Vũ Thị Hương

Vũ Thị Hương
SinhVũ Thị Hương
7 tháng 10, 1986 (38 tuổi)
Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên[1]
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpVận động viên chạy nước rút
Tôn giáoKhông
Phối ngẫuGary Adamson
Con cái1
Danh hiệuHuy chương bạc Á vận hội
Vũ Thị Hương
Thành tích huy chương
Điền kinh nữ
Đại diện cho Việt Nam
Asian Games
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2010 Guangzhou 200 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2010 Guangzhou 100 m
Asian Indoor Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2009 Hanoi 100 m
Asian Championships
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2007 Amman 100 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2007 Amman 200 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2009 Guangzhou 100 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2009 Guangzhou 200 m
Southeast Asian Games
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2003 Hanoi 100 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2003 Hanoi 4×100 me relay
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2005 Manila 100 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2005 Manila 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2007 Khorat 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2007 Khorat 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2009 Vientaine 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2009 Vientaine 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2013 Naypyidaw 100 m

Vũ Thị Hương (sinh năm 1986) là một cựu vận động viên chạy nước rút người Việt Nam. Do thành tích thi đấu nổi bật trên đấu trường Đông Nam Á, cô được giới truyền thông Việt Nam mệnh danh là "nữ hoàng tốc độ" chạy cự ly ngắn của thể thao Việt Nam. Trước thềm SEA Games 28 (năm 2015) cô quyết định giải nghệ. Hiện cô đang điều hành một công ty chuyên về truyền thông thể thao do mình lập ra.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cô sinh ngày 7 tháng 10 năm 1986 tại Định Hóa, Thái Nguyên, là con út trong gia đình có 5 anh chị em.

Ngay từ thời phổ thông, cô được phát hiện năng khiếu về bộ môn điền kinh và bắt đầu được đào tạo để thi đấu các giải phong trào. Năm 2003, cô bắt đầu chuỗi thành tích quốc tế với Huy chương đồng Seagames 22 cự ly 100m. Hai năm sau, cô trở thành vận động viên Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương vàng Seagames cự ly 100m kể từ sau năm 1975.

Hiện tại, dù là vận động viên quốc gia, cô lại thuộc biên chế của Sở VH-TT-DL An Giang và là Sinh viên khoa Huấn luyện, Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh).

Thành tích và danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vận động viên tiêu biểu toàn quốc 2009 và 2010.[3]

Ngoài nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh sự nghiệp rực rỡ, Vũ Thị Hương còn có vẻ ngoài gợi cảm và thẳng thắn chia sẻ về tình yêu cuộc sống mình.[4][5][6] Năm 2017, chia sẻ với báo chí, nữ vận động viên điền kinh thú nhận mình có nhu cầu cao trong vấn đề “chăn gối”.[7] Vũ Thị Hương kết hôn với Gary Adamson, một doanh nhân nước Úc.[8][9] Tháng 2/2019, Vũ Thị Hương sinh con trai đầu lòng Ryan.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Chơi thể thao khi còn trẻ"
  2. ^ 'Nữ hoàng tốc độ' Vũ Thị Hương: 'Tôi nhớ điền kinh quay quắt'. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ Vũ Thị Hương lần thứ hai đoạt danh hiệu VĐV tiêu biểu
  4. ^ “Valentine ngọt ngào của Vũ Thị Hương”. vnexpress. 14 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ “Nữ hoàng ĐKVN Vũ Thị Hương: Như linh dương giữa rừng... yêu”. znews. 29 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ 'Nữ hoàng' Vũ Thị Hương hạnh phúc bên bạn trai người Đức”. Ngoisao. 10 tháng 12 năm 2014.
  7. ^ “Nữ hoàng điền kinh bị đồn xem tình dục là doping, thường làm 'chuyện ấy' trước ngày thi giờ thế nào?”. 11 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ “Rời đường chạy, "nữ hoàng tốc độ" Vũ Thị Hương giờ đang mang bầu, được chồng tặng nhà 24 tỷ”. Eva.vn.
  9. ^ “Cuộc hôn nhân như mơ bên chồng Úc tặng nhà 24 tỷ của "Nữ hoàng tốc độ" Vũ Thu Hương”. Báo Giáo dục và Thời đại Online.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan