguyễn Thị Ánh Viên và Thạch Kim Tuấn.[15]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Tú Chinh sinh ra trong một gia đình có 4 chị em, mẹ mất sớm, bố ở vậy nuôi các con[3].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Le Tu Chinh - Athlete Profile (Hồ sơ vận động viên Lê Tú Chinh)”. Trang chủ SEA Games 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017. (tiếng Anh)
  2. ^ Xuyến Chi (24 tháng 11 năm 2016). “Cô gái giải "cơn khát" vàng cho điền kinh sau 21 năm”. Báo Sức khoẻ & Đời sống điện tử. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ a b K. Xuân (22 tháng 11 năm 2016). “Cô gái 19 tuổi mồ côi mẹ giành HCV 100m cho TP.HCM sau 21 năm”. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ Hữu Trường (12 tháng 1 năm 2017). “VĐV Lê Tú Chinh với lần đầu tiên được triệu tập lên ĐTQG”. Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ Đ. Tùng (12 tháng 6 năm 2017). “Tú Chinh giành HCV 100 m tại Thái Lan”. Báo Người Lao Động điện tử. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ K. Xuân (14 tháng 6 năm 2017). “Vượt mặt nhà vô địch SEA Games 28, Tú Chinh giành HCV 200m tại Thái Lan”. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  7. ^ “Tú Chinh đoạt HCV 100m nữ”. Báo Tuổi Trẻ Online. 22 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ “Khairul becomes youngest Malaysian sprinter to win 100m gold (Khairul trở thành vận động viên chạy tốc độ trẻ nhất Malaysia giành huy chương vàng 100m)”. The Star Online. 23 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017. (tiếng Anh)
  9. ^ Hoàng Quỳnh (24 tháng 8 năm 2017). “Tú Chinh như 'người mất hồn' khi về đích cự ly 200 m”. Báo Thanh Niên điện tử. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  10. ^ Sazali Abdul Aziz (24 tháng 8 năm 2017). “Shanti crestfallen after losing 200m crown (Shanti chán nản sau khi mất ngôi 200 m)”. The New Paper. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017. (tiếng Anh)
  11. ^ “Shalin Zulkifli sizzles as Malaysia nudge up to 67 gold (Shalin Zulkifli thắng sít sao trong khi Malaysia có được 67 huy chương vàng)”. The Sun Daily. 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017. (tiếng Anh)
  12. ^ Lâm Thỏa (25 tháng 8 năm 2017). “Điền kinh Việt Nam: Ăn nhờ ở đậu giành HC vàng lịch sử”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ Nhật Hà (25 tháng 8 năm 2017). “Điền kinh Việt Nam lần đầu giành HCV nội dung 4x100m nữ ở SEA Games”. Báo điện tử Hà Nội Mới. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  14. ^ Quốc Linh (3 tháng 1 năm 2017). “Vinh danh 10 công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2016”. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017.
  15. ^ “Ánh Viên thắng kịch tính trong cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan