Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế

Liên minh Hiệp hội
Kỳ học Quốc tế
International Federation of
Vexillological Associations
Lá cờ của FIAV
Thành lập7 tháng 9 năm 1969; 55 năm trước (1969-09-07)
Loạihiệp hội quốc tế
Trụ sở chínhHouston, Texas, Hoa Kỳ.
London, Anh quốc, Vương quốc Anh
Thành viên
51 hiệp hội và tổ chức
Ngôn ngữ chính
tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha
Željko Heimer [sh]
Trang webFIAV.org

Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế (tiếng Pháp: Fédération internationale des associations vexillologiques; tiếng Anh: International Federation of Vexillological Associations), viết tắt là FIAV, là một liên đoàn quốc tế bao gồm các hiệp hội và học viện[1] trên 53 vùng, quốc gia, và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới với mục đích nghiên cứu kỳ học, FIAV xác định mục đích của mình là việc tạo ra và phát triển một khối kiến ​​thức về các loại cờ, hình thức và chức năng của chúng, cũng như các lý thuyết và nguyên tắc khoa học dựa trên kiến ​​thức đó.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành nghiên cứu về cờ, hay Kỳ học, đượci Whitney Smith chính thức lập ra năm 1957.[2] Sau đó ông đã tổ chức nhiều hội nghị và hiệp hội về cờ, trong đó bao gồm Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Nhất[2] vào năm 1965[3] và Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế.[2]

FIAV được thành lập lâm thời vào ngày 3 tháng 9 năm 1967, tại Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Hai tổ chức tại Rüschlikon, Switzerland, và thành lập chính thức vào ngày 7 tháng 9 năm 1969, tại Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Ba tổ chức tại Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Michel R. Lupant, cựu chủ tịch FIAC

FIAV có Hội đồng quản trị gồm 3 người: Chủ tịch, Tổng thư ký, Tổng thư ký các Đại hội.[4] Hội đồng quản lý các công việc nội bộ FIAV và tổ chức các cuộc hôp hai năm một lần của Đại hội đồng,[4] được tổ chức tại mỗi Đại hội Kỳ học Quốc tế. Đại hội đồng FIAV bao gồm một đại biểu từ mỗi hiệp hội thành viên của FIAV. Đại hội đồng bầu ra Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm thiết lập chính sách.[4]

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hiệp hội thành viên hiện tại bao gồm:[5]

Viết tắt Tên Quốc gia và vùng lãnh thổ
AAV Hiệp hội Kỳ học Argentina  Argentina
ACV Hệp hội Kỳ học Catalonia [ca]  Tây Ban Nha ( Catalonia)
BDA Lưu trữ Dữ liệu Cờ đuôi én  Canada
BHVS Hội Huy hiệu và Kỳ học Bulgaria [bg]  Bulgaria
BS Cờ Lịch sử ONLUS  Ý
CBFA Hiệp hội Cờ Vịnh Chesapeake  Hoa Kỳ ( Delaware,  Washington DC,  Maryland,  New Jersey,  Pennsylvania,  Virginia,  West Virginia)
CEBED Trung tâm Nghiên cứu Cờ Bỉ-Châu Âu  Bỉ
CFA Hiệp hội Cờ Canada  Canada
CIDEC Trung tâm Tổ chức Nghiên cứu Văn hóa Liên ngành  Argentina
CISV Trung tâm Nghiên cứu Kỳ học Ý  Ý
CONAVEX Tổng Hội Kỳ học Quốc gia Chile [es]  Chile
CVS Hiệp hội Kỳ học Cộng hòa Séc [cs]  Cộng hòa Séc
DGF Hiệp hội Cờ Đức [de]  Đức
FHF Tổ chức Di san Cờ  Hoa Kỳ
FI Học viện Cờ  Vương quốc Anh
FOTW Flags of the World Khắp thế giới (Trụ sở tại  Canada)
FRC Trung tâm Nghiên cứu Cờ [es]  Hoa Kỳ
FSA Hội Cờ Úc  Úc
GHVI Viện Phả hệ, Huy hiệu và Kỳ học  Lithuania
GSI Hiệp hội Phả hệ Ireland  Ireland
GWAV Hiệp hội Kỳ học Great Waters  Hoa Kỳ ( Illinois,  Indiana,  Kentucky,  Michigan,  Ohio)
HGZD Hiệp hội Huy hiệu và Kỳ học Croatia  Croatia
HS Heraldica Slovenica  Slovenia
HVK Hội Huy hiệu học "Cỏ ba lá" [de]  Đức
IHW Viện Huy hiệu và Kỳ học [pl]  Ba Lan
IVA Hiệp hội Kỳ học Ấn Độ  Ấn Độ
JAVA Hiệp hội Kỳ học Nhật Bản  Nhật Bản
KVV Hiệp hội Kỳ học Breton [fr]  Pháp ( Brittany)
NAVA Hiệp hội Kỳ học bắc Mỹ Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ &  Canada)
NEVA Hiệp hội Kỳ học New England  Hoa Kỳ ( Connecticut,  Maine,  Massachusetts,  New Hampshire,  Rhode Island,  Vermont)
NF Hiệp hội Cờ Bắc Âu Bắc Âu ( Đan Mạch,  Phần Lan,  Iceland,  Na Uy,  Thụy Điển)
NVvV Hiệp hội Kỳ học Hà Lan [nl]  Hà Lan
NZFA Hiệp hội Cờ New Zealand  New Zealand
MGD Macedonian Heraldic Society  North Macedonia
PFA Hiệp hội Cờ Portland  USA ( Oregon)
PH Partioheraldikot r.y.  Phần Lan
PTW Hội Kỳ học Ba Lan [ru]  Ba Lan
RCVH Trung tâm Kỳ học và Huy hiệu Nga  Nga
SAVA Hiệp hội Kỳ học Nam châu Phi Nam châu Phi ( Angola,  Botswana,  Lesotho,  Madagascar,  Malawi,  Mozambique,  Namibia,  Nam Phi,  Eswatini,  Zambia,  Zimbabwe)
SCHG Hội đồng Huy hiệu Nhà nước tại Quốc hội Georgia  Georgia
SEV Hội Kỳ học Tây Ban Nha  Tây Ban Nha
SFV Hội Kỳ học Pháp  Pháp
SGHAPG Hiệp hội Phả hệ, Huy hiệu và Lưu trữ "Paul Gore"  Moldova
SSV Hội Kỳ học Thụy Sĩ  Thụy Sĩ
SVB Hội Kỳ học Bỉ  Bỉ
SVI Trung tâm Dữ liệu Cờ  Cộng hòa Séc
SVPR Tổ chức Diễu hành Cờ Rotterdam [nl]  Hà Lan
THVA Hiệp hội Huy hiệu và Kỳ học Transylvania  Romania (Transilvania)
UHT Hiệp hội Huy hiệu học Ukraine  Ukraine
VAST Hiệp hội Kỳ học Texas  Hoa Kỳ ( Texas)
VRCC Trung tâm Nghiên cứu Kỳ học Trung Hoa  Trung Quốc
VSS Hội Kỳ học (Singapore)  Singapore
WVRI Viện Nghiên cứu Kỳ học Thế giới  Đức

