Mãn Đô Hỗ

Mãn Đô Hỗ
满都护
Đa La Bối lặc
Thông tin chung
Sinh1674
Mất1731 (56–57 tuổi)
Đích Phúc tấnĐổng Ngạc thị
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụCung Thân vương Thường Ninh
Thân mẫuThư Thư Giác La thị

Mãn Đô Hỗ (giản thể: 满都护; phồn thể: 滿都護; 16741731) là một tông thất của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mãn Đô Hỗ được sinh ra vào giờ Sửu, ngày 26 tháng 9 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 13 (1674), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Cung Thân vương Thường Ninh, mẹ ông là Thư Thư Giác La thị (舒舒覺羅氏).[1] Năm Khang Hi thứ 27 (1688), ông được phong làm Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân.[2] Năm thứ 51 (1712), em trai của ông là Hải Thiện bị cách tước, ông được tập tước vị Cung Thân vương đời thứ 3, nhưng Lão Cung vương phủ không phải thừa kế võng thế, nên ông chỉ được phong làm Bối lặc.[1] Chỉ một năm sau, sinh mẫu của ông qua đời, Khang Hi Đế phái quan viên đến tế lễ.[3] Thư Thư Giác La thị vốn là thiếp nhưng vì con trai là Mãn Đô Hỗ đã được tập tước phong làm Bối lặc nên bà cũng được hạ táng theo nghi lễ Đích Phu nhân của Bối lặc. Tháng 2 năm 1719, ông thay quyền Lĩnh thị vệ Nội đại thần, đến tháng 6 cùng năm thì nhập chức Đô thống Mãn Châu Chính Bạch kỳ.[4] Năm sau, ông lần lượt nhậm chức Nghị chính Đại thần và Tả Tông chính của Tông Nhân phủ vào tháng 4 và tháng 5.[5]

Tháng 10 năm Ung Chính đầu tiên (1723), ông được giao nhiệm vụ quản lý sự vụ của cả 3 kỳ Chính Bạch kỳ (bao gồm cả Mãn Châu, Mông Cổ và Hán quân). Một năm sau, ông lần lượt đảm nhiệm Ngọc điệp quán Tổng tài – phụ trách biên soạn gia phả Ái Tân Giác La,[6] tham gia hỗ trở tổng lý sự vụ,[7] và Hữu Tông chính của Tông Nhân phủ.[8] Năm 1726, ông bị Ung Chính hạ chiếu khiển trách vì gia nhập vào đảng phái của Dận Tự, Dận ĐườngDận Trinh,[9] không lâu sau ông lại phụng mệnh đến Mã Lan Dục hộ tống Dận Trinh quay về giam cầm ở phụ cận Thọ Hoàng điện.[10] Tháng 7, thuộc hạ của ông là Nặc Dân bị hoạch tội vì trong thời gian đảm nhiệm Tuần phủ Sơn Tây đã không nghiêm khắc điều tra về những tội ác mà thuộc hạ của Dận Đường làm ra. Ung Chính cho rằng điều này cho thấy rõ Mãn Đô Hỗ ủng hộ đảng phái của Dận Tự, theo đó đã giáng tước của ông xuống Bối tử.[11] Không lâu sau, ông lại bị giáng tước làm Phụng ân Trấn quốc công, bị thu hồi tất cả tá lĩnh vốn sở hữu.[12]

Năm Ung Chính thứ 9 (1731), ông qua đời vào giờ Thân ngày 8 tháng 5 (âm lịch), thọ 58 tuổi. Ông lúc sinh thời có bảy người con trai, nhưng tất cả đều chết yểu, Hải Thiện mặc dù có hai người con trai nhưng Ung Chính cho rằng đều không thể phát triển gia nghiệp. Vì vậy Ung Chính đã ra lệnh triệu tập tất cả con cháu của Cung Thân vương Thường Ninh đã trên 12 tuổi để chọn người thừa kế tước vị.[13] Sau khi trải qua sự tham vấn của Tông Nhân phủ, Ung Chính chọn Phỉ Tô – cháu nội của Hải Thiện – thừa kế tước vị, đồng thời các tá lĩnh vốn do Cung vương phủ sở hữu cũng được giao lại cho Phỉ Tô.[14]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đích Phu nhân: Đổng Ngạc thị (棟鄂氏), con gái của Phó Đô thống La Mãn Sắc (羅滿色).
  • Thứ thiếp:
    • Qua Nhĩ Giai thị (瓜爾佳氏), con gái của Triệu Đức (肇德).
    • Chung thị (鍾氏), con gái của Chung Phúc (鐘福).
    • Qua Nhĩ Giai thị (瓜爾佳氏), con gái của Phượng Sơn (鳳山).
    • Giang thị (江氏), con gái của Giang Đăng Tỉ (江登璽).
    • Chu thị (朱氏), con gái của Chu Bích (朱璧).
    • Lý thị (李氏), con gái của Thạch Bảo (石寶).
  1. Minh Hải (明海; 17011703), mẹ là Đích Phu nhân Đổng Ngạc thị, chết yểu.
  2. Minh Tuệ (明慧; 17031704), mẹ là Đích Phu nhân Đổng Ngạc thị, chết yểu.
  3. Chiêm Châu Bảo (占珠寶; 17051705), mẹ là Đích Phu nhân Đổng Ngạc thị, chết non.
  4. Đa Phúc Thụ (多福綬; 17151706), mẹ là Thứ thiếp Qua Nhĩ Giai thị (con gái của Phượng Sơn), chết yểu.
  5. Linh Cát Bảo (靈吉保; 17191721), mẹ là Thứ thiếp Giang thị, chết yểu.
  6. Thọ Tinh Bảo (壽星保; 17271728), mẹ là Thứ thiếp Chu thị, chết yểu.
  7. Trùng Dương (重陽; 17291731), mẹ là Thứ thiếp Chu thị, chết yểu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731). Mã Tề, 馬齊; Chu Thức, 朱軾 (biên tập). 聖祖仁皇帝實錄 [Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741). Ngạc Nhĩ Thái; Trương Đình Ngọc (biên tập). 世宗憲皇帝實錄 [Thế Tông Hiến Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Phùng Kỳ Lợi (2006). 寻访京城清王府 [Khám phá vương phủ thời Thanh ở Kinh thành]. Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật. ISBN 9787503930331.
  • Triệu Chí Cường, 赵志强 (2007). 清代中央决策机制研究 [Nghiên cứu cơ chế quyết sách trung ương thời Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Khoa học. ISBN 9787030206787.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Qua chương 1080 thì ta biết thêm được về SWORD, về cơ bản thì họ là đội biệt kích đặc biệt gồm những Hải Quân đã từ bỏ Quân Tịch nhưng vẫn hoạt động với vai trò là 1 Hải Quân
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns