Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ ba

Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ ba tồn tại trong giai đoạn từ nửa sau thập niên 1960 tới thập niên 1970.[1]

McDonnell Douglas F-4G Phantom II
MiG-25PU của Không quân Nga
Saab 37 Viggen
BAE Sea Harrier

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế hệ thứ ba này chứng kiến những cải tiến đổi mới về thành tựu kỹ thuật công nghệ so với thế hệ thứ hai, nhấn mạnh vào khả năng cơ động và cường kích truyền thống. Trong suốt thập niên 1960, kinh nghiệm chiến đấu với tên lửa có điều khiển đã chứng minh không chiến sẽ rơi vào những cuộc không chiến tầm gần, mà điển hình nhất là các cuộc không chiến trên vùng trời miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, nơi những chiếc máy bay tiêm kích như MiG-17, MiG-19, MiG-21 đối đầu với F-105, F-4, F-104, F-8. Hệ thống điện tử bắt đầu được trang bị cho máy bay tiêm kích, thay thế các thiết bị buồng lái cũ kĩ. Ngoài ra kiểu dáng khí động học cũng được cải tiến, máy bay có thêm cánh mũi, cánh tà phụ mép trước và blown flap. Một số công nghệ được thử nghiệm như cất hạ cánh đường băng ngắn/thẳng đứng, nhưng công nghệ điều hướng lực đẩy động cơ phản lực chỉ thành công trên Harrier Jump JetYakovlev Yak-38.

Hệ thống điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng không chiến được tăng cường cùng với việc đưa vào trang bị các tên lửa không đối không, radar, và các hệ thống điện tử hiện đại khác. Pháo vẫn còn là vũ khí tiêu chuẩn (các phiên bản đời đầu của F-4 lại không có pháo), nhưng các tên lửa không đối không đã trở thành vũ khí chính cho các máy bay tiêm kích ưu thế đường không (air superiority fighter), những chiếc tiêm kích ưu thế đường không này sử dụng các radar tinh vi hơn và các tên lửa không đối không điều khiển bằng vô tuyến tầm trung giúp máy bay có thể đánh chặn từ xa, tuy nhiên, xác suất tiêu diệt của tên lửa điều khiển bằng vô tuyến lại tỏ ra rất thấp do độ tin cậy kém và chống đối kháng điện tử tồi. Tên lửa không đối không đầu dò hồng ngoại có tầm quét lên tới 45°, tăng cường tính khả dụng chiến thuật của chúng. Trong chiến tranh Việt Nam, thành tích kém của các máy bay tiêm kích Mỹ như F-4, F-105 khi đối đầu với MiG-21 trong không chiến tầm gần với máy bay tiêm kích của Việt Nam, đã buộc Hải quân Mỹ phải thành lập trường huấn luyện đặc biệt TOPGUN và Không quân Mỹ thiết lập cái gọi là "Chương trình huấn luyện không chiến đặc biệt" để nâng cao khả năng không chiến của các phi công Mỹ. Các máy bay A-4 và F-5 được sử dụng làm "quân xanh" vì có những tính năng khá tương đồng với MiG-17 và MiG-21.

Thời kỳ này cũng chứng kiến khả năng cường kích được tăng cường, chủ yếu nhờ các tên lửa có điều khiển và sự ra đời của hệ thống điện tử đầu tiên thực sự có hiệu quả cho việc tăng cường khả năng cường kích, gồm hệ thống radar bám bề mặt địa hình (terrain-following radar). Các tên lửa không đối diện (ASM) trang bị các đầu dò quang-điện (E-O) – như các phiên bản đầu của AGM-65 MaverickKh-29 – đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn, và bom điều khiển bằng laser (LGB) được sử dụng phổ biến trong tiến công mục tiêu cần độ chính xác cao. Đạn dược có điều khiển chính xác (PGM) được lắp vào các thùng vũ khí gắn ngoài cũng được đưa vào trang bị giữa thập niên 1960.

Sự phát triển của máy bay tiêm kích thế hệ thứ ba cũng dẫn đến sự phát riển của các vũ khí từ động mới, chủ yếu là các pháo dùng nguồn năng lược bên ngoài để vận hành cơ chế hoạt động (Chain gun); điều này cho phép máy bay có thể mang duy nhất một pháo nhiều nòng (chẳng hạn như 20 mm Vulcan) nhưng có tốc độ bắn và độ chính xác tốt. Độ tin cậy của động cơ cũng được tăng lên, động cơ phản lực đã trở thành "không khói" giúp nó khó bị phát hiện từ khoảng cách xa.

Chuyên môn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tiêm kích đánh chặn chuyên nhiệm (như Mikoyan-Gurevich MiG-25) có tầm hoạt động lớn hơn, trần bay cao hơn, vận tốc lớn hơn, hệ thống điện tử hiện đại hơn, động cơ mạnh giúp chúng có thể chặn đánh bất cứ máy bay ném bom hay tiêm kích nào của đối phương xâm phạm vào khu vực phòng thủ của chúng.

Dự án hủy bỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Baker 2018

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • David Baker; Fifth Generation Fighters, Mortons, 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh (Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy) là một phim tâm lý tội phạm có lối kể chuyện thú vị với các tình tiết xen lẫn giữa đời thực và tiểu thuyết
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
Một trong cuốn sách kỹ năng sống mình đọc khá yêu thích gần đây là cuốn Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông của tác giả Richard Nicholls.
Chiori – Lối chơi, hướng build và đội hình
Chiori – Lối chơi, hướng build và đội hình
Như ta sẽ thấy, Chiori là nhân vật scale song song def và att. Mặc dù base att của cô cũng khá cao (top 11)
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Tôi đã từng là một người cực kì hướng ngoại. Đối với thế giới xung quanh, tôi cảm thấy đơn độc đến vô vàn