Đại hội Quốc tế Kỳ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Quốc tế Kỳ học là hội nghị hai năm một lần, kéo dài một tuần. Đại hội bao gồm các bài thuyết trình về kỳ học, các cuộc bàn bạc Đại hội đồng FIAV và các chuyến tham quan trưng bày cờ.[6]

Tính từ năm 1969, FIAV đã tài trợ tổ chức Đại hội Quốc tế Kỳ học (ICV) hai năm một lần với sự hỗ trợ của các hội đồng tại địa phương.[7] Tính tới nay Đại hội đã được tổ chức tại:

ICV 30 được lên kế hoạch tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào năm 2024.

Về lá cờ của FIAV

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá cờ FIAV được lần đầu tiên thiết kế bởi Klaes Sierksma và được sửa đổi bởi hội đồng tổ chức Đại hội Quốc tế Kỳ học lần thứ Hai. Lá cờ được công bố vào ngày 3 tháng 9 năm 1967. Với mô tả, "Trên một nền xanh, kéo dài theo chiều ngang lá cờ từ phái cột đến phía bay của lá cơ, hai dây màu vàng tạo thành hai vòng đan xen (nút thắt)." Nút thắt ở giữa tạo thành nút thợ dệt. Màu xanh được quy chuẩn theo Hệ thống Khớp màu Pantone là U293 và màu vàng là U123. Ba lá cờ dành cho các cấp lãnh đạo liên đoàn được thiết kế bởi cựu chủ tịch hội, William Crampton, và được cống bố năm 1999.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “About vexillology”. Vexillology. The Flag Institute. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  2. ^ a b c Vulliamy, Elsa (15 tháng 12 năm 2015). “Which flag is it? Take our quiz to find out”. The Independent. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ “Consider Vexillology”. SemiotiX. Semioticon. tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b c “FIAV Constitution”. FIAV. 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “FIAV Membership List”. FIAV. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ Koziol, Michael (1 tháng 9 năm 2015). “World experts fly the flag in Sydney”. Sydney Morning Herald. Fairfax Media. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  7. ^ Mercer, Phil (14 tháng 7 năm 2015). “What do our flags say about us?”. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ “ICV27 - London 2017”. 27th International Congress of Vexillology. Flag Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ Biediger, Shari (4 tháng 7 năm 2019). “Dixie Flag Stitches Banners with Pride and Patriotism”. Rivard Report. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ “ICV29 - Ljubljana 2022”. 29th International Congress of Vexillology. Heraldica Slovenica. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “FIAV - Fédération internationale des associations vexillologiques”. Flags of the World. 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Saya no Uta Việt hóa
Download Saya no Uta Việt hóa
Trong thời gian sống tại bệnh viện, Fuminori đã gặp 1 cô gái xinh đẹp tên Saya
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Shion (紫苑シオン, lit. "Aster tataricus"?) là Thư ký thứ nhất của Rimuru Tempest và là giám đốc điều hành trong ban quản lý cấp cao của Liên đoàn Jura Tempest
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo