Louis-Philippe | |||||
---|---|---|---|---|---|
HRH Thái tử Bỉ | |||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | Cung điện Hoàng gia ở Laeken, Bruxelles, Bỉ | 24 tháng 7 năm 1833||||
Mất | Bản mẫu:Tuổi for infant) Cung điện Hoàng gia ở Laeken, Bỉ | 16 tháng 5, 1834 (||||
An táng | Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh, Laeken, Bỉ | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Nhà Sachsen-Coburg và Gotha | ||||
Thân phụ | Léopold I của Bỉ | ||||
Thân mẫu | Louise Marie của Orléans | ||||
Tôn giáo | Giáo hội Luther |
Louis-Philippe của Bỉ (24 tháng 7 năm 1833 - 16 tháng 5 năm 1834)[1] là con trai lớn của Vua Léopold I của Bỉ và người vợ thứ hai là Vương nữ Louise Marie của Pháp.
Louis-Philippe sinh ngày 24 tháng 7 năm 1833 tại Cung điện Hoàng gia ở Laeken, gần thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Từ khi sinh ra, hoàng tử đã được mang tước hiệu "Thái tử Bỉ".
Lễ rửa tội của Thái tử Louis-Philippe được tiến hành tại Thánh đường Thánh Michel và Gudule ở Bruxelles, dưới sự chủ trì của Tổng Đức Giám mục Engelbert Sterckx của Tổng giáo Mechelen. Bên cạnh các thành viên của Vương thất Bỉ, buổi lễ còn có sự hiện diện của bà ngoại Thái tử - Vương hậu Maria Amalia của Pháp, các vương tử và vương nữ của Orléans cùng với các cơ quan chính quyền của Vương quốc Bỉ. Thái tử được mẹ đặt cho biệt danh là "Babychou" hay "Babochon", nghĩa là "con trai cưng".
Tên của Thái tử Louis-Philippe được ghép từ tên của nhiều người với những ý nghĩa nhất định:
Thái tử Louis-Philippe qua đời vào ngày 16 tháng 5 năm 1834 ở Laeken khi chưa đầy 1 tuổi vì bị viêm màng nhầy trầm trọng. Lúc đó, Vua Léopold I đã vô cùng đau khổ vì cái chết của Thái tử khiến ông nhớ lại người vợ quá cố là Charlotte Augusta xứ Wales. Ban đầu, Thái tử được an táng tại hầm mộ dành cho các "Công tước xứ Brabant" thuộc Thánh đường Thánh Michel và Gudule ở Bruxelles; nhưng sau đó, vào năm 1993, Thái tử đã được đưa về chôn cất bên cạnh mộ của cha mẹ tại Hầm mộ Hoàng gia thuộc Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh ở Laeken, Bỉ.[2]
Không giống như những người kế vị tiếp theo của Hoàng gia Bỉ, Thái tử Louis-Philippe vẫn chưa được ban tước hiệu "Công tước xứ Brabant". Tước hiệu này chỉ được dùng từ năm 1840 để ban cho người sẽ kế vị ngai vàng hoàng gia. Sau khi Thái tử qua đời, tước hiệu "Thái tử Bỉ" bị bỏ trống cho đến khi em trai của Người là Vương tử Léopold ra đời.