Lưu Cánh

Lưu Cánh
刘竟
Thanh Hà vương → Trung Sơn vương (中山王)
Vương chủ chư hầu nhà Hán
Trị vì47 TCN-35 TCN
Tiền nhiệmTrung Sơn Hoài vương Lưu Tuần
Kế nhiệmTrung Sơn Hiếu vương Lưu Hưng
Thông tin chung
Mất35 TCN
Trung Quốc
Tên thật
Lưu Cánh
Thụy hiệu
Trung Sơn Ai vương (中山哀王)
Tước vị
Chính quyềnNhà Hán
Thân phụHán Tuyên Đế Lưu Tuân
Thân mẫuNhung tiệp dư

Lưu Cánh (chữ Hán: 刘竟, ? - 35 TCN), tức Trung Sơn Ai Vương (中山哀王), là chư hầu vương thứ bảy của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc

Lưu Cánh là con trai thứ năm của Hán Tuyên Đế Lưu Tuân, vua thứ 9 của nhà Hán, mẫu thân ông là Nhung tiệp dư. Hán thư không cho biết ông chào đời vào năm nào.

Năm Sơ Nguyên thứ hai (48 TCN), vua cha Tuyên Đế lập Lưu Cánh làm Thanh Hà vương, sang năm sau lại đổi phong là Trung Sơn vương, Nhung Tiệp dư do không còn được sủng ái nên phải theo ông về Trung Sơn quốc, làm Trung Sơn vương thái hậu.

Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn.

Năm Kiến Chiêu thứ 4 (35 TCN), Lưu Cánh qua đời. Ông làm Thanh Hà vương 1 năm, Trung Sơn vương 13 năm, không rõ bao nhiêu tuổi và cũng không con nối dõi. Nước Trung Sơn bị phế trừ, trở lại làm một quận thuộc nhà Hán. Mẹ ông là Nhung Tiệp dư không thể về cung, đành về nhà mẹ đẻ sinh sống. Lưu Cánh được an táng ở Đỗ Lăng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời bạn, có ảnh hưởng lớn đến thể chất và cả tinh thần
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo