Lawrence Sabatini

Giám mục
 
Lawrence Sabatini 
CS
Giám mục chính tòa Giáo phận Kamloops
(1982–1999)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Giáo phận Kamloops
Giáo phậnKamloops
TòaGiáo phận Kamloops
Bổ nhiệmNgày 1 tháng 10 năm 1982
Hết nhiệmNgày 2 tháng 9 năm 1999
Tiền nhiệmAdam Joseph Exner
Kế nhiệmDavid John James Monroe
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Vancouver
Tổng giáo phậnVancouver
TòaHiệu tòa Nasai
Bổ nhiệmNgày 13 tháng 7 năm 1978
Tựu nhiệmNgày 21 tháng 9 năm 1978
Hết nhiệmNgày 1 tháng 10 năm 1982
Tiền nhiệmJames Francis Carney
Kế nhiệmKhuyết vị
Truyền chức
Thụ phongNgày 19 tháng 3 năm 1957
Tấn phongNgày 20 tháng 7 năm 2004
bởi James Francis Carney
Thông tin cá nhân
Sinh15 tháng 5, 1930 (94 tuổi)
Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
Hệ pháiCông giáo
Nơi sinh trưởngChicago
Roma
Đảo Staten
Vancouver
Kamloops
Các chức trướcGiám mục hiệu tòa Nasai (1978–1982)
Cách xưng hô với
Lawrence Sabatini
Danh hiệuGiám mục
Trang trọngĐức Giám mục
Thân mậtCha, Đức Cha
TòaGiáo phận Kamloops

Lawrence Sabatini, CS (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1930) là một giám mục hưu dưỡng người Mỹ của Giáo hội Công giáo Rôma. Sinh ra và lớn lên ở Chicago, ông cảm nhận được một lời mời gọi trở thành tư tế khi còn học tiểu học. Sau khi hoàn thành việc học, ông du học tại Roma và gia nhập Dòng Truyền giáo Scalabrini khi trở về Hoa Kỳ. Năm 1957, ông được thụ phong linh mục và tiếp tục giảng dạy tại các phái bộ của viện và chủng viện trên đảo Staten trong 11 năm, trước khi đến Canada vào năm 1971.

Sabatini là linh mục chính xứ ở Bắc Vancouver cho đến năm 1978, khi ông được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá Tổng giáo phận Vancouver. Lễ tấn phong diễn ra cùng năm đó. Bốn năm sau, ông chuyển đến Kamloops sau khi được chọn làm giám mục chính tòa. Trong thời gian ở đó, Sabatini nhiệt tình ủng hộ hòa giải với Những Bộ tộc Đầu tiên, cũng như nỗ lực đàm phán hiệp ước với họ của chính quyền tỉnh. Ông đã từ chức giám mục vào năm 1999 và trở về quê nhà ở Chicago. Theo sự bổ nhiệm của tổng giám mục Chicago, ông làm linh mục tại một giáo xứ Ý mà phần lớn giáo dân là người gốc Tây Ban Nha do sự thay đổi nhân khẩu. Ông cũng viết sách trong thời gian nghỉ hưu.[1]

Thân thế và khởi đầu tu nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sabatini sinh ngày 15 tháng 5 năm 1930, tại Giáo xứ Santa Maria Addolorata ở Tây Bắc Chicago, Illinois.[1][2][3] Cả cha mẹ ông đều là người Ý nhập cư từ Sicilia.[2][4] Ông có hai anh em trai (Ralph và Joseph) và hai chị em gái đã qua đời trước ông (Olga và Genevieve).[5] Sabatini cảm nhận được ơn gọi năm lớp bốn, khi ông là một lễ sinh tại trường giáo xứ của ông, do Dòng Truyền giáo Thánh Charles Borromeo (còn gọi là Scalabrini) giám sát. Ông đã học ở Roma vào cuối những năm 1950 và gia nhập hội vào thời điểm ông hoàn thành việc học và trở về nhà.[4] Vào ngày 19 tháng 3 năm 1957, ông được thụ phong linh mục.[6]

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ đầu tiên của Sabatini là đến Đảo StatenThành phố New York. Ở đây, ông là giáo sư giảng dạy thần học luân lý và giáo luật tại Chủng viện Thánh Charles.[1] Ông cũng đã giảng dạy cho "tuổi trẻ gặp khó" của quận tại các phái bộ do Hội Scalabrini điều hành từ năm 1960 đến năm 1972.[4] Tháng 9 năm 1971, Sabatini được chuyển đến British Columbia, Canada[4][7] để đảm nhiệm chức linh mục thứ ba của Giáo xứ Thánh Stêphanô ở Bắc Vancouver.[8] Ông đồng thời giữ ba chức vụ trong tòa tổng giáo phận.[1]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục phụ tá Vancouver (1978–1982)

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thờ chính tòa Mân Côi tại Vancouver, nơi cử hành lễ tấn phong giám mục cho Sabatini.

