Lẽ thường (sách)

Lẽ Thông Thường
Lẽ Thông Thường
Thông tin sách
Tác giảThomas Paine
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữtiếng Anh
Ngày phát hànhngày 10 tháng 1 năm 1776
Số trang48

Lẽ Thông Thường[1] hay Lẽ thường là một tài liệu ngắn do Thomas Paine viết. Tài liệu này được xuất bản mà không đề tên tác giả vào ngày 14 tháng 2 năm 1776 trong khoảng thời gian cuộc Cách mạng Hoa Kỳ vừa bộc phát. Lẽ Thông Thường, được ký tên "Tác giả là một người Anh", và trở nên tác phẩm bán chạy nhất thời gian ấy.[2] So với dân số khiêm tốn của các thuộc địa Mỹ Châu thời đó, cuốn sách ngắn này đạt kỷ lục xuất bản lịch sử ở Hoa Kỳ. Lẽ Thông Thường giới thiệu đến cư dân các xứ thuộc địa Mỹ Châu một luận điểm cho cuộc cách mạng giành độc lập tách khỏi nền trị vì của Đế quốc Anh khi dân các xứ thuộc địa vẫn còn tranh cãi xem có nên tuyên bố độc lập ra khỏi Anh Quốc. Ông Paine trình bày lập luận theo lối (văn phong cổ) dựa vào nhiều điển tích trong Kinh Thánh mà phần lớn cư dân Mỹ Châu là giáo dân đều hiểu được. Ông bỏ qua lối hành văn dùng nhiều lý lẽ triết học và dùng thuật ngữ La-tinh của đa số nhà văn thời đó. Tác giả đã trình bày lý luận giống như một bài giảng kinh và dựa vào nhiều điển tích trong Kinh Thánh để trình bày luận điểm của mình với độc giả ở các xứ thuộc địa Mỹ Châu.[3] Tác giả đã liên kết việc tiến hành cách mạng giành độc lập với những niềm tin phổ biến của người theo đạo Tin Lành ty nạn tôn giáo ở Mỹ Châu thời ấy và nêu bật cá tính đặc trưng của chính trường Hoa Kỳ.[4] Nhà sử học Gordon S. Wood đã mô tả Lẽ Thông Thường là tác phẩm ngắn "phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ".[5]

Chi tiết về xuất bản và tái bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn loát và phát hành bởi nhà xuất bản Robert Bell, Third Street, Philadelphia, tác phẩm ngắn này đã bán 120,000 bản trong 3 tháng đầu tiên, và 500,000 bản trong năm đầu tiên.[5][6] Tác giả Paine đã hiến tặng toàn bộ tiền nhuận bút cho lực lượng của tướng George Washington.

Nội dung tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bìa sách liệt kê 4 nội dung chính sau đây, và dẫn điển tích trong kinh thánh, James Thomson phổ thơ trong bài "Tự do" năm 1735:

Con người sẽ không có Chúa tể nào khác ngoài kẻ đã dựng nên Thiên Đàng,
Hay những người được tiến cử và cái đẹp (mỹ) chuẩn y.

— James Thomson, "Liberty"

I. Về nguồn gốc chính phủ, bình luận Hiến pháp Anh Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ do con người dựng nên với ý thức nhằm phục vụ chung cho nhu cầu tốt đẹp của xã hội. Cách thức tổ chức hệ thống chính phủ của Anh Quốc bao gồm 3 thành phần: người đứng đầu hoàng gia, các đại diện quý tộc và hội đồng thường dân cùng với quyền lực quá rộng rãi của người đứng đầu hoàng gia.

II. Về chế độ vương quyền và dòng dõi quý tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc Hiến pháp Anh Quốc (như trên) đã không mang lợi ích đến cho các thuộc địa Mỹ Châu, mà thực tế kềm hãm sự phát triển thịnh vượng của Mỹ Châu, xuất phát từ nhu cầu phải khống chế quyền lực của nhân dân các xứ thuộc địa bởi vai trò "bảo hộ" của Đế quốc Anh.

III. Về hiện trạng nước Mỹ thời điểm hiện tại (1776)

[sửa | sửa mã nguồn]

Nêu lên các mối quan tâm của các tầng lớp khác nhau của 13 xứ thuộc địa Mỹ Châu khi cân nhắc việc tuyên bố độc lập và tách ra khỏi sự "bảo hộ" của Đế quốc Anh.

IV. Về tiềm năng nước Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân tích tiềm năng về tài chính và quân sự của 13 xứ thuộc địa Mỹ Châu trong khả năng tự cường và tự phát triển.

  1. ^ Tên đầy đủ là Common Sense; Nhắn nhủ với cư dân Mỹ Châu về những chủ đề thú vị sau đây.
  2. ^ Introduction to Rights of Man, Howard Fast, 1961
  3. ^ Gordon Wood, The American Revolution: A History (New York: Modern Library, 2002), 55-56.
  4. ^ Anthony J. Di Lorenzo, "Dissenting Protestantism as a Language of Revolution in Thomas Paine's Common Sense" in Eighteenth-Century Thought, Vol. 4, 2009. ISSN 1545-0449.
  5. ^ a b Wood, American Revolution, 55.
  6. ^ Isaac Kramnick, "Introduction," in Thomas Paine, Common Sense (New York: Penguin, 1986), 8

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bản dịch tham khảo thêm
  • Paine, Thomas (1986) [1776], Kramnick, Isaac (biên tập), Common Sense, New York: Penguin Classics, ISBN 0-14-039016-2
  • Foot, MichaelKramnick, Isaac, eds. (1987). The Thomas Paine Reader. Penguin Classics. ISBN 0-14-044496-3
  • Liell, Scott. 46 Pages: Tom Paine, Common Sense, and the Turning Point to American Independence. New York: Running Press, 2003.
  • Nelson, Craig. Thomas Paine: Enlightenment, Revolution, and the Birth of Modern Nations. New York: Penguin Books, 2007.
  • Conway, Moncure Daniel, The Life of Thomas Paine, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2009, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2012
  • Wood, Gordon (2002), The American Revolution: A History, New York: Modern Library, ISBN 0-679-64057-6

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Thomas Paine Bản mẫu:American Revolution origins

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu sách: Phi lý trí - Dan Ariely
Giới thiệu sách: Phi lý trí - Dan Ariely
Cuốn sách Phi Lý Trí - tác giả Dan Ariely là một cuốn sách mô tả những hành vi phi lý trí trong mỗi quyết định của con người
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Ma Thần Bụi Guizhong đã đặt công sức vào việc nghiên cứu máy móc và thu thập những người máy cực kì nguy hiểm như Thợ Săn Di Tích và Thủ Vệ Di Tích
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục