Rhinocerus (Tê giác) là tên tác phẩm khắc gỗ của họa sĩ, nghệ nhân khắc bản in người Đức Albrecht Dürer sáng tác năm 1515. Tác phẩm này là hình ảnh một con tê giác dựa trên các mô tả từ sách vở và bức phác họa của một họa sĩ vô danh về con tê giác Ấn Độ Rhinoceros unicornis được đưa tới Lisboa vào đầu năm 1515. Đây là con tê giác đầu tiên được đưa tới châu Âu kể từ thời Đế chế La Mã vì vậy bản thân Dürer chưa bao giờ được nhìn thấy một con tê giác ngoài đời. Mặc dù có nhiều chi tiết theo cơ thể học không chính xác về loài tê giác, bức tranh Rhinocerus vẫn nổi danh ở châu Âu với nhiều đợt sao chép qua ba thế kỷ sau đó vì tranh minh họa chính xác và hiện thực về con thú. Mãi đến cuối thế kỷ 18 khi con tê giác Clara được đưa đi trưng bày khắp châu Âu, Rhinocerus mới dần bị thay thế bởi các bức minh họa chân thực hơn. Người ta đã nhận xét về tác phẩm của Dürer như sau: "có lẽ không bức tranh động vật nào có được ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật như vậy". [ Đọc tiếp ]
![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1c/Currywurst_pommes_vw_autostadt_cylinder.jpg/300px-Currywurst_pommes_vw_autostadt_cylinder.jpg)
Volkswagen-Currywurst là một thương hiệu xúc xích được sản xuất bởi nhà sản xuất xe hơi Volkswagen từ năm 1973. Chúng được sản xuất tại nhà máy Wolfsburg của công ty và được bán tại các nhà hàng trong sáu nhà máy ở Đức. Currywurst cũng được bán bên ngoài tại các siêu thị và sân vận động bóng đá và tặng cho khách hàng Volkswagen. Xúc xích được xem là một thương hiệu của Volkswagen ("Volkswagen Original Part") và đã được trao số 199 398 500 A. Sản phẩm này được mô tả là sản phẩm được sản xuất nhiều nhất trong số các bộ phận kinh doanh của Volkswagen, khoảng 6,81 triệu xúc xích được sản xuất vào năm 2018. Trong nhiều năm gần đây, công ty đã sản xuất nhiều xúc xích hơn ô tô. Một phần nước xốt cà chua cũng được sản xuất và bán đi kèm với Currywurst. [ Đọc tiếp ]
Johannes Kepler (27 tháng 12 năm 1571 – 15 tháng 11 năm 1630) là một nhà toán học, thiên văn học và chiêm tinh học người Đức. Là một trong những đại diện của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất bởi các định luật về chuyển động thiên thể mang tên ông do các nhà thiên văn học thiết lập dựa trên những công trình của ông như Astronomia nova, Harmonice Mundi và cuốn Thiên văn học Copernicus giản lược. Khởi đầu sự nghiệp, Kepler từng là một giáo viên Toán ở chủng viện Graz trước khi làm trợ tá cho nhà Thiên văn Tycho Brahe, và cuối cùng trở thành nhà Thiên văn học triều đình cho Hoàng đế La Mã Thần thánh Rudolf II và sau đó là các hoàng đế kế vị Matthias và Ferdinand II. Trong những năm biến động cuối đời, ông dạy toán ở Linz và là cố vấn cho Albrecht von Wallenstein. Được biết đến chủ yếu ngày nay vì những nghiên cứu thiên văn học, ông còn có những công trình quan trọng trong lĩnh vực quang học, phát minh ra một mẫu kính viễn vọng phản xạ (Kính viễn vọng Kepler) và thảo luận về những khám phá bằng kính viễn vọng của Galileo Galilei. [ Đọc tiếp ]
- …Adolf Hitler chỉ nhập quốc tịch Đức chưa đầy một năm trước khi trở thành thủ tướng nước này?
- …vai diễn trong Aus dem Nichts đem lại giải nữ diễn viên xuất sắc nhất của Cannes cho Diane Kruger là lần đầu tiên cô thủ vai chính trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình?
- …Die BIF là tạp chí đồng tính nữ đầu tiên trên thế giới chỉ do phụ nữ phụ trách?
- …trong cuốn sách A World Without Jews, Alon Confino lập luận rằng "cuộc đấu tranh của đấng cứu thế để tạo ra một nền văn minh Đức Quốc Xã phụ thuộc vào việc tiêu diệt người Do Thái"?
Adolf Hitler
Anne Frank
Bayern (lớp thiết giáp hạm)
Chiến dịch Barbarossa
Chiến dịch Blau
Chiến tranh Pháp–Phổ
Derfflinger (lớp tàu chiến-tuần dương)
Emmy Noether
Friedrich III, Hoàng đế Đức
Georg Cantor
Hiệp ước Xô-Đức
Kaiser (lớp thiết giáp hạm)
König (lớp thiết giáp hạm)
Martin Luther
Max Weber
Moltke (lớp tàu chiến-tuần dương)
Nassau (lớp thiết giáp hạm)
Schutzstaffel
SMS Baden (1915)
SMS Bayern (1915)
SMS Goeben
SMS Helgoland
SMS Kaiser (1911)
SMS König
SMS Kronprinz (1914)
SMS Moltke (1910)
SMS Oldenburg (1910)
SMS Ostfriesland
SMS Posen
SMS Rheinland
SMS Seydlitz
SMS Von der Tann
SMS Westfalen
Trận chiến nước Pháp
Trận Waterloo
![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e7/Fxemoji_u270F.svg/100px-Fxemoji_u270F.svg.png)
![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/54/People_together.svg/120px-People_together.svg.png)
![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9b/Emoji_u1f37b.svg/120px-Emoji_u1f37b.svg.png)
Cổng thông tin Đức hoan nghênh sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
- Tham gia vào Dự án Đức.
- Sửa chữa và bổ sung cho tất cả các bài thuộc Dự án Đức trong Thể loại:Dự án Đức (trợ giúp).
- Nếu bạn muốn gợi ý nguồn sách báo cho một bài viết nào đó, hãy vào trang thảo luận của bài và liệt kê các nguồn đó ra bằng Bản mẫu:Ý tưởng tham khảo.
- Trước khi viết hay dịch bài mới, hãy kiểm tra xem bài đã tồn tại chưa bằng cách gõ tên bài vào khung sau rối ấn nút Tìm kiếm. Nếu chưa có bài, hãy bắt đầu viết trong nháp (trợ giúp).
- Các bài sơ khai đều nằm trong Thể loại:Bài sơ khai về Đức, bạn có thể thêm bản mẫu {{Sơ khai Đức}} vào các bài đó hoặc bổ sung nội dung.
- Phân loại độ quan trọng và chất lượng của các bài viết tại Thể loại:Bài chưa xếp loại chất lượng về Đức, Thể loại:Chưa xếp độ quan trọng về Đức
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sửa đổi nhỏ về giao diện của chủ đề nếu có khả năng.