Lee Hyeon-seo

Đây là một tên người Triều Tiên, họ là Lee.
Lee Hyeon-seo
Hyeonseo Lee in 2013
Sinhtháng 1, 1980 (44 tuổi)[1]
Hyesan, Bắc Triều Tiên
Quốc tịchBắc Triều Tiên
Dân tộcKorean
Tư cách công dânHàn Quốc
Trường lớpĐại học Hankuk về nghiên cứu nước ngoài
Nghề nghiệpNhà hoạt động từ thiện
Nổi tiếng vìTrốn khỏi Bắc Triều Tiên, chuyển đến sống ở Hàn Quốc

Hyeonseo Lee (sinh vào tháng 1 năm 1980), nổi tiếng qua tác phẩm The Girl with Seven Names (Cô gái với 7 cái tên), là một nhà văn, nhà hoạt động từ thiện và là một trong những người đào tẩu khỏi Bắc Triều Tiên, hiện cô đang sống và làm việc ở Hàn Quốc. Cô ấy đã bí mật trốn khỏi Bắc Triều Tiên và sau đó đưa gia đình mình vượt biên sang Trung Quốc trước khi có ý định trốn sang Hàn Quốc.

Thời thơ ấu ở Bắc Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Lee lớn lên ở Hyesan, Bắc Triều Tiên. "Khi tôi còn nhỏ, tôi nghĩ nước mình là nước tốt đẹp nhất trên hành tinh này", Lee giải thích trong cuộc nói chuyện tại TED talk trong tháng 2 năm 2013. "Tôi lớn lên, hát một bài hát gọi là 'không có gì để ghen tị'. Tôi cảm thấy rất tự hào. Tôi nghĩ rằng cuộc sống của tôi ở Bắc Triều Tiên là bình thường, mặc dù lúc ấy tôi được bảy tuổi, tôi thấy cuộc xử tử công cộng đầu tiên." Gia đình cô ấy đã không phải là người nghèo, nhưng sau khi nạn đói ở Bắc Triều Tiên xảy ra trong những năm 1990, cô chứng kiến nhiều khổ đau và chết chóc.[2]

Sau này, cô nhớ lại một bức thư mẹ cô nhận được từ các chị em của một đồng nghiệp, nói "Khi bạn đọc lá thư này, tất cả năm người trong gia đình sẽ không còn tồn tại trong thế giới này, bởi vì chúng tôi đã không có gì để ăn trong hai tuần... Chúng tôi đang nằm trên sàn cùng với nhau, và cơ thể chúng tôi đang rất yếu, chúng tôi đang sẵn sàng để chết." Không lâu sau đó, Lee "nhìn thấy một cảnh gây sốc bên ngoài nhà ga – một người phụ nữ đang nằm trên mặt đất dường như đã chết, với một đứa con đói khát trong vòng tay của bà nhìn chằm chằm vào mặt của bà ta." Lee sau đó nói, "không có ai giúp họ, bởi vì họ tập trung vào việc chăm sóc cho chính họ, và cho gia đình của họ." [3]

Trốn chạy

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 1997, Lee vượt qua sông Áp Lục đông giá một mình móc nối với một người lính canh bảo vệ biên giới thân thiện để thực hiện giấc mơ của mình trước khi vào đại học, chỉ định ở lại một thời gian ngắn trước khi trở về. Tuy nhiên, vì gặp rắc rối với công an Bắc Triều Tiên, cô ta phải sống với thân nhân ở Trung quốc như là một người nhập cư bất hợp pháp. Có một thời điểm, sau khi bị cáo buộc là người Bắc Triều Tiên, cô ấy bị thẩm vấn bởi cảnh sát và bị thử tiếng Trung Quốc và kiến thức về Trung Quốc của cô. Cô vượt qua được cuộc tra hỏi.

Sau 10 năm ẩn danh tính và sống trong sợ hãi ở Trung Quốc, Hyeonseo thành công trốn sang được Hàn Quốc[2]. Đến Sân bay quốc tế Incheon vào tháng 1 năm 2008, cô bước vào văn phòng nhập cư và khai báo danh tính của cô là một người Bắc Triều Tiên đi xin tị nạn. Cô "được nhanh chóng đưa vào một phòng khác," nơi các quan chức kiểm tra giấy tờ, hỏi cô ta, có phải cô thực sự là người Trung quốc. Hyeonseo kể: " họ thông báo với tôi, rằng tôi sẽ bị giam giữ trong một thời gian không nhất định và sau đó bị trục xuất về Trung Quốc nếu tôi vi phạm luật Hàn Quốc. Hơn nữa, nếu chính phủ Trung Quốc biết được rằng tôi không thực sự là một công dân Trung Quốc, tôi sẽ bị bỏ tù, bị phạt nặng nề và sau đó bị trục xuất một lần nữa: đưa trở lại Bắc Triều Tiên." Cô yêu cầu họ gọi cho cục tình báo Quốc gia, ba giờ sau cô được đưa vào trung tâm thành phố Seoul [4]

Hyeonseo được cho theo một khóa học định hướng cho cuộc sống ở Hàn Quốc, sau đó được cho một chỗ để sống. Cô cho biết, " tôi bắt đầu với cảm xúc lẫn lộn của nỗi sợ hãi và sự phấn khích, nhưng để quen với đời sống mới thì trên thực tế có nhiều thử thách hơn là tôi tưởng. Tôi nhận ra có một khoảng cách lớn giữa miền Bắc và miền Nam, từ nền giáo dục cho đến sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Chúng tôi là một chủng tộc đồng nhất ở bên ngoài, nhưng bên trong, chúng tôi đã trở nên rất khác biệt, là kết quả của 63 năm chia cách." [4]

Cô phải chịu đựng những thành kiến đối với người Bắc Triều Tiên và đôi khi nghĩ, "nó sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu trở về sống ở Trung Quốc." Sau "một năm rối loạn và xáo trộn," tuy nhiên, cô ta "cuối cùng đã tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống mới." [4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lee, Hyeonseo (2014). The Girl with Seven Names. UK: William Collins. ISBN 978-0-00-755484-3.
  2. ^ a b Lee, Hyeonseo (ngày 14 tháng 4 năm 2013). “Why I fled North Korea”. CNN.
  3. ^ Gye, Hugo (ngày 15 tháng 4 năm 2013). 'I saw my first execution at SEVEN': North Korean defector reveals ordeal of growing up in dictatorship where famine was so bad the streets were lined with dead bodies”. Daily Mail.
  4. ^ a b c Gale, Alastair (ngày 11 tháng 7 năm 2011). “A Defector's Tale: Lee Hyeon-seo”. Wall Street Journal.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Mình thuộc tuýp người làm việc tập trung vào ban đêm. Mình cũng thích được nhâm nhi một thứ thức uống ngọt lành mỗi khi làm việc hay học tập
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Giữa tâm bão dịch bệnh corona, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm