Tiếng Hà Lan là một trong những ngôn ngữ gần gũi với tiếng Đức và tiếng Anh[n 5] và được coi là hòa trộn giữa hai ngôn ngữ này.[n 6] Tiếng Hà Lan, như tiếng Anh, không chịu ảnh hưởng của sự chuyển đổi phụ âm tiếng Đức cao, không sử dụng dấu umlaut với chức năng ngữ pháp, bỏ đi phần lớn việc dùng thức giả định, và đã cân bằng nhiều phần hình thái ngôn ngữ, trong đó có hệ thống cách.[n 7] Những đặc trưng giống như tiếng Đức gồm có sự tồn tại ba giống ngữ pháp — mặc dù ít quan trọng về ngữ pháp[n 8] — cũng như việc sử dụng phân từ hình thức (modal particle),[7] sự vô thanh hóa âm tiết cuối, và thứ tự từ tương tự nhau.[n 9] Từ vựng tiếng Hà Lan thuộc hệ German là chính và tiếp nhận nhiều từ mượn Rôman hơn tiếng Đức nhưng ít hơn tiếng Anh.[n 10]
Tên gọi "Hà Lan" (荷蘭) hay "Hòa Lan" (和蘭) trong tiếng Việt bắt nguồn từ việc dịch phiên âm tiếng Hán của từ "Holland". Từ này thường được nhiều ngôn ngữ khác dùng để chỉ phần đất Hà Lan tại châu Âu nhưng thực chất đây là tên của một vùng của quốc gia này.
Trong tiếng Anh từ Dutch thường để chỉ toàn bộ ngôn ngữ, tức là tính cả các phương ngữ. Các biến thể ở Bỉ đôi khi còn được gọi là Flemish. Ở cả Bỉ và Hà Lan, tên chính thức cho ngôn ngữ này là Nederlands, còn các phương ngữ có tên riêng như: Hollands "tiếng Holland", West-Vlaams "tiếng Flemish Tây", Brabants "tiếng Brabant".[8] Tuy vậy việc dùng từ Vlaams ("tiếng Flemish") để miêu tả tiếng Hà Lan chuẩn đối với các biến thể tại Flanders lại hết sức phổ biến tại hai quốc gia này.[9]
Người ta biết tới ngôn ngữ Hà Lan thông qua nhiều cái tên khác nhau. Ở thời kỳ Trung Cổ, dietsc được sử ở khu vực Flanders và Brabant, trong khi diets hoặc duutsc được sử dụng ở miền bắc Hà Lan.[10] Những từ này hình thành từ từ theudisk của tiếng Giécman Cổ, một trong những cái tên đầu tiên được sử dụng cho các ngôn ngữ không phải Rôman ở Tây Âu. Nghĩa đen của nó là "ngôn ngữ của dân thường", tức là ngôn ngữ German địa phương. Thuật ngữ này đối lập với tiếng Latinh, thứ ngôn ngữ phi địa phương được dùng trong văn viết và Nhà thờ Kitô giáo.[11] Trong văn bản đầu tiên có sự hiện diện của từ này, có niên đại từ năm 784, nó chỉ các thổ ngữ German của đảo Anh.[12] Nó xuất hiện trong Lời thề Strasbourg (842) với tên teudisca để chỉ phần tiếng German của lời tuyên thệ.
Cho tới khoảng thế kỷ 16, những người nói các biến thể của nhóm ngôn ngữ German Tây từ cửa sông Rhine tới dãy Alps dần quen với việc dùng từ Dietsch, (Neder)duyts hay một vài từ cùng gốc của từ theudisk để ám chỉ ngôn ngữ địa phương họ. Điều này dẫn tới sự lúng túng không tránh khỏi một khi các thuật ngữ tương tự nhau lại dùng để chỉ các ngôn ngữ khác nhau. Do vậy một cách phan biệt đã ra đời. Nhờ cạnh thương mại và thuộc địa của người Hà Lan vào thế kỷ 16 và 17, thuật ngữ dutch của tiếng Anh bắt đầu dùng để chỉ riêng tiếng Hà Lan. Ngoại lệ đáng chú ý là tiếng Đức Pennsylvania hay còn có tên gọi trong tiếng Anh là Pennsylvania Dutch, một biến thể tiếng Đức miền Trung Tây được người sử dụng nó gọi là Deitsch. Ngược lại tiếng Hà Lan Jersey được dùng cho tới tận những năm 1950 ở New Jersey lại là một ngôn ngữ creole có nguồn gốc Hà Lan.
Ngay trong tiếng Hà Lan, từ Diets đã không còn hay được dùng nữa - mặc dù từ Platdiets vẫn được dành cho các phương ngữ chuyển tiếp Limburg-Ripuaria ở dông bắc Bỉ. Nederlands, từ chính thức trong tiếng Hà Lan dành cho ngôn ngữ này, phải mãi tới thế kỷ 19 mới được công nhận hoàn toàn. Cách đạt tên này đã được dùng từ trước vào cuối thế kỷ 15, nhưng vì nhiều lý do phải cạnh tranh với thuật ngữ thông dụng hơn là Nederduits "tiếng Hà Lan đê địa". Một trong số các lý do là để phân biệt với Hoogduits, "tiếng Hà Lan cao địa", tức là ngôn ngữ được nói ở Đức. Từ Hoog sau này bị lược bỏ chỉ còn Duits, ngày nay để chỉ tiếng Đức. Tuy nhiên từ Nederduits lại gây bối rối bởi các ngôn ngữ địa phương miền bắc nước Đức cũng được gọi là Niederdeutsch, và thế là từ Duits trong tên gọi bị lược bỏ, mở đường để Nederlands trở thành cái tên chính thức để chỉ tiếng Hà Lan. Người ta dùng từ Neder (nghĩa là "thấp") để chỉ tiếng Hà Lan là bởi vì địa thế xuôi dòng của Hà Lan trong vùng đồng bằng Rhine–Meuse–Scheldt gần Biển Bắc, gợi cho người ta liên tưởng về vùng đất La Mã trước đây mang tên Hạ Germania.[13][14][15]
Ban đầu ba phương ngữ German được nói tại Vùng đất thấp: Frisia ở miền bắc và dọc bờ biển phía tây; Saxon ở miền đông (lân cận khu vực Hạ Đức); và Franken ở miền trung và nam. Phương ngữ Franken được coi là tiếng Hà Lan cổ, sau đó phát triển thành tiếng Hà Lan Trung Cổ và sau là tiếng Hà Lan hiện đại. Sự phân chia các giai đoạn này chỉ mang tính ước lệ bởi sự chuyển giao giữa chúng là rất chậm. Các nhà ngôn ngữ học chỉ có thể phát hiện ra phần nào của một cuộc cách mạng khi ngôn ngữ Hà Lan chuẩn xuất hiện và được công nhận.
Trong cây ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng Hà Lan thuộc nhóm các ngôn ngữ German, nghĩa là cùng nguồn gốc với các ngôn ngữ như tiếng Anh, Đức, và các ngôn ngữ Scandinavia. Tất cả các ngôn ngữ German tuân theo quy tắc chuyển đổi âm của định luật Grimm và định luật Verner có nguồn gốc từ ngôn ngữ German nguyên thủy, điều giúp phân biệt nhóm ngôn ngữ này với các nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu khác. Điều này được cho là bắt đầu vào thời đại đồ sắt Tiền La Mã ở Bắc Âu, khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.[16]
Các ngôn ngữ German thường được phân thành ba nhóm: Đông (ngày nay không còn tồn tại), Tây, và Bắc German.[17] Dù phải trải qua những đột biến của Giai đoạn Di cư, những người thuộc nhóm ngôn ngữ này vẫn có thể hiểu người thộc nhóm ngôn ngữ kia. Tiếng Hà Lan thuộc nhánh phía Tây cùng tiếng Anh, Scots, các ngôn ngữ Frisia, tiếng Hạ Đức và các ngôn ngữ các ngôn ngữ Đức cao địa (bao gồm tiếng Đức chuẩn, Yiddish, Luxembourg và nhiều thổ ngữ khác). Nó mang đặc điểm của các cải tiến về mặt âm vị học và hình vị học mà không có trong nhánh Bắc và Đông.[18] Các biến thể Tây German vào thời này được phân ra làm ba nhóm phương ngữ: Ingvaeon (German biển Bắc), Istvaeon (German Weser-Rhine) và Irminon (German Elbe). Người ta cho rằng các bộ lạc Frank thuộc nhóm phương ngữ Istvaeon với ảnh hưởng nhất định từ Ingvaeon ở phía tây bắc, điều vẫn còn hiện hữu trong tiếng Hà Lan hiện đại.
Ngôn ngữ Frank là một ngôn ngữ không có quá nhiều chứng cứ chứng thực. Ngoại lệ đáng chú ý là các chữ viết Bergakker được tìm thấy ở thành phố Tiel của Hà Lan. Các chữ viết này này có thể nằm trong một bản ghi tiếng Frank thể kỷ thứ 5. Mặc dù một số tên địa danh được ghi trong các văn bản tiếng Latinh như vadam (tiếng Hà Lan hiện đại: wad, tiếng Việt: "bãi bùn do triều xuống"), có thể được xem là những từ đơn tiếng "Hà Lan", các chữ viết Bergakker mới là chứng cứ về hình thái tiếng Hà Lan. Tuy nhiên người ta vẫn chưa thống nhất cách dịch phần còn lại của bản chữ viết này.[19]
Người Frank xuất hiện ở miền nam Hà Lan (người Frank Salia) và miền trung nước Đức (người Frank Ripuaria), rồi sau đó di cư xuống Gaul. Tên của vương quốc của họ (Francia) nằm trong tên của Pháp (France), quốc gia có nguồn gốc từ phần phía tây của vương quốc. Mặc dù cai trị những người Gallo-Roman trong gần 300 năm, ngôn ngữ của họ vẫn biến mất tại Pháp và Đức vào khoảng thế kỷ thứ 7. Tại Pháp nó bị thay thế bởi tiếng Pháp Cổ (một ngôn ngữ Roman với ảnh hưởng đáng kể của tiếng Frank cổ), và tại Đức là tiếng Alemanni.
Tuy nhiên, tiếng Franconia hay Franken Cổ không biến mất hoàn toàn, bởi nó vẫn tiếp tục được dùng tại Vùng đất thấp, và sau đó biến đổi thành ngôn ngữ ngày nay mà người ta gọi là tiếng Hạ Franconia Cổ hay tiếng Hà Lan Cổ.
Tiếng Hạ Franconia Cổ hay tiếng Hà Lan Cổ được coi là giai đoạn chính trong sự hình thành cũng như phát triển của một thứ ngôn ngữ Hà Lan riêng biệt. Từ "Hạ" hay "Thấp" trong từ Tiếng Hạ Franconia là để chỉ các quốc gia tại Vùng đất thấp, nơi tiếng Frank không bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi phụ âm tiếng Đức Cao địa, để phân biệt với tiếng Franconia Trung và Cao ở Đức.
Tiếng Franconia Cao sau đó cùng với tiếng Alemanni và Bayern biến đổi thành tiếng Đức Cao Cổ. Cũng trong khoảng thời gian này quy luật phụ âm xát hẹp mũi Ingvaeon dẫn tới sự phát triển của tiếng Saxon Cổ, tiếng Frisia Cổ và tiếng Anh cổ (Anglo-Saxon). Vì hầu như không bị ảnh hưởng bởi các sự phát triển kia, tiếng Hà Lan Cổ giữ quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nguyên thủy của người Frank, dân tộc về sau làm chủ châu Âu trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên ngôn ngữ này vẫn phải trải qua những tiến triển của riêng nó như sự vô thanh hóa âm tiết cuối. Thực tế vật tìm thấy tại Bergakker chỉ ra ngôn ngữ này có thể đã trải qua sự chuyển đổi này trong thời kỳ tiếng Frank Cổ.
Bằng chứng về các câu viết bằng tiếng Hà Lan Cổ là cực kỳ hiếm. Bản ghi cổ nhất được tìm thấy trong bộ luật Lex Salia, văn bản của người Frank được viết khoảng năm 510 này, với câu văn sau được ghi nhận là câu tiếng Hà Lan cổ xưa nhất: Maltho thi afrio lito (Ta nói với ngươi, ta trao tự do cho ngươi, kẻ đầy tớ) được dùng để thả tự do cho nô lệ.
Một trong những câu cổ xưa khác là Visc flot aftar themo uuatare (Một con cá đang bơi dưới nước). Một văn bản tiếng Hà Lan cổ xưa còn được bảo tồn là Lời thề rửa tội Utrecht (776-800) bắt đầu với câu Forsachistu diobolae [...] ec forsacho diabolae (Con có chịu từ bỏ quỷ dữ không? [...] Con xin từ bỏ quỷ dữ). Có lẽ câu văn nổi tiếng nhất là Hebban olla vogala nestas hagunnan, hinase hic enda tu, wat unbidan we nu (Mọi loài chim đều đã bắt đầu làm tổ, trừ tôi và bạn, chúng ta còn chờ gì nữa), được cho là ra đời vào năm 1100, và viết bởi một tu sĩ người Flemish tại tu viện ở Rochester, Anh.
Tiếng Hà Lan Cổ biến đổi một cách tự nhiên thành tiếng Hà Lan Trung cổ. Năm 1150 thường được nhắc tới như là khoảng thời gian gián đoạn, nhưng nó thực chất đánh dấu thời kì văn viết tiếng Hà Lan nở rộ và hình thành nên nền văn học Hà Lan Trung đại. Thời kì này chưa hề có một thứ ngôn ngữ chuẩn mực thực sự quan trọng; tiếng Hà Lan Trung cổ thực ra vẫn là cái tên đại diện cho nhiều phương ngữ gần gũi nhau có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan cổ. Trong thực tế, do tiếng Hà Lan là một thứ tiếng khá bảo thủ (tức là không thay đổi nhiều theo thời gian), các tác phẩm văn học thời kì này vẫn dễ hiểu đối với người ngày nay.
Điểm khác biệt đáng lưu ý của tiếng Cổ và Trung Cổ là sự tiêu giảm nguyên âm. Các nguyên âm tròn ở các âm tiết cuối của từ khá phổ biến trong tiếng Hà Lan cổ; trong khi đó ở tiếng Hà Lan Trung Cổ, các nguyên âm đó trở thành âm schwa (âm giống như âm ơ trong tiếng Việt).
Các khu vực phương ngữ tiếng Hà Lan Trung Cổ ảnh hưởng nhiều bởi ranh giới chính trị. Tầm ảnh hưởng chính trị của một số người cai trị thường tạo ra tầm ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ học khi ngôn ngữ trong mỗi vùng trở nên thuần nhất hơn. Có thể phân chia như sau theo độ quan trọng:
Tiếng Flemish trong Bá quốc Flanders. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời Trung Cổ (được gọi là cuộc "xâm lăng Flemish") nhưng mất ưu thế vào tay tiếng Brabant vào thế kỷ 13.
Tiếng Brabant, được dùng chủ yếu tại Công quốc Brabant và các khu vực lân cận. Đây là ngôn ngữ chiếm ưu thế trong gần như suốt thời Trung Cổ, được gọi là "cuộc xâm lăng Brabant".
Tiếng Holland, với Bá quốc Holland là trung tâm, là nơi tiếng Frisia Cổ được sử dụng. Nó ít có ảnh hưởng trong thời Trung cổ nhưng có tầm ảnh hưởng mạnh hơn vào thế kỷ 16 trong cuộc "xâm lăng Holland"; Chiến tranh Tám mươi Năm diễn ra ở miền Nam Hà Lan trong thời kỳ này.
Tiếng Limburg, ngày nay được dùng tại các tỉnh Limburg của Hà Lan và Bỉ, và các vùng đất lân cận tại Đức. Qua thời gian nó dần liên kết với các khu vực chính trị khác nhau và do đó trở thành phương ngữ phân kỳ nhất trong số này. Nó còn bị ảnh hưởng một phần từ sự chuyển đổi phụ âm Đức cao địa và là ngôn ngữ ít thân thiết nhất với ngôn ngữ chuẩn sau này. Tuy nhiên đây là phương ngữ Hà Lan Trung Cổ đầu tiên phát triển được truyền thống văn chương.
