Lăng Tứ Kiệt | |
---|---|
Lăng Tứ Kiệt | |
Thông tin chung | |
Dạng | Lăng mộ |
Phong cách | Truyền thống |
Hệ thống kết cấu |
|
Quốc gia | Việt Nam |
Địa chỉ | Đường 30–4, phường 1, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang |
Tọa độ | 10°24′31,3″B 106°07′9,3″Đ / 10,4°B 106,11667°Đ |
Xây dựng | |
Khởi công | 1871 |
Trùng tu | 1967, 1997 |
Thiết kế | |
Kiến trúc sư | Nhân dân Cai Lậy |
Trùng tu | |
Kỹ sư | Nhân dân Cai Lậy |
Lăng Tứ Kiệt được người dân Cai Lậy lập để tưởng nhớ Tứ Kiệt, là bốn vị anh hùng hào kiệt đã có công chống quân Pháp xâm lược trong quãng thời gian 1868–1871.[1]
Lăng Tứ Kiệt hiện nay được xây theo kiến trúc truyền thống, chia làm hai khu vực rõ rệt:
Cổng chính hướng ra đường 30-4 được khắc hai câu đối[2]:
Khuôn viên quanh Lăng được bố trí các loại kiểng quý từ các nơi khác mang đến tạo nên nét hài hoà với cảnh quang chung quanh. Du khách đến tham quan chắc hẳn sẽ hài lòng với khung cảnh và càng thích thú hơn khi được nghe về nhân vật trong Lăng.
Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc về đây tảo mộ và làm giỗ rất trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Bốn ông.[3]
Lăng Tứ Kiệt thờ bốn ông:
Người dân Cai Lậy thường gọi bốn vị này bằng danh xưng tôn kính là Tứ Kiệt, hay dân dã gần gũi hơn là Bốn Ông. Cả bốn ông đều là dân đồn điền, một tổ chức bán quân sự theo phương châm "tịnh vi dân, động vi binh" do Nguyễn Tri Phương chủ trương, nhằm mục đích vừa xây dựng kinh tế vừa chuẩn bị quốc phòng. Sau khi Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông, Bốn Ông về giúp Võ Duy Dương (tức Thiên Hộ Dương) và Đốc Binh Kiều ở Tháp Mười tiếp tục chống Pháp.
Nhưng vì thế cô sức yếu nên Căn cứ Đồng Tháp Mười bị vỡ, Bốn Ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa[2]. Các chiến công của Bốn Ông có thể kể đến như:
Sau nhiều năm hoạt động, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước quân đội Pháp, và bốn ông đều bị bắt. Sau đó, quân Pháp đưa tất cả ra pháp trường xử chém và bêu đầu ở chợ Cai Lậy vào ngày 14 tháng 2 năm 1871 (tức ngày 25 tháng 12 năm Canh Ngọ). Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất. Nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang chôn thủ cấp của Bốn ông và đắp mộ bằng đất, hương khói trang nghiêm. Bốn ngôi mộ bây giờ chỉ là bốn ngôi mộ tượng trưng xây trên nền ngôi mộ cũ.
Năm 1871, mộ được nhân dân Cai Lậy lập để tưởng nhớ Bốn Ông. Mộ được đắp bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng.
Năm 1954, nhân dân xây dựng lại ngôi miếu và bốn ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song và gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố ngay trên nấm đất cũ.
Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ Bốn ông quy mô hơn, bên trong có miếu thờ, bên ngoài có nhà khách.[4]
Năm 1997, trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt như ngày nay.
Năm 1998, Sở Văn hóa - Thông tin Tiền Giang phối hợp với UBND huyện Cai Lậy trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt.[5]
Năm 1999, tỉnh Tiền Giang cho xây mới toàn bộ Lăng Tứ Kiệt, mái ngói, các long trụ đắp nổi bằng xi măng, phía sau là nhà mộ, phía trước có cổng mái ngói khá lớn.[4]
Lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy (Tiền Giang) được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 61 QĐ/BT ngày 13-9-1999.[2]