Lịch sử Đức (1945–1990)

Quan hệ liên Đức
Bản đồ vị trí Đông Đức và Tây Đức

Đông Đức

Tây Đức

Lịch sử Đức giai đoạn 1945 đến 1990 là giai đoạn kể từ khi Đồng Minh bắt đầu chiếm đóng Đức theo Tuyên bố Berlin ngày 5 tháng 6 năm 1945 kéo dài cho đến khi tái thống nhất hòa bình vào ngày 3 tháng 10 năm 1990. Đức bị tước bỏ mọi quyền lợi mà họ giành được trước và trong Thế chiến, các vùng lãnh thổ phía Đông bị Ba LanLiên Xô sáp nhập. Vào cuối cuộc chiến, có khoảng 8 triệu người nước ngoài ở Đức,[1] chủ yếu là tù nhân và lao động cưỡng bức, trong đó có hơn 400.000 người từ phần hệ thống Trại tập trung của Đức Quốc xã toàn hầu khắp châu Âu,[2] chỉ một phần ở trong số đó là sống sót, còn phần nhiều đã bị chết do đói, điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc bị giết hay bị bắt bị ép làm việc đến chết. Hơn 10 triệu người tị nạn nói tiếng Đức đã di cư đến Đức từ các quốc gia ở TrungĐông Âu. Khoảng 9 triệu người Đức là tù nhân chiến tranh, phần đông bị buộc phải làm lao động cưỡng bức trong nhiều năm, nhằm tái thiết rất nhiều các quốc gia bị thiệt hại trong chiến tranh bởi Đức gây ra. Lãnh thổ Saarland của Đức bị Pháp đặt dưới chế độ bảo hộ vào năm 1947, nhưng rồi quay về với Tây Đức năm 1957 thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên vùng lãnh thổ này có địa vị pháp lý tranh chấp.

Trong Chiến tranh Lạnh, nước Đức bị chiếm đóng bởi quân Đồng minh phương Tây (Hoa Kỳ - dẫn đầu, AnhPháp) ở miền tây lãnh thổ và Liên Xô chiếm miền đông. Chế độ quân quản của khối Đồng minh phương Tây và Liên Xô kéo dài cho đến khi thành lập hai nước ở hai miền vào năm 1949:

Bắt đầu với Kỳ tích sông Rhine, Tây Đức phát triển nhanh chóng, trở thành nền kinh tế thịnh vượng nhất toàn châu Âu. Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Konrad Adenauer; Tây Đức thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Anh, Pháp, Israel, và đặc biệt là Hoa Kỳ. Tây Đức cũng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng Cộng đồng kinh tế châu Âu (sau này trở thành Liên minh châu Âu). Đông Đức, trái lại, phát triển một cách đình trệ bởi nền kinh tế của quốc gia này vốn được tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh tế của Liên Xô, với lực lượng cảnh sát mật (stasi) kiểm soát chặt chẽ cuộc sống người dân, và Bức tường Berlin (xây năm 1961) ngăn dòng người tị nạn về phía Tây Đức (Republikflucht). Sau sự tan rã của khối Cộng sản và sự sụp đổ của Đảng SED ở Đông Đức, nước Đức tái thống nhất vào năm 1990.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stragart, Nicholas (2015). The German War; a nation under arms, 1939-45. Bodley Head. tr. 549.
  2. ^ Wachsmann, Nikolaus (2015). KL; A History of the Nazi Concentration Camps. Little, Brown. tr. 544.
  3. ^ Knowles, Chris (ngày 29 tháng 1 năm 2014). “Germany 1945-1949: a case study in post-conflict reconstruction”. History & Policy. History & Policy. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.