^Tại Pháp, một phương ngữ lịch sử là tiếng Flemish Pháp vẫn được dùng. Có khoảng 80.000 người nói tiếng Hà Lan tại Pháp; xem Simpson 2009, tr. 307. Tại vùng Flanders thuộc Pháp, chỉ có rải rác 20.000 người nói tiếng Flemish; xem Berdichevsky 2004, tr. 90. Flemish được nói hàng ngày tại vùng tây bắc nước Pháp bởi ước tính 20.000 người và không thường xuyên bởi 40.000 người; xem European Commission 2010. Tồn tại một thể phương ngữ liên tục giữa tiếng Hà Lan và tiếng Đức thông qua các phương ngữ Gelderland Nam và Limburg. Năm 1941, 400.000 người Indonesia nói được tiếng Hà Lan, và ngôn ngữ này tác động mạnh mẽ lên tiếng Indonesia; xem Sneddon 2003, tr. 161. Năm 1941, khoảng 0,5% dân số đất liền có hiểu biết về tiếng Hà Lan tương đối; xem Maier 2005, tr. 12. Đầu Thế chiến II, khoảng 1 triệu người châu Á nắm chủ động kiến thức tiếng Hà Lan, còn khoảng nửa triệu thụ động hơn về ngôn ngữ này; xem Jones 2008, tr. xxxi. Nhiều người Indonesian lớn tuổi dùng tiếng Hà Lan là ngôn ngữ hai; xem Thomson 2003, tr. 80. Một số người Hoa ở Indonesia nói tiếng Hà Lan với nhau; xem Tan 2008, tr. 62–64, Erdentuğ & Colombijn 2002, tr. 104. Tiếng Hà Lan cũng được "các nhóm người nói các ngôn ngữ nhỏ hơn" sử dụng tại Indonesia; xem Bussmann 2002, tr. 83. Nhiều người trẻ Indonesia học tiếng Hà Lan như một ngoại ngữ vì ch mẹ hay ông bà họ có thể nói được và bởi vì ở một số tầng lớp, tiếng Hà Lan được coi là ngôn ngữ của giới thượng lưu; xem Vos 2001, tr. 91. Ngày nay, chỉ những người thuộc thế hệ già nhất được giáo dục, cũng như các chuyên gia được đòi hỏi phải có kiến thức về ngôn ngữ, mới có thể nói tiếng Hà Lan một cách trôi chảy; xem Ammon 2006, tr. 2017. Khoảng 25% từ vựng tiếng Indonesia ngày nay có gốc tiếng Hà Lan, xem Maier 2005, tr. 17.
^Tiếng Hà Lan được mô tả là có hình vị ở khoảng giữa tiếng Anh và tiếng Đức, nhưng về mặt cú pháp gần tiếng Đức hơn; xem Clyne 2003, tr. 133. Tiếng Hà Lan được đặt giữa tiếng Anh và tiếng Đức; xem Putnam 2011, tr. 108, Bussmann 2002, tr. 83, Müller 1995, tr. 121, Onysko & Michel 2010, tr. 210. Tiếng Hà Lan nằm ở giữa tiếng Anh và tiếng Đức, với thứ tự từ giống tiếng Đức, về giống ngữ pháp, và lượng lớn từ vựng German. Về mặt âm vị nó gần với tiếng Anh, cũng như hệ thống cách; xem Swan & Smith 2001, tr. 6.
^Simpson 2009, tr. 307, Booij 1999, tr. 1 Tiếng Hà Lan và tiếng Đức không theo thứ tự từ SVO một cách khắt khe như tiếng Anh; xem Hogg 2002, tr. 87, 134. Ngược lại với tiếng Anh, ngôn ngữ có SVO là thứ tự từ nền tảng, Tiếng Hà Lan và tiếng Đức có trật tự từ là SV1OV2 hoặc (trong mệnh đề phụ) SOV; xem Ingram 1989, tr. 495, Jordens & Lalleman 1988, tr. 149, 150, 177. Tiếng Hà Lan có thứ tự từ giống tiếng Đức gần như hoàn toàn; xem Swan & Smith 2001, tr. 6.
