Internet |
---|
Lưu lượng truy cập hay lưu lượng truy cập Internet là luồng dữ liệu trên toàn bộ hệ thống Internet hoặc trong các liên kết mạng nhất định của các trang cấu thành nó. Các phép đo lưu lượng truy cập phổ biến là tổng khối lượng, tính theo đơn vị bội số của byte hoặc dưới dạng tốc độ truyền được tính theo byte trên mỗi đơn vị thời gian nhất định.
Vì cấu trúc liên kết của Internet không phân cấp, nên không có điểm đo duy nhất nào cho tổng lưu lượng truy cập Internet. Dữ liệu lưu lượng truy cập được lấy từ các điểm trao đổi lưu lượng ngang hàng của các mạng giao thức Internet Cấp 1 (tier 1 network) cho các chỉ dẫn về khối lượng và tăng trưởng. Tuy nhiên, dữ liệu đó không bao gồm lưu lượng truy cập trong mạng của một nhà cung cấp dịch vụ Internet duy nhất cũng như lưu lượng đi qua các điểm tiên phong riêng tư.
Tính đến tháng 12 năm 2022, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm gần một nửa (48%) lưu lượng truy cập Internet toàn cầu, trong khi Bắc Mỹ và Châu Âu chỉ chiếm khoảng 1/4.[1] Các trang phát trực tuyến đang ngày càng phổ biến, chiếm tới 65% tổng lưu lượng truy cập internet trong năm 2023, tăng mạnh so với mức 51% của năm 2016.[2][3]
Truyền phát video đang đứng đầu trên thế giới về lượng lưu lượng truy cập Internet và video chiếm hơn 60% lưu lượng tải về trên toàn thế giới.[4] Các thể loại video được truyền phát thông qua Internet trở nên đa dạng hơn nhờ vào số lượng các nhà cung cấp đang ngày càng tăng lên. HTTP Media Stream chiếm 23,8% lưu lượng phát trực tuyến video toàn cầu, dẫn trước 2 nhà cung cấp lớn khác là Netflix và YouTube.[5] Và mặc dù truyền phát đã trở thành là công cụ chính tạo lưu lượng truy cập những năm gần đây, lưu lượng chia sẻ các tệp tin đang quay trở lại và tăng trưởng khá tốt. Công nghệ phổ biến để chia sẻ tệp là giao thức BitTorrent, là hệ thống Mạng ngang hàng (P2P) trung gian thông qua việc lập bảng mục lục các trang web cung cấp các thư mục tài nguyên. Lưu lượng của hệ thống P2P thường được mô tả là có vấn đề và gây ra việc tắc nghẽn.[6] Từ năm 2018 đến 2019, tỷ lệ lưu lượng chia sẻ tệp tăng khoảng 50% trong khi tỷ lệ lưu lượng tải lên tăng 35%. Lưu lượng BitTorrent, chiếm phần lớn nhất trong tất cả lưu lượng chia sẻ tệp, đã tăng chủ yếu ở các khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và APAC (Châu Á-Thái Bình Dương).[7] Sự hồi sinh của lưu lượng chia sẻ tệp phần lớn có thể được quy cho sự phân nhỏ của bối cảnh video lan truyền hợp pháp hiện tại. Netflix đã từng là nơi tập hợp phần các nội dung và làm cho việc vi phạm bản quyền giảm trên toàn thế giới. Với sự phân mảnh liên tục của thị trường video hiện tại và việc xuất hiện ngày càng nhiều nội dung mới hấp dẫn, nạn vi phạm bản quyền lại gia tăng trở lại.[7]
Mạng Internet không sử dụng bất kỳ cơ sở tập trung chính thức nào để quản lý lưu lượng. Các mạng tiền thân của nó, đặc biệt là ARPANET đã thiết lập cơ sở hạ tầng đường trục Internet[8] tạo nên một hệ thống phân cấp của các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) trong đó các mạng cấp 1 trao đổi lưu lượng truy cập thông qua việc giải quyết miễn phí và định tuyến lưu lượng đến các tầng ISP cấp thấp hơn. Sự phát triển năng động của mạng lưới trên toàn thế giới dẫn đến sự kết nối ngày càng tăng ở tất cả các cấp độ của Internet, do đó một hệ thống mạng máy tính được phát triển để làm trung gian cho các lỗi liên kết và tắc nghẽn ở nhiều cấp độ.
Giống như những con đường công cộng trải qua tắc nghẽn giờ cao điểm, internet ngày càng tắc nghẽn khi nhiều người trực tuyến hơn, với thời gian dài hơn và yêu cầu băng thông cao hơn. Vào những giờ cao điểm, thường là buổi tối, tốc độ truy cập Internet có thể chậm hơn do lưu lượng truy cập tăng. Để đảm bảo các mạng hoạt động hiệu quả, các nhà cung cấp dịch vụ Internet thường có chính sách hợp lý cho phép họ hạn chế hoặc phân phối lưu lượng truy cập trên mạng cũng như ưu tiên lưu lượng trong thời gian cao điểm. Các nhà cung cấp sẽ sử dụng phần mềm để xem loại dữ liệu nào đang được chuyển và chọn xem có nên ưu tiên hoạt động đó hay làm chậm nó. Điều này được gọi là 'quản lý lưu lượng' hoặc 'định hình lưu lượng' (traffic shaping). Mục đích việc quản lý lưu lượng truy cập internet là để hạn chế sự chậm trễ và giải phóng băng thông. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ internet sẽ có các chính sách quản lý lưu lượng và điều hướng băng thông riêng.[9]
Để dễ hiểu về cách mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet quản lý lưu lượng, hãy xem xét một nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ có thể quyết định ưu tiên các dịch vụ âm thanh và video trong thời gian cao điểm để ít bị gián đoạn băng thông hơn. Để bảo vệ dịch vụ và có thể làm được việc quản lý này này, họ có thể làm chậm một loại lưu lượng khác như chia sẻ các tệp tin hoặc tải xuống.
Việc quản lý cũng như định hình lưu lượng của các nhà cung cấp sẽ giúp việc truy cập Internet luôn có một tốc độ ổn định, ngay cả khi có rất nhiều người cùng kết nối trong cùng một khu vực hay khi phải làm gì đó cần tốc độ băng thông rộng như chơi game, gọi hội thoại hay phát trực tuyến video. Tuy nhiên, việc quản lý này cũng không tốt nếu ai đó cần thực hiện nhiều chia sẻ ngang hàng hoặc tải xuống các tệp lớn trong thời gian cao điểm, vì những điều này có nhiều khả năng bị làm chậm lại bởi các nhà cung cấp dịch vụ.[9]
Thuế sử dụng Internet (Internet tax) là một loại thuế đánh vào các dịch vụ dựa trên Internet. Một số khu vực pháp lý đã đưa ra thuế Internet và những nơi khác đang xem xét đến thuế này. Các quốc gia đưa ra đề xuất thuế này chủ yếu là để hạn chế việc tránh thuế thành công của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nền kinh tế kỹ thuật số.[10] Facebook, Google, Amazon, Airbnb, Uber là một trong những công ty công nghệ nổi bật bị thuế Internet nhắm đến theo đề xuất của Liên minh châu Âu.[10]
Kể từ năm 2019, một số quốc gia đã thông qua các luật thuế Internet khác nhau bao gồm Hungary[11], Pháp[12] và Ý[13] (ở mức 3%) cũng như Cộng hòa Séc (7%).[14]
Ở Hungary, thuế Internet được áp dụng ở mức 150 forint (0,62 USD, 0,47 euro) cho mỗi gigabyte lưu lượng dữ liệu, trong một động thái nhằm giảm lưu lượng truy cập Internet và cũng hỗ trợ các công ty bù thuế thu nhập doanh nghiệp chống lại mức thuế mới (ref3), Hungary đã đạt được 1,15 tỷ gigabyte vào năm 2013 và 18 triệu gigabyte khác được tích lũy bằng thiết bị di động. Điều này sẽ dẫn đến doanh thu thêm 175 tỷ tiền lãi theo thuế mới dựa trên công ty tư vấn Enet.[11]
Một số người cho rằng kế hoạch mới về thuế Internet sẽ gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước, hạn chế quyền truy cập thông tin và cản trở quyền tự do ngôn luận.[15] Khoảng 36.000 người đã đăng ký tham gia một sự kiện trên Facebook được tổ chức bên ngoài Bộ Kinh tế để phản đối việc đánh thuế.[16]
Phân loại lưu lượng mô tả các phương pháp phân loại lưu lượng truy cập bằng cách xem xét các tính năng theo những cách có kiểm soát trong lưu lượng truy cập và phù hợp với các mục tiêu phân loại cụ thể. Trong một số trường hợp chỉ có mục tiêu phân loại theo cách thông thường, cho dù đó chỉ là theo hình thức chia sẻ tài nguyên theo hướng chuyển giao số lượng lớn, chia sẻ ngang hàng hoặc theo định hướng thương mại. Một số khác sẽ đặt mục tiêu phân loại chi tiết hơn, ví dụ như chính xác số lượng ứng dụng đại diện cho từng loại lưu lượng truy cập. Các đặc trưng của lưu lượng truy cập bao gồm những thông tin có thể được biết như số cổng của mạng máy tính, tải trọng ứng dụng, thời gian, kích thước gói lưu lượng và định nghĩa được đặc tính của loại lưu lượng truy cập. Có rất nhiều phương pháp để phân loại lưu lượng truy cập Internet bao gồm lưu lượng truy cập chính xác, ví dụ số cổng (mạng máy tính), tải trọng, theo thực nghiệm hoặc thuật toán máy thống kê.[17]
Phân loại lưu lượng truy cập mạng chính xác là việc cơ bản cho khá nhiều hoạt động trên Internet, từ giám sát an ninh đến kế toán và từ chất lượng dịch vụ đến việc cung cấp cho các nhà khai thác những dự báo hữu ích để đưa ra các phương án dự phòng trong dài hạn. Tuy nhiên các sơ đồ phân loại cực kỳ phức tạp, rất khó để hoạt động một cách chính xác do thiếu sự hiểu biết sẵn có về mạng. Ví dụ như thông tin liên quan đến tiêu đề gói lưu lượng luôn không đủ để cho phép đưa ra một phương pháp chính xác. Do đó độ chính xác của bất kỳ phương pháp truyền thống nào cũng chỉ nằm trong khoảng từ 50% - 70%.
Cisco Systems - một công ty hệ thống mạng đã tổng hợp từ một số nguồn và áp dụng dự đoán bitrate công bố bản Giao thức Internet (IP) và số liệu lưu lượng truy cập Internet sau đây.[18]
Năm | Lưu lượng IP
(PB/tháng) |
Lưu lượng truy cập
Internet cố định (PB/tháng) |
Lưu lượng truy cập Internet
trên di động (PB/tháng) |
---|---|---|---|
1990 | 0.001 | 0.001 | n/a |
1991 | 0.002 | 0.002 | n/a |
1992 | 0.005 | 0.004 | n/a |
1993 | 0.01 | 0.01 | n/a |
1994 | 0.02 | 0.02 | n/a |
1995 | 0.18 | 0.17 | n/a |
1996 | 1.9 | 1.8 | n/a |
1997 | 5.4 | 5.0 | n/a |
1998 | 12 | 11 | n/a |
1999 | 28 | 26 | n/a |
2000 | 84 | 75 | n/a |
2001 | 197 | 175 | n/a |
2002 | 405 | 356 | n/a |
2003 | 784 | 681 | n/a |
2004 | 1,477 | 1,267 | n/a |
2005 | 2,426 | 2,055 | 0.9 |
2006 | 3,992 | 3,339 | 4 |
2007 | 6,430 | 5,219 | 15 |
2008 [19] | 10,174 | 8,140 | 33 |
2009 [20] | 14,686 | 10,942 | 91 |
2010 [21] | 20,151 | 14,955 | 237 |
2011 [22] | 30,734 | 23,288 | 597 |
2012 [23][24] | 43,570 | 31,339 | 885 |
2013 [25] | 51,168 | 34,952 | 1,480 |
2014 [26] | 59,848 | 39,909 | 2,514 |
2015 [27] | 72,521 | 49,494 | 3,685 |
2016 [28] | 96,054 | 65,942 | 7,201 |
2017 [29] | 122,000 | 85,000 | 12,000 |
|tựa đề=
tại ký tự số 50 (trợ giúp)
|tựa đề=
tại ký tự số 31 (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|tựa đề=
tại ký tự số 31 (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|tựa đề=
tại ký tự số 31 (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)