Sabatini được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá Vancouvergiám mục hiệu tòa Nasai vào ngày 13 tháng 7 năm 1978.[6][9] Lễ tấn phong được cử hành vào ngày 21 tháng 9 cùng năm tại Nhà thờ chính tòa Mân Côi (Vancouver);[4] James Francis Carney, tổng giám mục Vancouver là vị chủ phong, còn John Fergus O’Grady (giám mục Prince George) và Remi De Roo (giám mục Victoria) đóng vai trò phụ phong.[10] Thánh lễ có sự tham dự của Hồng y George Bernard Flahiff (tổng giám mục Winnipeg) cùng một số giám mục khác.[11] Trong Hội đồng Giám mục Canada, Sabatini thuộc Ủy ban Giáo Luật, Di cư và Du lịch.[12] Ông cũng là một cố vấn trong Hội đồng Giáo hoàng Chăm sóc Mục vụ cho Người di dân và lưu động (một bộ phận của Giáo triều Rôma).[1] Đầu thập niên 1980, Sabatini đề xuất Dòng Chúa Quan Phòng khởi động Vanspec, một chương trình giáo lý trong tổng giáo phận dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Dòng bắt đầu chương trình vào năm 1982 và duy trì nó đến năm 2017.[13]

Giám mục chính tòa Kamloops (1982–1999)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 10 năm 1982, Tòa Thánh bổ nhiệm Sabatini vào vị trí giám mục chính tòa Kamloops.[1][6] Giáo phận đã trống tòa kể từ ngày 31 tháng 3 cùng năm, khi Adam Joseph Exner được thuyên chuyển về làm tổng giám mục Winnipeg. Trong suốt nhiệm kỳ, Sabatini được ghi nhận là người đề xuất kịch liệt quá trình đàm phán hiệp ước với Những Bộ tộc Đầu tiên do chính phủ British Columbia đảm nhận. Ông cũng ủng hộ việc hòa giải với Những Bộ tộc Đầu tiên về việc Giáo hội Công giáo có liên quan đến hệ thống trường học dân cư của quốc gia, phần lớn trong số đó do giáo hội điều hành.[14] Ông chính thức thay mặt giáo hội xin lỗi Esketemc vào tháng 12 năm 1998.[15]

Sabatini đã tham gia các chuyến thăm năm 1984 và 1987 của Giáo hoàng Gioan Phaolô II.[16] Ông cũng tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 44 được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 10 năm 1989,[16][17] và dẫn đầu một cuộc hành hương đến Đất Thánh.[16] Ngày 12 tháng 5 năm 1990, Sabatini thụ phong linh mục cho Mark Andrew Hagemoen (sau này trở thành giám mục vào năm 2013) và Paul Than Bui với tư cách là linh mục của Tổng giáo phận Vancouver.[18] Thông thường, Carney đáng lẽ sẽ truyền chức giám mục theo điều 1015, §2 của Bộ Giáo luật năm 1983,[19] nhưng vì lúc đó ông bị bệnh ung thư,[20] Sabatini đã thay ông phong chức hai linh mục. Khi Carney qua đời vào tháng 9 cùng năm, chính Sabatini là người chủ tế thánh lễ an táng của vị cố hồng y tại Nhà thờ chính tòa Mân Côi. Trong bài giảng của mình, Sabatini đã đọc những lá thư Carney viết vào những ngày cuối đời gửi cho các tín hữu của tổng giáo phận.[21]

Hưu dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau 16 năm làm giám mục Kamloops, giáo hoàng chấp nhận cho Sabatini từ chức vào ngày 2 tháng 9 năm 1999.[1] Sau đó, ông trở về quê nhà Chicago và rút lui khỏi chức vụ hiện tại.[4][22] Tuy nhiên, Francis Eugene George – tổng giám mục Chicago – đã yêu cầu ông nhận chức vụ linh mục chính xứ tại Nhà thờ Mân Côi, một giáo xứ Ý trước đây ở phía Tây Bắc (khu vực của Chicago mà ông sinh ra và lớn lên). Trước khi đảm nhận vai trò này vào ngày 1 tháng 6 năm 2000, Sabatini đã đến México để hiểu biết hơn về ngôn ngữ và văn hóa của nhà thờ mà giáo dân chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha.[4] Ông cử hành lễ kim khánh linh mục của mình vào tháng 3 năm 2007[4] và nghỉ hưu với tư cách là linh mục của giáo xứ vào năm tiếp theo.[16]

  • My Journey: Musings of a Missionary. Chelsea, Michigan. 2010. ISBN 9780615346960.
  • Thoughts of a Retired Bishop: Talks from My Work and Life. Mary Brown. 2010. ISBN 9780615418193.
  • Mark the Lion: Sunday Homilettes – Year B. Mary Brown. 2011. ISBN 9780615517490.
  • Sacrament Most Holy, Sacrament Most Divine: Mystery of Faith. Mary Brown. 2012. ISBN 9780615716060.

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Lawrence Sabatini được tấn phong giám mục năm 2004, dưới thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[10]

Giám mục Lawrence Sabatini là phụ phong nghi thức tấn phong giám mục:[10]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh hiệu Công giáo
Tiền nhiệm:
James Francis Carney
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Vancouver[23]
1978–1982
Kế nhiệm:
Khuyết vị
Tiền nhiệm:
Aldo Mongiano
Giám mục hiệu tòa Nasai[24]
1978–1982
Kế nhiệm:
Jorge Mario Avila del Aguila
Tiền nhiệm:
Adam Joseph Exner
Giám mục chính tòa Giáo phận Kamloops
1982–1999
Kế nhiệm:
David John James Monroe

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “Bishop Lawrence Sabatini of Kamloops Retires”. Canadian Conference of Catholic Bishops. ngày 1 tháng 9 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  2. ^ a b Madlener, Dolores (ngày 13 tháng 2 năm 2011). “Church Clips”. The Chicago Catholic. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020. His parents were from Sicily and he was born here in Santa Maria Addolorata Parish.
  3. ^ “History”. Chicago: Santa Maria Addolorata Parish. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ a b c d e f g h “Jubilee Mass for Chicago's Only Italian-American Bishop”. Roman Catholic Archdiocese of Chicago. ngày 13 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  5. ^ “Michelotti”. Chicago Tribune. ngày 21 tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ a b c “Chicago-born Bishop Lawrence Sabatini has been appointed Bishop of...”. United Press International. ngày 1 tháng 10 năm 1982. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ “Pastors”. North Vancouver: St. Stephen's Catholic Parish. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ “Historical Highlights”. North Vancouver: St. Stephen's Catholic Parish. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ Acta Apostolicae Sedis (PDF) (bằng tiếng La-tinh). 70. 1978. tr. 472.
  10. ^ a b c “Bishop Lawrence Sabatini”. Kansas City: Catholic-Hierarchy. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ Platt, Wallace (1999). Gentle Eminence. McGill–Queen's Press. tr. 164. ISBN 9780773518469.
  12. ^ “Members”. Canadian Conference of Catholic Bishops. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ “Vanspec hires new coordinator as founding sisters move on”. The B.C. Catholic. Vancouver. ngày 10 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  14. ^ Todd, Douglas (ngày 5 tháng 1 năm 2002). “High-ranking city Catholic named bishop of Kamloops”. Vancouver Sun. tr. 28. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020. Sabatini was known for his strong support of the B.C. government's treaty negotiation process with native Indians and for seeking reconciliation with natives over Canada's residential schools, most of which were run by Catholics.
  15. ^ Mindus, Angie; Fisher, Ken (ngày 23 tháng 12 năm 1998). “Alkali Lake natives receive apologies”. 100 Mile House Free Press. tr. 28. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  16. ^ a b c d Madlener, Dolores (ngày 9 tháng 5 năm 2010). “Church Clips”. The Chicago Catholic. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  17. ^ “Pope will visit South Korea”. United Press International. ngày 1 tháng 10 năm 1989. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  18. ^ “Vocations Ordination Dates – Bishop and Active Diocesan Priests by Date of Ordination”. RCAV.org. Roman Catholic Archdiocese of Vancouver. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  19. ^ “Code of Canon Law – Book IV, Part I, Title VI, Chapter I”. Holy See Press Office. Holy See. ngày 25 tháng 1 năm 1983. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ “James Carney, Vancouver Archbishop”. The Seattle Times. Associated Press. ngày 18 tháng 9 năm 1990. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  21. ^ Todd, Douglas (ngày 21 tháng 9 năm 1990). “Carney 'stood with Pope'. Vancouver Sun. tr. 23. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  22. ^ “History”. Sacred Heart Cathedral. Roman Catholic Diocese of Kamloops. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  23. ^ “Vancouver (Latin (or Roman) Archdiocese)”. Catholic-Hierarchy. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2020.
  24. ^ “Nasai (Titular See)”. Catholic-Hierarchy. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2020.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Đưa ra quyết định mua cổ phiếu là bạn đang bước vào 1 cuộc đặt cược, nếu đúng bạn sẽ có lời và nếu sai thì bạn chịu lỗ
Những đôi môi gây nghiện
Những đôi môi gây nghiện
Đắm chìm vào sự ngọt ngào của những đôi môi