^Từ vựng tiếng Hà Lan có nhiều từ gốc German hơn tiếng Anh và nhiều từ gốc Rôman hơn tiếng Đức; xem Simpson 2009, tr. 309, Swan & Smith 2001, tr. 17. Từ vựng tiếng Hà Lan hầu hết có gốc German; xem Swan & Smith 2001, tr. 6. Tiếng Hà Lan có nhiều từ vựng giống tiếng Anh nhất; xem Mallory & Adams 2006, tr. 1.
Abraham, Werner (2006). Kulikov, L.I.; Malchukov, A.L.; De Swart, Peter (biên tập). Case, valency and transitivity. Studies in Language. 77. Công ty Xuất bản John Benjamins. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
Brook Napier, Diane (2007). Schuster, Katherine; Witkosky, David (biên tập). Language of the land: policy, politics, identity. Studies in the history of education. Information Age Publishing. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
Bussmann, Hadumod (2002). Gender across languages. Công ty Xuất bản John Benjamins. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2011.
Crisma, Paola; Longobarde, Giuseppe (2009). Historical syntax and linguistic theory. Oxford. Nhà xuất bản Đại học Oxford Hoa Kỳ. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
Czepluch, Hartmut; Abraham, Werner (2004). Focus on Germanic typology. Akademie Verlag. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
De Bot, Kees; Lowie, Wander; Verspoor, Marjolyn (2005). Second language acquisition. Routledge. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
Denning, Keith; Kessler, Brett; Leben, William R. (2007). English vocabulary elements. Nhà xuất bản Đại học Oxford US. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
Deumert, Ana; Vandenbussche, Wim (2003). Germanic standardizations: past to present. Trends in Linguistics. Công ty Xuất bản John Benjamins. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
De Vogelaer, Gunther (2009). Tsiplakou, Stavroula; Karyolemou, Marilena; Pavlou, Pavlos Y. (biên tập). Language variation—European perspectives II. International Conference on Language Variation in Europe. Công ty Xuất bản John Benjamins. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2011.
Jones, Russell (2008). Loan-words in Indonesian and Malay. Indonesian Etymological Project, KITLV Office Jakarta. Yayasan Obor Indonesia. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
Jordens, Peter; Lalleman, Josine A. (1988). Language development. Algemene Vereniging voor Taalwetenschap. 5. Walter de Gruyter. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
Kamwangamalu, Nkonko M. (2004). Baldauf, Richard B.; Kaplan, Robert B. (biên tập). Language planning and policy in Africa. Multilingual Matters Ltd. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
Maurer, Friedrich (1942), Nordgermanen und Alemannen: Studien zur germanischen und frühdeutschen Sprachgeschichte, Stammes- und Volkskunde, Strasbourg: Hünenburg.
Putnam, Michael T. (2011). [tp://books.google.com/books?id=UkZTLU0ftjQC Studies on German-language Islands]. Công ty Xuất bản John Benjamins. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2011.
Weissenborn, Jürgen; Höhle, Barbara (2001). Approaches to bootstrapping. Phonological, lexical, syntactic and neurophysiological aspects of early language acquisition. 1. Công ty Xuất bản John Benjamins. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.
Willemyns, Roland (2013). Dutch: Biography of a Language. Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN9780199858712.
Namibian Population Census (2001). Languages Spoken in Namibia. Government of Namibia. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Hà Lan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Britannica on Netherlandic Language; xem thêm C.B. van Haeringen, Netherlandic language research. Men and works in the study of Dutch, tái bản lần 2, Leiden: Brill 1960.
^Georges De Schutter, "Dutch", The Germanic Languages, eds. Ekkehard König and Johan van der Auwera (Luân Đôn: Routledge, 1994), 439.
^(tiếng Hà Lan) See J. Verdam, Middelnederlandsch handwoordenboek (The Hague 1932 (reprinted 1994)): "Nederlant, znw. o. I) Laag of aan zee gelegen land. 2) land aan den Nederrijn; Nedersaksen, -duitschland."
^“Languages of the World: Germanic languages”. The New Encyclopædia Britannica. Chicago, IL, Hoa Kỳ: Encyclopædia Britannica, Inc. 1993. ISBN0-85229-571-5..
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé