Lee Chong Wei

Lee Chong Wei
Lee Chong Wei thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2012
Thông tin cá nhân
Quốc giaMalaysia
Sinh21 tháng 10, 1982 (42 tuổi)
Bagan Serai, Perak, Malaysia
Nơi cư trúKuala Lumpur, Malaysia
Chiều cao1,75 m (5 ft 9 in)
Cân nặng60 kg (130 lb; 9,4 st)
Thuận tayPhải
Đơn nam
Kỷ lục sự nghiệp705 thắng -117 thua
Danh hiệu sự nghiệp69
Các giải thi đấu726
Thứ hạng cao nhất1 (29 tháng 6 năm 2006)
Thứ hạng hiện tại1 (12 tháng 1 năm 2017)
Thành tích huy chương
Cầu lông nam
Đại diện cho  Malaysia
Thế vận hội
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Rio de Janeiro 2016 Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai London 2012 Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Bắc Kinh 2008 Đơn nam
Giải vô địch cầu lông thế giới
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Quảng Châu 2013 Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Copenhagen 2014 Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Jakarta 2015 Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai London 2011 Đơn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Anaheim 2005 Đơn nam
Giải vô địch cầu lông châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Johor Bahru 2006 Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Vũ Hán 2016 Đơn nam
Thomas Cup
Huy chương bạc – vị trí thứ hai New Delhi 2014 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Côn Sơn 2016 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Kuala Lumpur 2010 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Jakarta 2008 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Sendai/Tokyo 2006 Đồng đội
Cúp Sudirman
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Quảng Châu 2009 Đồng đội
Đại hội Thể thao châu Á
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Quảng Châu 2010 Đơn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Incheon 2014 Đồng đội nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Incheon 2014 Đồng đội nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Doha 2006 Đơn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Doha 2006 Đồng đội nam
Đại hội thể thao Thịnh vượng chung
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Delhi 2010 Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Delhi 2010 Đồng đội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Melbourne 2006 Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Melbourne 2006 Đồng đội
Đại hội thể thao Đông Nam Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Manila 2005 Đồng đội nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Manila 2005 Đơn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Singapore 2005 Đồng đội nam
Giải vô địch cầu lông trẻ Thế giới
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Quảng Châu 2000 Đơn nam trẻ
Thông tin trên BWF
Cập nhật ngày 14:42, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC).

Lee Chong Wei (giản thể: 李宗伟; phồn thể: 李宗偉; Hán-Việt: Lý Tông Vĩ; bính âm: Lǐzōngwěi), sinh ngày 21 tháng 10 năm 1982 tại Bagan Serai, Perak[1]) là một cựu vận động viên cầu lông chuyên nghiệp người Malaysia. Với tư cách tay vợt đánh đơn, anh đã xếp hạng nhất 199 tuần liên tiếp từ 21 tháng 8 năm 2008 tới 14 tháng 6 năm 2012 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới.[2] Anh là tay vợt người Malaysia thứ ba đạt được thứ hạng như vậy sau Rashid SidekRoslin Hashim (từ khi có xếp hạng chính thức từ những năm 1980), và là tay vợt Malaysia duy nhất xếp hạng 1 trong hơn một năm.[3]

Tháng 6 năm 2019, ảnh hưởng của căn bệnh ung thư mũi khiến Lee Chong Wei không thể tiếp tục thi đấu chuyên nghiệp được nữa, anh quyết định giải nghệ.

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Lee Chong Wei sinh ra trong một gia đình người Malaysia gốc Hoa. Lúc còn nhỏ, anh yêu thích bóng rổ, tuy nhiên mẹ anh sớm cấm anh chơi do sức nóng tại sân bóng rổ ngoài trời. Anh bắt đầu học chơi cầu lông năm 11 tuổi, khi người bố yêu thích cầu lông của anh đưa anh tới nhà thi đấu cầu lông. Một huấn luyện viên để ý đến anh, và đề nghị với bố anh về việc nhận anh làm học trò. Sau khi được bố anh đồng ý, huấn luyện viên bắt đầu dạy cầu lông cho anh sau giờ học.[4] Được Misbun Sidek phát hiện, anh được vào tuyển quốc gia khi 17 tuổi.[5]

Ngày 3 tháng 11 năm 2006, Lee Chong Wei gặp một tai nạn xe hơi. Trên đường tới Bukit Jalil sau bữa tối, anh bị một chiếc xe đâm phải do chiếc xe bị mất lái do thủng lốp. Anh được đưa tới Trung tâm Y tế Sunway và phải khâu chấn thương 6 mũi.[6]

Lee Chong Wei được nhận 300.000 RM vào ngày 21 tháng 8 năm 2008, một phần thưởng cho chiếc huy chương bạc tại Thế vận hội 2008. Anh cũng được nhận 3.000 RM trợ cấp trọn đời mỗi tháng từ tháng 8 năm 2008.[7] Cũng nhờ thành tích đó, anh được Thống đốc Penang Tun Abdul Rahman Abbas trao một huy chương Darjah Setia Pangkuan Negeri (DSPN), và kèm với huy chương là danh hiệu Datuk vào ngày 30 tháng 8 năm 2008.[8]

Anh được bổ nhiệm làm Đại sứ quốc gia của UNICEF Malaysia vào tháng 2 năm 2009.[9]

Ngày 6 tháng 6 năm 2009,Lee Chong Wei được nhận huy chương Darjah Bakti (DB), từ Tuanku Mizan Zainal Abidin, trùng với sinh nhật của Seri Paduka Baginda Yang di-Pertuan Agong, cho thành tích của anh tại Thế vận hội 2008.[10] Anh từng hẹn hò với Wong Mew Choo, đồng đội của anh.[11] Năm 2009, Lee Chong Wei và Wong Mew Choo công bố chia tay khi Giải vô địch cầu lông thế giới đang diễn ra ở Hyderabad, Ấn Độ. Tuy nhiên, anh tuyên bố hòa giải với Wong Mew Choo sau khi giành huy chương bạc tại Thế vận hội mùa hè 2012.[12] Họ kết hôn vào ngày 9 tháng 11 năm 2012,[13] sinh con đầu lòng là Kingston Lee vào tháng 4 năm 2013.[14], và con thứ hai là Terrance Lee vào tháng 7 năm 2015[15]

Ngày 16 tháng 3 năm 2011, Lee Chong Wei được nhận cổ phần của Permodalan Nasional Berhad trị giá 100,000 MYR ngay sau chiến thắng của anh tại giải Toàn Anh Mở rộng.[16] Anh được bổ nhiệm làm đại sứ của Đại học KDU ngày 31 tháng 7 năm 2011.[17]

Cuốn tự truyện của Lee Chong Wei Dare to be a Champion (tạm dịch nghĩa: Dám ước mơ thành nhà vô địch) đã được phát hành chính thức ngày 18 tháng 1 năm 2012.[18]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

2002–2007

[sửa | sửa mã nguồn]

Lee Chong Wei chỉ giành danh hiệu duy nhất vào năm 2002 và 2003, tiến tới trận chung kết Malaysia Mở rộng 2003 (trận chung kết đầu tiên tại một giải đấu lớn của anh) và bị Trần Hoành của Trung Quốc đánh bại.[19]

Lee Chong Wei giành hai danh hiệu trong năm 2004, Malaysia Mở rộng và Trung Hoa Đài Bắc Mở rộng. Sau đó, anh giành được suất tham sự Thế vận hội 2004Athens. Trong lần đầu tiên tham dự Thế vận hội, Lee Chong Wei đã đánh bại Ngô Úy của Hồng Kông ở vòng đầu tiên. Anh dừng bước ở vòng hai khi thất bại trước Trần Hoành.[20] Lee Chong Wei giành hai danh hiệu khác trong năm 2005, danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ hai và Đan Mạch Mở rộng 2005. Anh giành huy chương đồng trong lần đầu tham dự giải Cầu lông vô địch Thế giới, vào năm 2005, sau khi để thua nhà vô địch của giải đấu đó Taufik Hidayat trong trận bán kết.[21]

Lee Chong Wei giành ba danh hiệu trong sáu trận chung kết anh tham dự năm 2006. Anh vô địch giải Thụy Sĩ Mở rộng,[22] giải Vô địch cầu lông châu Á và giành danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ ba của mình. Anh cũng vào tới chung kết Trung Hoa Đài Bắc Mở rộng, Ma Cao Mở rộng và Hồng Kông Mở rộng. Tại giải Malaysia Mở rộng, Lee Chong Wei vượt lên khi bị Lâm Đan dẫn 13-20 khi ghi 8 điểm quyết định trận đấu (match point), và cuối cùng thắng trận thi đấu đó với tỉ số 23-21 và giành danh hiệu.[23] Lee Chong Wei giành hai huy chương vàng cầu lông tại Đại hội thể thao Thịnh vượng chung 2006, cả ở hạng mục đơn nam và đồng đội.[24] Lee Chong Wei hai lần đạt tới thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới trong năm 2006,[25] và anh tham dự Giải vô địch thế giới 2006 với tư cách tay vợt hạt giống.[26] Tuy nhiên, anh đã thất bại trước Bào Xuân Lai của Trung Quốc ở vòng tứ kết mặc dù Lee Chong Wei từng thắng trong lần đối đầu trước đó. Trong trận đấu này, có hai pha xử lý gây tranh cãi của trọng tài trong hai pha cầu gần đường biên gây bất lợi cho Lee.[27]

Mùa giải 2007 chứng kiến việc Lee Chong Wei không vào được chung kết Malaysia Mở rộng lần đầu tiên trong 5 năm. Anh cũng bị loại sớm tại năm giải đấu sau đó. Cuối mùa giải đó anh giành danh hiệu tại Indonesia Mở rộng, danh hiệu đầu tiên của anh kể từ Malaysia Mở rộng 2006 sau khi tái hợp với huấn luyện viên cũ Misbun Sidek, trước đó là Li Mao (Lý Mâu).[28] Màn trình diễn của anh nửa cuối năm đó rất mạnh mẽ, anh giành ba danh hiệu tại các giải Philippines Mở rộng, Nhật Bản Mở rộng, và Pháp Mở rộng. Anh cũng vào tới chung kết Trung Quốc Mở rộng và Hồng Kông Mở rộng, bất chấp chấn thương đầu gối ảnh hưởng đến anh trong cả hai giải đấu.[29] Lee Chong Wei chiến thắng tất cả những trận đấu mà anh tham dự tại Cúp Sudirman vào tháng 6, mặc dù đội Malaysia chỉ xếp thứ 5 tại giải đấu này.[30] Anh thi đấu mờ nhạt tại giải Vô địch Thế giới, mặc dù giải đấu được tổ chức ngay tại quê nhà anh và màn trình diễn ở nửa cuối năm 2007 là rất tốt, anh đã bị tay vợt người Indonesia Sony Dwi Kuncoro đánh bại tại vòng ba.[31] Lee Chong Wei đã chỉ trích huấn luyện viên trưởng Diệp Cẩm Phúc sau thất bại đó khi nói rằng Diệp Cẩm Phúc đã đối xử lạnh nhạt với anh và gây áp lực với anh trước giải đấu.[32]

Lee Chong Wei ở trong trận bán kết tại Thế vận hội 2008

Lee Chong Wei khởi đầu năm 2008 bằng những thành công, giành danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ tư trong vòng 5 năm.[33] Dù tham dự nhiều giải đấu khác nhưng anh chỉ giành thêm được một danh hiệu khác là Singapore Mở rộng,[34] giải đấu cuối cùng của anh trước Thế vận hội. Anh tham dự những giải đấu khác như Hàn Quốc Mở rộng;[35] Toàn Anh Mở rộng;[36] Thụy Sĩ Mở rộng;[37] giải Vô địch Cầu lông châu Á;[38] và Cúp Thomas tại Jakarta, Indonesia- giải đấu mà Lee Chong Wei giúp Malaysia giành lợi thế trong trận bán kết khi anh đánh bại Lâm Đan giúp Malaysia dẫn 1–0 trong cuộc đối đầu với đương kim vô địch Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng Malaysia đã thua 2–3 do cặp đôi của họ thua trong trận đấu quyết định.[39]

Tại Thế vận hội 2008, đối thủ tại vòng đầu của Lee Chong Wei đã bỏ cuộc. Anh chiến thắng nhẹ nhàng trước Ronald Susilo tại vòng hai, Kęstutis Navickas tại vòng ba,[40] và Sony Dwi Kuncoro ở tứ kết.[41] Tại vòng bán kết Lee Hyun-il khiến anh gặp khó khăn, nhưng cuối cùng Lee Chong Wei đã đánh bại tay vợt Hàn Quốc và tiến vào chung kết.[42] Tuy nhiên, đó là một trận chung kết một chiều, khi Lee Chong Wei hoàn toàn bị Lâm Đan áp đảo, anh chỉ ghi được tổng cộng 20 điểm, và thất bại 12–21, 8–21.[43] Anh xếp thứ hai chung cuộc.

Lee Chong Wei tham dự hàng loạt giải đấu sau Thế vận hội nhưng không giành được danh hiệu nào. Anh từng vào tới chung kết Nhật Bản Mở rộng, Ma Cao Mở rộng và Trung Quốc Mở rộng, nhưng thất bại lần lượt trước Sony Dwi Kuncoro,[44] Taufik Hidayat,[45] và Lâm Đan.[46] Tại giải Pháp Mở rộng, Lee Chong Wei bị loại ở bán kết.[47] Huấn luyện viên của anh, Misbun Sidek, viện dẫn áp lực từ vị trí số một trên bảng xếp hạng thế giới để giải thích cho thành thích kém trong thời gian đó của Lee Chong Wei.[48] Lee Chong Wei kết thúc giải đấu Super Series cuối cùng trong năm của anh, Hồng Kông Mở rộng, với việc bất ngờ bỏ cuộc do chấn thương đầu gối, nhường chiến thắng dễ dàng cho tay vợt người Đức Marc Zwiebler.[49] Việc bỏ cuộc ở phút chót dẫn đến việc truyền thông Trung Quốc gọi anh là "số một thế giới yếu đuối nhất" (thủy hóa nhất ca).[50] Truyền thông Trung Quốc cũng suy đoán rằng có ba yếu tố cản trở khả năng của Lee Chong Wei kể từ Thế vận hội. Họ liệt kê những yếu tố bao gồm áp lực từ trận chung kết tại Thế vận hội, sự ám ảnh từ Lâm Đan do thất bại của anh tại Thế vận hội dưới tay của Lâm Đan, và (lặp lại phỏng đoán của Misbun Sidek) sức ép từ vị trí số một thế giới.[51]

Bất chấp sự khó khăn của Lee Chong Wei khi thi đấu quốc tế trong thời gian đó, anh giành danh hiệu Grand Prix Final thứ bảy liên tiếp ở Kedah vào ngày 12 tháng 12 năm 2008, nhờ đó phá kỉ lục sáu lần vô địch liên tiếp của Misbun Sidek.[52] Lee Chong Wei kết thúc năm đó với một danh hiệu Super Series Masters Finals. Tuy nhiên, Lâm Đan và các tay vợt hàng đầu Trung Quốc không thi đấu, do chấn thương và mệt mỏi.[53]

Lee Chong Wei khởi đầu mùa giải 2009 với danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ năm.[54] Anh thất bại trong việc giành danh hiệu Hàn Quốc Mở rộng và Toàn Anh Mở rộng đầu tiên bất chấp việc tiến tới trận chung kết.[55][56] Tuy nhiên, anh giành được danh hiệu thứ hai trong năm, Thụy Sĩ Mở rộng được tổ chức ở Basel, đánh bại Lâm Đan hai game trắng và đánh dấu chiến thắng đầu tiên trước đối thủ người Trung Quốc trong một trận chung kết không phải trên sân nhà.[57] Sau đó, anh bất ngờ thất bại trước Thầm Long của Trung Quốc tại giải Ấn Độ Mở rộng.[58] Anh viện cớ thất bại là do ngộ độc thực phẩm và kêu gọi các nhà chức trách cải thiện các điều kiện thi đấu trước Giải vô địch Thế giới 2009.[59] Vào tháng 5, Lee Chong Wei giúp Malaysia vào tới bán kết Cúp Sudirman, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia, mặc dù Lâm Đan chấm dứt chuỗi thành tích bất bại trong giải đấu của anh.[60] Anh giành thêm hai danh hiệu trong tháng 6, Indonesia Mở rộng[61] và Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng,[62] song thất bại trong việc bảo vệ danh hiệu Singapore Mở rộng khi anh bị Nguyễn Tiến Minh đánh bại ở vòng hai.[63]

Lee Chong Wei khởi đầu nửa sau của mùa giải với việc thất bại trước Sony Dwi Kuncoro tại Giải vô địch Thế giới,[64] nhưng chiến thắng ở giải Ma Cao Mở rộng vào tháng 8.[65] Anh vào tới bán kết Masters Trung Quốc, nhưng một lần nữa không thể đánh bại địch thủ truyền kiếp Lâm Đan.[66] Sau đó anh tham dự giải Nhật Bản Mở rộng. Anh chỉ vào đến vòng hai của giải này,[67] trước khi thắng giải Hồng Kông Mở rộng vào tháng 11.[68] Anh thể hiện sự mâu thuẫn khi bị loại bất ngờ ở vòng một Trung Quốc Mở rộng.[69] Tháng 12, Lee Chong Wei bảo vệ thành công danh hiệu Super Series Masters Finals, tuy nhiên giải đấu không có sự góp mặt của các tay vợt hàng đầu thế giới.[70]

Lee Chong Wei bắt đầu với việc giành mọi danh hiệu ở các giải anh tham dự, cú ăn ba danh hiệu Super Series đầu tiên. Anh giành chức vô địch Hàn Quốc Mở rộng đầu tiên,[71] danh hiệu Malaysia Mở rộng lần thứ sáu,[72] và đánh bại Kenichi Tago để vô địch giải đấu lâu đời nhất và danh giá bậc nhất trên thế giới, giải Toàn Anh Mở rộng, danh hiệu Toàn Anh đầu tiên kể từ khi anh tham dự vào năm 2004.[73]

Lee Chong Wei tham dự Cúp Thomas trên sân nhà. Anh đánh bại Kenichi Tago và giành điểm đầu tiên, mặc dù cuối cùng đội Malaysia đã thua (2–3) trước đội Nhật Bản.[74] Ở vòng tứ kết, anh đánh bại Peter Gade, nhờ đó giúp Malaysia vào bán kết.[75] Ở vòng bán kết đối đầu với Trung Quốc, Lee Chong Wei đã thất bại trước Lâm Đan, chấm dứt kỉ lục 18 trận bất bại của anh từ đầu năm.[76]

Vào tháng 6, Lee Chong Wei thất bại tại vòng tứ kết Singapore Mở rộng.[77] Tuy nhiên, Lee Chong Wei tỏa sáng trở lại khi vô địch Indonesia Mở rộng,[78] Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng vào tháng 7,[79] và Ma Cao Mở rộng vào tháng 8.[80] Cuối tháng 8, Lee Chong Wei bất ngờ bị loại khi đang nỗ lực tại giải Vô địch Thế giới, bị Taufik Hidayat đánh bại ở trận tứ kết.[81] Misbun cho rằng trận thua đó là do chấn thương lưng Lee Chong Wei gặp phải sau trận đấu với Rajiv Ouseph ở vòng ba.[82] Ngày 26 tháng 9, Lee Chong Wei đánh bại địch thủ lớn nhất Lâm Đan tại giải Nhật Bản Mở rộng, danh hiệu duy nhất trong giải này không thuộc về các vận động viên Trung Quốc.[83]

Vào tháng 10, anh giúp Malaysia đánh bại Ấn Độ để bảo vệ thành công huy chương vàng đồng đội tại Đại hội thể thao Thịnh vượng chung 2010, sau đó vài ngày anh tiếp tục bảo vệ thành công huy chương vàng đơn nam.[84] Tháng 11 anh giành huy chương bạc tại Đại hội Thể thao châu Á 2010. Mặc dù đánh bại đương kim vô địch thế giới Trần Kim ở bán kết, Lee Chong Wei một lần nữa nếm mùi thất bại trước địch thủ lớn nhất là Lâm Đan trong trận chung kết.[85] Vào cuối mùa giải, anh giành danh hiệu Hồng Kông Mở rộng thứ hai liên tiếp,[86] và danh hiệu Super Series Master Finals thứ ba liên tiếp.[87]

Vào tháng 1, Lee Chong Wei giành danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ bảy khi đánh bại Taufik Hidayat của Indonesia trong trận chung kết.[88] Tuy nhiên, anh không bảo vệ được danh hiệu Hàn Quốc Mở rộng, giải đấu có trị giá 1 triệu đô-la đầu tiên trên thế giới, sau khi bị Lâm Đan đánh bại sau ba ván đấu.[89] Tháng 3, Lee Chong Wei vào chung kết Toàn Anh Mở rộng lần thứ ba liên tiếp và bảo vệ thành công danh hiệu một cách thuyết phục trước Lâm Đan, và được Thủ tướng Najib Tun Razak tán dương.[90]

Trong Ngày Quốc tế Lao động, anh lần đầu tiên giành danh hiệu Ấn Độ Mở rộng,[91] và cũng giành giải Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng một tuần sau đó.[92] Bất chấp việc Lee Chong Wei đã thắng tất cả những trận đấu anh tham dự tại Cúp Sudirman, Malaysia phải dừng bước ở tứ kết, sau khi thất bại trước Hàn Quốc 2–3.[93][94][95] Cuối tháng 6, anh giành danh hiệu Indonesia Mở rộng, trở thành người đầu tiên ba lần vô địch giải đấu mà không phải người Indonesia.[96]

Hi vọng trở thành người Malaysia đầu tiên giành huy chương vàng ở giải Vô địch Thế giới của Lee Chong Wei đã không thành khi anh thất bại trước Lâm Đan trong trận chung kết. Lee Chong Wei dẫn trước trong hầu hết thời gian nhưng lại để mất hai điểm quan trọng trong ván quyết định.[97] Vào tháng 9, Lee Chong Wei cũng thất bại trong việc bảo vệ chức vô địch Nhật Bản Mở rộng sau khi thất bại trước ngôi sao đang lên của Trung Quốc Kham Long.[98] Vào tháng 10, một lần nữa Lee Chong Wei thất bại trước Kham Long trong nỗ lực giành danh hiệu Đan Mạch Mở rộng lần thứ hai.[99] Một tuần sau anh vô địch giải Pháp Mở rộng.[100] Sau đó anh thất bại trong 3 trận bán kết tại Hồng Kông Mở rộng,[101] Trung Quốc Mở rộng,[102]Super Series Master Finals.[103]

Lee Chong Wei đang thi đấu trong trận bán kết tại Thế vận hội 2012

Lee Chong Wei khởi đầu năm Olympic với danh hiệu Super Series đầu tiên của mùa giải, Hàn Quốc Mở rộng. Anh gặp lại Lâm Đan giống như trận chung kết trước đó, nhưng lần này anh đã phục thù thành công sau 3 ván.[104] Một tuần sau, anh giành danh hiệu Malaysia thứ tám (và thứ năm liên tiếp), nhờ đó ngang bằng với số lần vô địch của Wong Peng Soon (Hoàng Bỉnh Tuyền) giành được giữa các năm 1940 và 1953.[105]

Vào tháng 3, Lee Chong Wei thất bại tại Toàn Anh Mở rộng khi anh phải bỏ cuộc tại ván thứ hai để nhận trợ giúp y tế vì ba nguyên nhân. Điều này đập tan hi vọng trở thành người đầu tiên vô địch 3 giải Toàn Anh Mở rộng liên tiếp của Lee Chong Wei.[106] Tháng 4, anh bị Shon Wan-ho của Hàn Quốc đánh bại trong trận chung kết Ấn Độ Mở rộng,[107] nhưng đã bảo vệ thành công danh hiệu Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng lần thứ 4 vào tháng 5.[108] Lee Chong Wei phải nghỉ thi đấu 3 tới 4 tuần do chấn thương mắt cá chân gặp phải khi thi đấu tại bảng C Cúp Thomas với Đan Mạch.[109]

Lee Chong Wei quay lại thi đấu lần đầu tiên kể từ sau khi hồi phục chấn thương để tham gia Thế vận hội London. Anh thắng sát nút Ville Lång của Phần Lan ở vòng đầu tiên,[110] và chịu áp lực vì trận thắng khó khăn.[111] Ở vòng hai, anh thắng nhẹ nhàng tay vợt của Indonesia Simon Santoso,[112] trước khi hạ Kashyap Parupalli của Ấn Độ ở tứ kết.[113] Trong vòng bán kết, anh đánh bại Kham Long của Trung Quốc trong 2 game trắng bất chấp dự đoán rằng Kham Long rất khó bị hạ, và gặp lại Lâm Đan trong trận chung kết giống như năm 2008.[114] Đây là lần chạm trán thứ hai tại Wembley Arena đối với cả hai tay vợt kể từ Giải vô địch Thế giới 2011. Lee Chong Wei dẫn trước khi thắng ván thứ nhất nhưng Lâm Đan đưa trận đấu về thế cân bằng. Mặc dù Lee Chong Wei dẫn trước trong hầu hết thời gian của ván thứ ba, Lâm Đan lại san bằng điểm số và hạ anh trong gang tấc 21–19, khiến Lee Chong Wei một lần nữa nhận huy chương bạc.[115] Nhà phân tích thể thao của BBC Gail Emms nói, "Các bạn không thể đòi hỏi nhiều hơn từ Lee Chong Wei."[116]

Anh thắng giải Nhật Bản Mở rộng và Đan Mạch Mở rộng khi trở lại thi đấu từ sau Thế vận hội London,[117][118] nhưng đã thất bại trong trận chung kết giải Hồng Kông Mở rộng, chỉ vài ngày sau khi anh kết hôn.[119] Lee Chong Wei kết thúc năm 2012 với việc thất bại tại trận mở màn của Super Series Master Finals và sau đó rút khỏi giải đấu do chấn thương đùi.[120]

Lee Chong Wei giành danh hiệu Hàn Quốc Mở rộng lần thứ ba.[121] Một tuần sau, anh giành danh hiệu Malaysia Mở rộng lần thứ chín, phá vỡ kỉ lục tám lần vô địch trước đó của Hoàng Bỉnh Tuyền.[122] Sau đó anh thất bại trong trận chung kết Toàn Anh Mở rộng dưới tay Thầm Long. Lee Chong Wei cho biết anh thất vọng về màn trình diễn của mình trong giải đấu, bất chấp việc đã lọt vào trận chung kết.[123][124]

Trong tháng 4, anh thất bại trong trận bán kết giải Úc Mở rộng, trước tay vợt trẻ người Trung Quốc Điền Hậu Uy.[125] Sau đó anh giành danh hiệu Ấn Độ Mở rộng lần thứ hai và Indonesia Mở rộng lần thứ năm.[126][127] Vào tháng 8, Lee Chong Wei vào tới trận chung kết Giải vô địch Thế giới, nhưng hi vọng của anh một lần nữa bị dập tắt giống như trận chung kết năm 2011 và chung kết Á vận hội 2010 khi thất bại trước Lâm Đan. Anh bị chuột rút chân ở gần cuối ván thứ ba. Sau khi cố gắng tiếp tục thi đấu, anh đã phải bỏ cuộc và sau đó được đưa tới bệnh viện.[128]

Sau giải Vô địch Thế giới, Lee Chong Wei tham gia bốn giải đấu Super Series. Đầu tiên, anh giành được danh hiệu Nhật Bản mở rộng lần thứ tư.[129] Sau đó, anh thua trong trận chung kết Đan Mạch Mở rộng và vòng bán kết Pháp Mở rộng,[130][131] và lại chiến thắng tại Hồng Kông Mở rộng.[132]

Lee Chong Wei giành kỷ lục với danh hiệu Chung kết Masters lần thứ tư, giải đấu kết thúc Super Series.[133]

Trong tháng 1, Lee Chong Wei thất bại trung trận chung kết Hàn Quốc Mở rộng trước Thầm Long, đây là thất bại thứ tư liên tiếp của anh trước Thầm Long.[134] Một tuần sau đó, Lee Chong Wei lần thứ 10 giành danh hiệu vô địch Malaysia Mở rộng. Ngay sau chiến thắng, anh tuyên bố đây là lần thi đấu cuối cùng của anh tại Malaysia Mở rộng, do anh sẽ đáng giá tình trạng của mình sau Á vận hội và có thể giải nghệ nếu kết quả không tốt.[135]

Anh cũng lần thứ ba giành danh hiệu vô địch tại giải Toàn Anh Mở rộng và Ấn Độ Mở rộng.[136][137] Tuy nhiên, anh thất bại trước Simon Santoso trong trận chung kết Singapore Mở rộng.[138] Lee Chong Wei giành chiến thắng trong mọi trận thi đấu mà anh tham dự tại |Thomas Cup, Malaysia tiến vào chung kết và bại trước Nhật Bản với tỷ số 3-2.[139]

Trong tháng 6, anh giành thắng lợi tại giải Nhật Bản Mở rộng năm thứ ba liên tiếp và là lần thứ 5.[140] Anh thất bại trong trận bát kết của Indonesia Mở rộng, chấm dứt hy vọng của anh về việc chín lần liên tiếp vào chung kết Super Series.[141]

Trong tháng 8, Lee Chong Wei lần thứ ba xếp thứ nhì tại giải vô địch thế giới, thất bại trước Kham Long trong trận chung kết.[142] Anh lại thất bại trước Thầm Long trong bán kết đội tuyển Á vận hội Incheon,[143] và thất bại trước Lâm Đan trong bán kết đơn vài ngày sau đó.[144]

Tháng 10 năm 2014, truyền thông địa phương tường thuật rằng Liên đoàn Cầu lông Malaysia xác nhận rằng một trong những tay vợt hàng đầu quốc gia có kết quả xét nghiệm dương tính với dexamethasone sau khi mẫu nước tiểu được lấy trong Giải vô địch Thế giới từ cuối tháng 8.[145] Danh tính của tay vợt không được tiết lộ song dư luận phổ biến cho rằng đó là Lee Chong Wei. Dexamathasone không phải là loại thuốc nâng cao thành tích mà là một loại corticosteroid kháng viêm thường dùng và sẽ không phạm luật nếu được sử dụng trong thời gian nghỉ thi đấu nhằm hồi phục sau chấn thương, song được cho là bất hợp pháp nếu bị phát hiện trong cơ thể của vận động viên trong khi thi đấu.[146]

Ngày 5 tháng 11, Lee Chong Wei đi máy bay sang Na Uy nhằm chứng kiếm việc thử nghiệm mẫu "B" của anh tại Bệnh viện Đại hội Oslo, sau khi mẫu "A" đã được kiểm tra với kết quả dương tính trong tháng 10.[147] Kết quả được một quan chức thể thao Malaysia công bố vào ngày 8 tháng 11, người này xác nhận mẫu "B" của anh cũng có kết quả dương tính. Người này từ chối nhận diện vận động viên song một quan chức thể thao khác xác nhận với AP rằng người này mang họ Lee.[148]

Ngày 11 tháng 11 năm 2014, Liên đoàn Cầu lông thế giới xác nhận rằng Lee Chong Wei bị tạm thời đình chỉ thi đấu do vi phạm hiển nhiên quy định chống doping.[149] Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 11 tháng 4 năm 2015 tại Amsterdam.[150]

Ngày 27 tháng 4 năm 2015, Lee Chong Wei nhận án phạt tám tháng tính từ khi bị đình chỉ vì vi phạm quy định chống doping. Ban hội thẩm bị thuyết phục rằng Lee Chong Wei không có mục đích gian lận và cho phép anh tiếp tục sự nghiệp vào ngày 1 tháng 5 năm 2015. Lee Chong Wei bị tước huy chương bạc tại Giải vô địch Thế giới 2014 song được phép giữ hai huy chương đồng tại Á vận hội 2014.[151]

Sudirman Cup là giải đấu đầu tiên mà Lee Chong Wei tham dự sau khi bị đình chỉ, anh thắng toàn bộ ba trận mình thi đấu trong giải này.[152] Sau đó anh lần lượt chiến thắng tại Giải Mỹ mở rộng và Canada Mở rộng.[153] Lee Chong Wei đứng vị trí thứ nhì tại Giải vô địch Thế giới sau khi thất bại trước Thầm Long trong trận chung kết.[154]

Sau Giải vô địch Thế giới, Lee Chong Wei bị loại tại các vòng đầu của ba giải. Đầu tiên, anh bị loại tại vòng hai của Giải Nhật Bản mở rộng,[155] tiếp đến là vòng loại của Giải Hàn Quốc mở rộng,[156] và sau đó là vòng hai của Giải Đan Mạch mở rộng.[157]

Sau các thất bại này, Lee Chong Wei bật lên để giành chiến thắng tại Giải Pháp mở rộng,[158] tiếp đến là chiến thắng đầu tiên tại Giải Trung Quốc mở rộng, trở thành tay vợt nam đầu tiên giành toàn bộ các danh hiệu Super Series.[159] Tuần sau, Lee Chong Wei giành thắng lợi tại Giải Hồng Kông mở rộng.[160] Tuy nhiên, anh không đủ điều kiện tham dự Super Series Finals.

Tháng 1, Lee Chong Wei lần thứ năm giành danh hiệu tại Malaysia Masters.[161] Đến tháng 3, anh thất bại tại vòng đầu của giải Toàn Anh mở rộng,[162] và cũng dừng chân tại vòng hai của Giải Ấn Độ mở rộng.[163] Trong tháng 4, anh lần thứ 11 giành danh hiệu Malaysia mở rộng,[164] tiếp đến anh lần thứ hai giành chức vô địch tại Giải vô địch Cầu lông châu Á.[165] Tại Thomas Cup trong tháng 5, Malaysia thất bại trước Đan Mạch trong bán kết mặc dù Lee Chong Wei chiến thắng tất cả các trận đấu mà anh tham dự.[166] Trong tháng 6, Lee Chong Wei lần thứ 6 giành chức vô địch tại Giải Indonesia mở rộng, là tay vợt thứ ba và đầu tiên không phải là người Indonesia giành danh hiệu này sáu lần.[167] Anh dự định thi đấu tại Giải Úc mở rộng, song rút lui do chấn thương bắp.[168]

Ngày 5 tháng 8 năm 2016, Lee Chong Wei được cầm quốc kỳ Malaysia trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè tại Rio de Janeiro.[169] Trong nội dung đơn nam, anh đánh bại tay vợt Lâm Đan trong trận bán kết.[170] Tuy nhiên, anh thất bại trước Thầm Long trong trận chung kết, đây là thất bại thứ ba liên tiếp của anh tại một trận chung kết Thế vận hội.[171]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách giải thưởng của Lee Chong Wei.

Giải thưởng Năm Tổng cộng Chú thích
Vận động viên Penang 2005, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 6 [172][173][174][175][176][177]
Vận động viên quốc gia 2005, 2008, 2011, 2012 4 [178][179][180][181]
Vận động viên của năm của BWF 2009, 2010, 2011 3 [182][183]
Vận động viên Thế vận hội của năm 2008, 2012 2 [184][185]
Giải thưởng của Hiệp hội ký giả thể thao Malaysia (SAM) 2009 1 [186]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận chung kết trong sự nghiệp (56 danh hiệu, 30 lần về nhì)

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích Năm Giải đấu Đối thủ trong trận chung kết Tỉ số
1 2018 Malaysia Mở rộng Nhật Bản Momota Kento 21-17, 23-21
1 2016 Nhật Bản Mở rộng (6) Đan Mạch Jan Ø. Jørgensen 21–18, 15–21, 21–16
2 2016 Thế vận hội Trung Quốc Kham Long 18–21, 18–21
1 2016 Indonesia Mở rộng (6) Đan Mạch Jan Ø. Jørgensen 17–21, 21–19, 21–17
1 2016 Vô địch châu Á (2) Trung Quốc Kham Long 21–17, 15–21, 21–13
1 2016 Malaysia Mở rộng (11) Trung Quốc Kham Long 21–13, 21–8
1 2016 Malaysia Masters (5) Malaysia Iskandar Zulkarnain Zainuddin 21–18, 21–11
1 2015 Hồng Kông Mở rộng (4) Trung Quốc Điền Hậu Uy 21–16, 21–15
1 2015 Trung Quốc Mở rộng Trung Quốc Kham Long 21–15, 21–11
1 2015 Pháp Mở rộng (3) Đài Bắc Trung Hoa Chu Thiên Thành 21–13, 21–18
2 2015 Vô địch Thế giới Trung Quốc Kham Long 14–21, 17–21
1 2015 Canada Mở rộng Hồng Kông Ngũ Gia Lãng 21–17, 21–13
1 2015 Mỹ Mở rộng Đan Mạch Hans-Kristian Vittinghus 22–20, 21–12
2 2014 Giải vô địch cầu lông thế giới Trung Quốc Kham Long 19–21, 19–21
1 2014 Nhật Bản Mở rộng (5) Hồng Kông Hồ Vân 21–14, 21–12
2 2014 Singapore Mở rộng Indonesia Simon Santoso 15–21, 10–21
1 2014 Ấn Độ Mở rộng (3) Trung Quốc Kham Long 21–13, 21–17
1 2014 Toàn Anh Mở rộng (3) Trung Quốc Kham Long 21–13, 21–18
1 2014 Malaysia Mở rộng (10) Indonesia Tommy Sugiarto 21–19, 21–9
2 2014 Hàn Quốc Mở rộng Trung Quốc Kham Long 14–21, 15–21
1 2013 Chung kết Super Series Masters (4) Indonesia Tommy Sugiarto 21–10, 21–12
1 2013 Hong Kong Mở rộng (3) Indonesia Sony Dwi Kuncoro 21–13, 21–9
2 2013 Đan Mạch Mở rộng Trung Quốc Kham Long 22–24, 19–21
1 2013 Nhật Bản Mở rộng (4) Nhật Bản Tago Kenichi 23–21, 21–17
2 2013 Giải vô địch cầu lông thế giới Trung Quốc Lâm Đan 21–16, 13–21, 17–20r
1 2013 Indonesia Mở rộng (5) Đức Marc Zwiebler 21–15, 21–14
1 2013 Ấn Độ Mở rộng (2) Nhật Bản Kenichi Tago 21–15, 18–21, 21–17
2 2013 Toàn Anh Mở rộng Trung Quốc Kham Long 17–21, 18–21
1 2013 Malaysia Mở rộng (9) Indonesia Sony Dwi Kuncoro 21–7, 21–8
1 2013 Hàn Quốc Mở rộng (3) Trung Quốc Đỗ Bằng Vũ 21–12, 21–15
2 2012 Hồng Kông Mở rộng Trung Quốc Kham Long 19–21, 17–21
1 2012 Đan Mạch Mở rộng (2) Trung Quốc Đỗ Bằng Vũ 15–21, 21–12, 21–19
1 2012 Nhật Bản Mở rộng (3) Thái Lan Boonsak Ponsana 21–18, 21–18
2 2012 Thế vận hội Trung Quốc Lâm Đan 21–15, 10–21, 19–21
1 2012 Malaysia Open Grand Prix Gold (4) Indonesia Sony Dwi Kuncoro 17–21, 21–8, 21–10
2 2012 Ấn Độ Mở rộng Hàn Quốc Shon Wan-ho 18–21, 21–14, 19–21
2 2012 Toàn Anh Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 19–21, 2–6r
1 2012 Malaysia Mở rộng (8) Nhật Bản Tago Kenichi 21–6, 21–13
1 2012 Hàn Quốc Mở rộng (2) Trung Quốc Lâm Đan 12–21, 21–18, 21–14
1 2011 Pháp Mở rộng (2) Nhật Bản Tago Kennichi 21–16, 21–11
2 2011 Đan Mạch Mở rộng Trung Quốc Kham Long 15–21, 18–21
2 2011 Nhật Bản Mở rộng Trung Quốc Kham Long 8–21, 21–10, 19–21
2 2011 Vô địch thế giới Trung Quốc Lâm Đan 22–20, 14–21, 21–23
1 2011 Indonesia Mở rộng (4) Đan Mạch Peter Gade 21–11, 21–7
1 2011 Malaysia Open Grand Prix Gold (3) Trung Quốc Bào Xuân Lai 21–9, 21–19
1 2011 Ấn Độ Mở rộng (1) Đan Mạch Peter Gade 21–12, 12–21, 21–15
1 2011 Toàn Anh Mở rộng (2) Trung Quốc Lâm Đan 21–17, 21–17
2 2011 Hàn Quốc Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 19–21, 21–14, 16–21
1 2011 Malaysia Mở rộng (7) Indonesia Taufik Hidayat 21–8, 21–17
1 2010 Chung kết Super Series Masters Finals (3) Đan Mạch Peter Gade 21–9, 21–14
1 2010 Hồng Kông Mở rộng (2) Indonesia Taufik Hidayat 21–19, 21–9
2 2010 Á vận hội Trung Quốc Lâm Đan 13–21, 21–15, 10–21
1 2010 Đại hội Thể thao Thịnh vượng chung (2) Anh Rajiv Ouseph 21–10, 21–8
1 2010 Nhật Bản Mở rộng (2) Trung Quốc Lâm Đan 22–20, 16–21, 21–17
1 2010 Macau Open Grand Prix Gold (2) Hàn Quốc Lee Hyun-il không thi đấu
1 2010 Malaysia Open Grand Prix Gold (2) Malaysia Hoàng Tôn Hàn 21–8, 14–21, 21–15
1 2010 Indonesia Mở rộng (3) Indonesia Taufik Hidayat 21–19, 21–8
1 2010 Toàn Anh Mở rộng (1) Nhật Bản Tago Kenichi 21–19, 21–19
1 2010 Malaysia Mở rộng (6) Thái Lan Boonsak Ponsana 21–13, 21–7
1 2010 Hàn Quốc Mở rộng (1) Đan Mạch Peter Gade 21–12, 21–11
1 2009 Chung kết Super Series Masters (2) Hàn Quốc Park Sung-hwan 21–17, 21–17
1 2009 Hồng Kông Mở rộng (1) Đan Mạch Peter Gade 21–13, 13–21, 21–16
1 2009 Macau Open Grand Prix Gold (1) Malaysia Hoàng Tông Hàn 21–15, 21–19
1 2009 Malaysia Open Grand Prix Gold (1) Trung Quốc Kham Long 21–16, 21–9
1 2009 Indonesia Mở rộng (2) Indonesia Taufik Hidayat 21–9, 21–14
1 2009 Thụy Sĩ Mở rộng (2) Trung Quốc Lâm Đan 21–16, 21–16
2 2009 Toàn Anh Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 19–21, 12–21
2 2009 Hàn Quốc Mở rộng Đan Mạch Peter Gade 18–21, 21–10, 17–21
1 2009 Malaysia Mở rộng (5) Hàn Quốc Park Sung-hwan 21–14, 21–13
1 2008 Chung kết Super Series Masters (1) Đan Mạch Peter Gade 21–8, 21–16
2 2008 Trung Quốc Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 18–21, 9–21
2 2008 Macau Open Grand Prix Gold Indonesia Taufik Hidayat 19–21, 15–21
2 2008 Nhật Bản Mở rộng Indonesia Sony Dwi Kuncoro 17–21, 11–21
2 2008 Thế vận hội Trung Quốc Lâm Đan 12–21, 8–21
1 2008 Singapore Mở rộng Indonesia Simon Santoso 21–13, 21–5
2 2008 Thụy Sĩ Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 13–21, 18–21
1 2008 Malaysia Mở rộng (4) Hàn Quốc Lee Hyun-il 21–15, 11–21, 21–17
2 2007 Hồng Kông Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 21–9, 15–21, 15–21
2 2007 Trung Quốc Mở rộng Trung Quốc Bào Xuân Lai 12–21, 13–21
1 2007 Pháp Mở rộng (1) Trung Quốc Bào Xuân Lai 21–11, 21–14
1 2007 Nhật Bản Mở rộng (1) Indonesia Taufik Hidayat 22–20, 19–21, 21–19
1 2007 Philippines Mở rộng Trung Quốc Trần Hoành 21–9, 21–15
1 2007 Indonesia Mở rộng (1) Trung Quốc Bào Xuân Lai 21–15, 21–16
2 2006 Hồng Kông Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 19–21, 21–8, 16–21
2 2006 Ma Cao Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 18–21, 21–18, 18–21
2 2006 Trung Hoa Đài Bắc Mở rộng Trung Quốc Lâm Đan 18–21, 21–12, 11–21
1 2006 Malaysia Mở rộng (3) Trung Quốc Lâm Đan 21–18, 18–21, 23–21
1 2006 Vô địch châu Á Thái Lan Boonsak Ponsana 21–12, 21–16
1 2006 Đại hội Thể thao Thịnh vượng chung (1) Malaysia Hoàng Tông Hàn 21–13, 21–12
1 2006 Thụy Sĩ Mở rộng (1) Trung Quốc Hạ Huyên Trạch 15–8, 15–0
1 2005 Đan Mạch Mở rộng (1) Malaysia Muhammad Hafiz Hashim 17–14, 15–8
1 2005 Malaysia Mở rộng (2) Trung Quốc Lâm Đan 17–15, 9–15, 15–9
1 2004 Trung Hoa Đài Bắc Mở rộng Malaysia Quan Minh Hồng 15–4, 15–10
2 2004 Singapore Mở rộng Đan Mạch Kenneth Jonassen 15–17, 4–15
1 2004 Malaysia Mở rộng (1) Hàn Quốc Park Sung-hwan 15–13, 15–12
1 2003 Malaysia Satellite Malaysia Quan Minh Hồng 15–7, 15–9
2 2003 India Satellite Malaysia Dương Giai Tân 5–15, 13–15
2 2003 Malaysia Mở rộng Trung Quốc Trần Hoành 9–15, 5–15
     giải đấu trong hệ thống Super Series
     giải đấu trong hệ thống Grand Prix Gold và Grand Prix

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dare to be a Champion. Bukuganda Digital & Publication. 2012. tr. 215. ISBN 9789671084328. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2013.
  2. ^ “最新世界排名 林丹压宗伟重返第一”. Quang Hoa nhật báo. ngày 21 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ “马来西亚选手李宗伟向历史纪录挑战 中国三虎围剿林丹最有威胁”. Malaysia International Education Alliance. Schoolmy.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “[羽球]李宗伟:中马间的"二道贩子"和黄妙珠是"好友". Sina Sport (bằng tiếng Trung). sports.dl.net.cn. ngày 11 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ “Interview with Lee Chong Wei”. Badminton-Information. ngày 25 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008.
  6. ^ “Lee gets all clear after car crash”. Gulf Times. ngày 6 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008.
  7. ^ “$1,300 pension for Malaysian shuttler”. asiaonenews. ngày 20 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008.
  8. ^ “Datukship for Lee Chong Wei”. asiaonenews. ngày 20 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008.
  9. ^ “Malaysian badminton star Lee Chong Wei to be UNICEF ambassador”. gulfnews.com. ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2009.
  10. ^ “Chong Wei receives Darjah Bakti award”. newsabahtimes.com.my. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  11. ^ “Lee Chong Wei bio”. NBC Olympics. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008. [liên kết hỏng]
  12. ^ “Shuttler courts question marks over marriage date”. The Star. ngày 8 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2012.
  13. ^ Lim, Yvonne (ngày 9 tháng 11 năm 2012). “Chong Wei, Mew Choo hold grand and glitzy wedding reception”. The Star. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  14. ^ “Chong Wei to name his son, due to be born today Kingston Lee”. The Star. ngày 12 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ Paul, Rajes (ngày 9 tháng 7 năm 2015). “Chong Wei at ease after birth of second son”. The Star. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
  16. ^ “PM presents PNB shares to Lee Chong Wei”. BAM. ngày 16 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2011.
  17. ^ “Top shuttler's new role”. asiaone. ngày 31 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
  18. ^ Paul, Rajes (ngày 17 tháng 12 năm 2011). “Chong Wei and Lin Dan move into the semis while promoting life stories”. The Star. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  19. ^ Paul, Rajes (ngày 8 tháng 9 năm 2003). “Ruthless Chen Hong ended Chong Wei's fairy tale run”. The Star. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  20. ^ Letchumanan, Jaiarajo (ngày 6 tháng 8 năm 2008). “Best Chance Of An Olympic Gold In Chong Wei's Court”. Bernama. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  21. ^ “Lin to clash with Taufik”. The Hindu. ngày 22 tháng 8 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  22. ^ “Badminton: Chong Wei and Chan-Koo victorious in Basel”. The Star. ngày 9 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  23. ^ Paul, Rajes (ngày 19 tháng 6 năm 2006). “Double joy for Malaysia”. The Star. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  24. ^ “Commonwealth Games day 11 review”. BBC Sport. ngày 26 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009. [liên kết hỏng]
  25. ^ Paul, Rajes (ngày 1 tháng 7 năm 2006). “Chong Wei reaches top spot for first time”. The Star. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  26. ^ Paul, Rajes (ngày 8 tháng 9 năm 2006). “Badminton: Chong Wei is top seed”. The Star. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  27. ^ “Bao knocks out top-seeded Ly Chong Wei in badminton World Championships quarterfinals”. The Associated Press. ngày 22 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  28. ^ “Chong Wei makes timely return to form in Jakarta”. The Star. ngày 14 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  29. ^ Teik Huat, Lim (ngày 31 tháng 12 năm 2007). “Badminton: Boost for Chong Wei”. The Star. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  30. ^ Teik Huat, Lim (ngày 17 tháng 6 năm 2007). “Badminton: Lee Chong Wei shows his mettle”. The Star. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  31. ^ “Anup Sridhar posts another upset win”. The Hindu. ngày 17 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  32. ^ Paul, Rajes (ngày 31 tháng 8 năm 2007). “BAM chief wants Chong Wei and Kim Hock to improve relationship”. The Star. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  33. ^ “Lee Chong Wei wins men's singles at Malaysian Open badminton”. People's Daily Online. ngày 21 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008.
  34. ^ “Badminton: Malaysia's Lee Chong Wei wins men's singles title in Singapore Open”. Channelnewsasia. ngày 15 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  35. ^ “李宗伟弃赛李炫一晋级,八强战将上演韩国德比战”. bbeshop. ngày 24 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008.
  36. ^ “China stays on course to win singles titles at All England Open”. The Associated Press. International Herald Tribune. ngày 8 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  37. ^ “Chinese back to winning ways in Swiss finals”. China Daily. ngày 17 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  38. ^ Chin, Dan Guen (ngày 21 tháng 4 năm 2008). “Looking Towards Jakarta”. Bernama. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  39. ^ “China defeats Malaysia to advance to final of Thomas Cup”. The Associated Press. International Herald Tribune. ngày 16 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  40. ^ “Britain's Robertson, Emms advance in badminton”. The Associated Press. International Herald Tribune. ngày 12 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  41. ^ “Lee in top form in Badminton Singles”. beijing2008.cn. ngày 14 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  42. ^ “Lee stumbles but prevails”. beijing2008.cn. ngày 15 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  43. ^ “Lin Dan of China defeats Malaysia's Lee Chong in men's final”. The Associated Press. International Herald Tribune. ngày 17 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  44. ^ “Sony Ruins Lee Chong Wei's Japan Title Hopes”. Badminton-Information. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  45. ^ “Macau Grand Prix Gold 2008: Taufik Hidayat Takes Out Lee Chong Wei to Regain Form”. BVM. ngày 7 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  46. ^ 'Super Dan' outplays Chong Wei yet again in China”. The Malaysian Insider. ngày 23 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  47. ^ “French Open Super Series 2008: Gade And Taufik Set For Showdown”. BVM. ngày 1 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  48. ^ “Badminton: Chong Wei bogged down by pressure”. voiceofmalaysian.com. ngày 16 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  49. ^ Paul, Rajes (ngày 27 tháng 11 năm 2008). “Old knee injury haunts Chong Wei at HK Open”. The Star. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  50. ^ “中国香港羽毛球超级赛 "水货一哥"临阵脱逃” (bằng tiếng Trung). Sohu Sport. ngày 27 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  51. ^ “三大症状困扰大马一哥 林丹给李宗伟留下病根”. QQ Sports (bằng tiếng Trung). CCTV.com. ngày 26 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  52. ^ “黄佩娴卫冕女单 李宗伟笑缔7连霸” (bằng tiếng Trung). Quang Hoa nhật báo. ngày 12 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  53. ^ “Lee beats Gade to wins Super Series final”. Reuters. ngày 21 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  54. ^ “Lee Chong Wei defends title at Malaysia Open”. Xinhua. China Daily. ngày 12 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2009.
  55. ^ “Danish Ace Dashes Chong Wei's Hat-trick Hopes”. Bernama. ngày 18 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2009.
  56. ^ “Badminton: China sweep titles”. Sky Sports. ngày 8 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
  57. ^ “Chong Wei Tames Super Dan To Clinch Swiss Open Title”. Bernama. ngày 15 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  58. ^ “Top-ranked Lee Chong Wei of Malaysia eliminated in first round”. The Associated Press. International Herald Tribune. ngày 25 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2009.
  59. ^ “Top shuttler Lee Chong Wei tells India to improve conditions”. AFP. Google. ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2009.
  60. ^ Paul, Rajes (ngày 18 tháng 5 năm 2009). “Skipper Chong Wei proud of Malaysia's first-ever bronze”. The Star. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
  61. ^ “Lee Chong Wei wins men's singles gold at Indonesia Open”. People's Daily Online. ngày 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  62. ^ Paul, Rajes (ngày 29 tháng 6 năm 2009). “Chong Wei crushes Chinese youngster Chen Long in 32 phút”. The Star. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  63. ^ Singh, Patwant (ngày 11 tháng 6 năm 2009). “Badminton: Top seed Lee Chong Wei out of Singapore Open”. Channel News Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  64. ^ “Top seeds Lee, Zhou tumble out of worlds”. The Times of India. ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2010. [liên kết hỏng]
  65. ^ Paul, Rajes (ngày 31 tháng 8 năm 2009). “Badminton: Choong Hann comes up short in second straight final”. The Star. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
  66. ^ “Lin fights into China Masters final”. China.org.cn. ngày 20 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  67. ^ “Chong Wei sent packing”. Daily Express. ngày 25 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  68. ^ “World No. 1 Lee Chong Wei wins first title after injury break at Hong Kong Badminton Open”. People's Daily Online. ngày 15 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  69. ^ “Jorgensen enters China Open badminton final with luck”. People's Daily Online. ngày 21 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  70. ^ “Malaysia grabs three of five Super Series titles”. The Times of India. AFP. ngày 6 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  71. ^ “Badminton: China dominate at Korea Open”. channelnewsasia.com. ngày 17 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  72. ^ “PROTON Malaysia Open 2010: China 3 Malaysia 2”. Badminton World Federation. ngày 24 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  73. ^ “World No.1 Lee Chong Wei clinches men's title at All England”. China Daily. ngày 15 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  74. ^ “Japan loss, outburst hit Malaysia's Thomas Cup hopes”. The Times of India. ngày 12 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  75. ^ “Thomas Cup: Malaysia in semi-final with 3–2 win over Denmark”. The Star. ngày 12 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  76. ^ “Misbun expects Chong Wei to return stronger after Lin Dan jolt”. The Star. ngày 16 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  77. ^ Gilmour, Rod (ngày 19 tháng 6 năm 2010). “Malaysia's Lee Chong Wei sent packing from Singapore badminton Open”. Telegraph.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  78. ^ “Malaysia's Lee Chong Wei defeats Taufik Hidayat to lift Indonesia Open”. Telegraph.co.uk. ngày 27 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  79. ^ Gilmour, Rod (ngày 11 tháng 7 năm 2010). “Malaysian Open 2010: Lee Chong Wei predictably lifts home Grand Prix”. Telegraph.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2010.
  80. ^ Paul, Rajes (ngày 2 tháng 8 năm 2010). “Hyun-il concedes walkover to Chong Wei in Macau final”. The Star. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
  81. ^ Gilmour, Rod (ngày 27 tháng 8 năm 2010). “World Badminton Championships 2010: Lee Chong Wei and Lin Dan in shock exits”. Telegraph.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2010.
  82. ^ “Unexpected back injury crushes Lee's world title hopes”. The Star. ngày 29 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2010.
  83. ^ “London 2012 – Chong Wei foils Chinese clean-sweep”. Yahoo! Eurosport. Reuters. ngày 26 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010.
  84. ^ “Malaysia scores badminton gold rush”. ABC Grandstand Sport. AFP. ngày 14 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2010.
  85. ^ “Asian Games: Lin Dan powers past Lee Chong Wei to grab badminton gold”. The Times of India. ngày 21 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2010.
  86. ^ “Lee Chong Wei take Hong Kong Open title”. The Times of India. ngày 12 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  87. ^ Thompson, Dave (ngày 9 tháng 1 năm 2011). “Chong Wei lands third Super Series Finals title”. Reuters India. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  88. ^ Paul, Rajes (ngày 24 tháng 1 năm 2011). “Lee just too good for Taufik in final”. The Star. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
  89. ^ “China cash in at $1.2 million Korean Open”. The Times of India. Reuters. ngày 31 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2011.
  90. ^ Gilmour, Rod (ngày 13 tháng 3 năm 2011). “All England Badminton 2011: Lee Chong Wei gets a prime-time call after retaining title in Birmingham”. The Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2011.
  91. ^ “Chong Wei wins India Open Super Series”. News One. ngày 1 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  92. ^ “Chong Wei wins Malaysia Open”. The Star. ngày 8 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2011.
  93. ^ “Lee Chong Wei primed for Indonesia”. The Times of India. ngày 24 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2011. [liên kết hỏng]
  94. ^ “Lee, Gade prove class at Sudirman Cup”. The Times of India. ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2011. [liên kết hỏng]
  95. ^ “Sudirman Cup: Malaysia fails to qualify for semis”. The Star. ngày 26 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2011.
  96. ^ “London 2012 – Lee Chong Wei completes Indonesia hat-trick”. Yahoo! Eurosport. ngày 26 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2011.
  97. ^ “Lin, Wang keep Chinese badminton sweep on track”. AFP. ngày 14 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
  98. ^ “Chen shocks Lee Chong Wei to win Japan Open badminton tournament”. AFP. ngày 25 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  99. ^ “Chen Long wins Denmark Open, stunning Lee Chong Wei again”. China.org.cn. ngày 24 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2011.
  100. ^ Paul, Rajes (ngày 31 tháng 10 năm 2011). “World No. 1 Chong Wei rakes in another title in France”. The Star. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.
  101. ^ Danlu, Tang (ngày 20 tháng 11 năm 2011). "Super Dan" ends Lee Chong Wei, Baun upsets Wang Shixian at HK Badminton Open”. English.news.cn. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  102. ^ Paul, Rajes (ngày 27 tháng 11 năm 2011). “Chong Wei's reign under threat from resurgent world champ”. The Star. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2011.
  103. ^ Paul, Rajes (ngày 18 tháng 12 năm 2011). “Tired Lee Chong Wei crumbles”. The Star. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  104. ^ “Lee beats foe Lin Dan in Korea Open final”. The Times of India. ngày 8 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012.
  105. ^ “Badminton-Chong Wei wins Malaysia Open for Olympic boost”. Reuters. ngày 15 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  106. ^ “Lin Dan beats Chong Wei for 5th All England title”. The Times of India. ngày 11 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012.
  107. ^ “India Open final: Wan stuns Chong Wei, Li Xuerui wins”. Firstpost. ngày 30 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  108. ^ “Chong wei retains gp gold title”. Borneo Post. ngày 7 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2012.
  109. ^ Paul, Rajes (ngày 23 tháng 5 năm 2012). “Chong Wei out for three to four weeks after ankle injury”. The Star. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  110. ^ “SLOW START: Chong Wei prepares for Indonesia's Santoso”. New Straits Times. ngày 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  111. ^ “Rusty Chong Wei blames pressure for close call in first round”. The Star. ngày 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  112. ^ “Chong Wei gives improved display to reach quarter-finals”. The Star. ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  113. ^ “Chong Wei declares he's going for top prize after slaying Kashyap”. The Star. ngày 3 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  114. ^ “Heroic Chong Wei sinks Chen Long”. New Straits Times. ngày 3 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  115. ^ “London 2012 Badminton: Lin Dan beats Lee Chong Wei to win Gold”. NDTV. ngày 5 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  116. ^ “Olympics badminton: Lin Dan defeats Lee Chong Wei for gold”. BBC Sport. ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  117. ^ “Boonsak downed in Japan Open”. Bangkok Post. ngày 23 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2012.
  118. ^ Paul, Rajes (ngày 22 tháng 10 năm 2012). “Chong Wei rules Denmark Open on his birthday”. The Star. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2012.
  119. ^ “Lee Chong Wei loses to Chen Long in Hong Kong Open final”. The Star. ngày 25 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  120. ^ Teik Huat, Lim (ngày 12 tháng 12 năm 2012). “World Super Series: Chong Wei goes down in opener, pulls out from tournament due to injury”. The Star. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  121. ^ Paul, Rajes (ngày 14 tháng 1 năm 2013). “Chong Wei gets off to a roaring start by clinching Korean Open title”. The Star. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
  122. ^ “Datuk Lee Chong Wei wins ninth Malaysian Open title”. Borneo Post. ngày 21 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2013.
  123. ^ “Chinese Chen Long beats Lee Chong Wei to win first All England Open title”. English.news.cn. ngày 11 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  124. ^ “Badminton: Ambitious Lee Chong Wei wants to forget his win”. The Star. ngày 9 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  125. ^ “Chong Wei fails to qualify for Australia Open Final”. News Straits Times. ngày 6 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  126. ^ Brahma, Biswajyoti (ngày 28 tháng 4 năm 2013). “Lee Chong Wei lifts men's title at India Open”. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  127. ^ “Badminton: Lee Chong Wei wins 5th Indonesia Open title”. New Straits Times. ngày 16 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  128. ^ “Lee Chong Wei retires hurt to give 'wildcard' Lin Dan record 5th world badminton title”. NDTV Sports. ngày 11 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2013.
  129. ^ Sukumar, Dev (ngày 22 tháng 9 năm 2013). “Yonex Open Japan 2013: Day 6 - Teen Triumphs in Amazing Campaign”. Badminton World Federation. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
  130. ^ Singh, Ajitpal (ngày 21 tháng 10 năm 2013). “Lee Chong Wei lose in Denmark Open”. News Straits Times. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2013.
  131. ^ Paul, Rajes (ngày 27 tháng 10 năm 2013). “Chong Wei beaten, Kien Keat-Boon Heong in French Open final”. The Star. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2013.
  132. ^ “Super six for Chong Wei after Hong Kong win”. The Star. ngày 24 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2013.
  133. ^ “Malaysian Lee Chong Wei wins record fourth Superseries Finals title”. The Manila Times. ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2014.
  134. ^ Hearn, Don (ngày 12 tháng 1 năm 2014). “Korea Open Finals – No 4th for Lee Chong Wei”. Badzine. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2014.
  135. ^ Paul, Rajes (ngày 19 tháng 1 năm 2014). “Emotional Lee hints of retiring at year-end”. The Star. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  136. ^ “Badminton: Lee Chong Wei regains All England title in Birmingham”. Sky Sports. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  137. ^ “Lee Chong Wei wins third India Open Super Series title”. NDTV Sports. ngày 6 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  138. ^ Paul, Rajes (ngày 13 tháng 4 năm 2014). “Simon upsets Chong Wei to bag Singapore Open title”. The Star. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2014.
  139. ^ Sarkar, Pritha (ngày 28 tháng 5 năm 2014). “Japan down Malaysia to claim maiden Thomas Cup title”. Sbs.com.au. SBS. Reuters. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2014.
  140. ^ “June 15th, Ayaka Takahashi/Misaki Matsutomo Achieve Long-Awaited Win in All-Japanese Final; Lee Chong Wei Captures An Unprecedented Fifth Title”. Nippon Badminton Association. ngày 15 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2014.
  141. ^ Ming Wai, Tang (ngày 21 tháng 6 năm 2014). “Chong Wei shown exit by Tago in Jakarta”. The Star. Thestar.com.my. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2014.
  142. ^ O'Connor, Philip (ngày 1 tháng 9 năm 2014). “Chen wins world title as Lee falls short again”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  143. ^ “Asian Games: Chen Long Slays Lee Chong Wei as China Reach Badminton Final”. NDTV Sports. Agence France-Presse. ngày 22 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  144. ^ “Asian Games: Lin Dan shatters Lee Chong Wei's golden dreams”. Zee News. AFP. ngày 28 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  145. ^ Singh, Ajitpal; Peters, Fabian (ngày 21 tháng 10 năm 2014). “BAM: Top national shuttler fails doping test”. New Straits Times Online. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  146. ^ Paul, Rajes (ngày 6 tháng 11 năm 2014). “New twist to Chong Wei's doping investigation”. The Star Online. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  147. ^ Singh, Ajitpal (ngày 3 tháng 11 năm 2014). “Lee Chong Wei leaves to Oslo for his urine test”. New Straits Times Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  148. ^ “Badminton's world No1 Lee Chong Wei fails doping test”. The Guardian. Associated Press. ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  149. ^ Osborne, Paul (ngày 11 tháng 11 năm 2014). “Badminton world number one provisionally suspended over doping violation”. inside the games. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  150. ^ Naidu, Sumisha (ngày 11 tháng 3 năm 2015). “Badminton: Lee Chong Wei to appeal against doping suspension”. Channel News Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2015.
  151. ^ “Lee Chong Wei: Badminton star given eight-month ban for doping”. BBC Sport. BBC. ngày 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2015.
  152. ^ Zheng Guan, Kng (ngày 15 tháng 5 năm 2015). “Life goes on for Chong Wei after Sudirman Cup exit”. The Star. Thestar.com.my. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
  153. ^ “Lee Chong Wei wins Canada Open to take back-to-back titles”. Zee News. Reuters. ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015.
  154. ^ “Badminton: Chen beats Lee to retain world crown in Jakarta”. Channel News Asia. ngày 22 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  155. ^ “Chong Wei falters in the second round of Japan Open to Lin Dan”. The Star. ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  156. ^ Zheng Guan, Kng (ngày 15 tháng 9 năm 2015). 'Troubled' Chong Wei crashes out in Korean Open qualifiers”. The Star. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  157. ^ Paul, Rajes (ngày 16 tháng 10 năm 2015). “Chong Wei out of Denmark Open”. The Star. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  158. ^ “Chong Wei wins French Open title”. The Star. ngày 25 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  159. ^ “China Open Badminton 2015: Lee Chong Wei stuns Chen Long to sweep Superseries set”. Allenglandbadminton.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  160. ^ “Chong Wei wins Hong Kong Open”. New Straits Times. ngày 22 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  161. ^ “Chong Wei wins Malaysia Masters”. The Star. ngày 24 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2016.
  162. ^ Zheng Guan, Kng (ngày 10 tháng 3 năm 2016). “Chong Wei crashes out of All-England”. The Star Online. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  163. ^ Vasavda, Mihir (ngày 1 tháng 4 năm 2016). “India Open: Lin Dan, Lee Chong Wei get shock treatment”. The Indian Express. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  164. ^ Peter, Fabian (ngày 10 tháng 4 năm 2016). “Chong Wei crowned Malaysia Open champion for the 11th time”. New Straits Times. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  165. ^ Sukumar, Dev; Leung, Edwin (ngày 1 tháng 5 năm 2016). “Lee Chong Wei Masters Chen Long Again – Finals: Dong Feng Citroen Badminton Asia Championships”. Badminton World Federation. bwfbadminton.org. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  166. ^ Teik Huat, Lim (ngày 23 tháng 5 năm 2016). “Chong Wei bent on Olympic gold after Thomas Cup collapse”. The Star Online. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  167. ^ Zheng Guan, Kng (ngày 5 tháng 6 năm 2016). “Chong Wei wins sixth Indonesia Open title”. The Star Online. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  168. ^ Zheng Guan, Kng (ngày 7 tháng 6 năm 2016). “Chong Wei withdraws from Australian Open with muscle injury”. The Star Online. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2016.
  169. ^ Rai, Vijesh (ngày 6 tháng 8 năm 2016). “(Olympics) Chong Wei leads Malaysian contingent out at Maracana Stadium”. New Straits Times Online. nst.com.my. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  170. ^ “Rio Olympics 2016: Malaysia's Lee Chong Wei beats Lin Dan to make badminton final”. BBC Sport. BBC.com. ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  171. ^ May, Chen (ngày 20 tháng 8 năm 2016). “Olympics: China's Chen Long defeats world No. 1 Lee Chong Wei to win badminton gold”. The Straits Times. Straitstimes.com. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  172. ^ “Nicol Again Bags Top Penang Sports Award”. Bernama. ngày 29 tháng 4 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  173. ^ “李宗伟/林莉莉当选槟最佳男女运动员” (bằng tiếng Trung). Quang Hoa nhật báo. ngày 19 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2008.
  174. ^ “2008年檳體育獎‧李宗偉膺最佳男運動員”. Guang Ming Daily. ngày 9 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2010.
  175. ^ “2009年檳州體育頒獎禮 妮柯宗偉再膺最佳運動員”. ChinePress.com. ngày 17 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2010.[liên kết hỏng]
  176. ^ “Chong Wei, Nicol David crowned Penang Sportsman and Sportswoman of the Year”. The Star. ngày 29 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  177. ^ “Chong Wei, Nicol David are Penang sportsman, sportswoman again”. The Malay Mail. ngày 19 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  178. ^ Teik Huat, Lim (ngày 5 tháng 4 năm 2006). “Sports Awards: Chong Wei steals the thunder”. The Star. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009.
  179. ^ “Anugerah Olahragawan, Olahragawati Kebangsaan 2008”. Utusan Malaysia Online. ngày 24 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2010.
  180. ^ “Chong Wei and Pandelela named 2011 sportsman and sportswoman”. The Star. ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  181. ^ “Chong Wei, Pandelela crowned 2012 National Sportsman, Sportswoman”. Sin Chew Jit Poh. ngày 17 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  182. ^ “Male/Female Player of the Year Award”. BWF. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  183. ^ “Lee Chong Wei and Wang Xiaoli/Yu Yang named 2011 BWF Players of the Year”. BWF. ngày 12 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  184. ^ “Chong Wei and Yi Ting Receive Olympian Awards 2008”. Bernama. Yahoo! Malaysia News. ngày 13 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  185. ^ Paul, Rajes (ngày 15 tháng 12 năm 2012). “Chong Wei and Pandelela named Olympians of the Year”. The Star. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  186. ^ “Chong Wei Wins SAM Sports Award”. Bernama. Yahoo! Malaysia News. ngày 13 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Tôi theo dõi cũng kha khá thời gian rồi và nhận thấy nhiều bạn vẫn còn đang gặp vấn đề trong việc cân bằng chỉ số bạo kích.
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
Mùa giải LCK mùa xuân 2024 đánh dấu sự trở lại của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK)
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Môi trường đầu tư, theo một cách đặc biệt, luôn rất giống với đại dương. Bạn càng lặn sâu bạn sẽ càng thấy đại dương rộng lớn