Mông Cổ xâm lược Đông Hạ

Mông Cổ xâm lược Đông Hạ
Một phần của các cuộc xâm lược của Mông Cổ
Thời gian1217, 1222-1233
Địa điểm
Kết quả Đông Hạ sụp đổ
Thay đổi
lãnh thổ
Lãnh thổ Đông Hạ bị nhập vào Đế quốc Mông Cổ
Tham chiến
Đế quốc Mông Cổ Đông Hạ
Chỉ huy và lãnh đạo
Quý Do (1233) Bồ Tiên Vạn Nô  Hành quyết

Mông Cổ xâm lược Đông Hạ là một trong các cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Cổ vào đầu thế kỷ 13. Ban đầu, một cuộc xung đột nổ ra vào năm 1217 khi người sáng lập Đông Hạ, Bồ Tiên Vạn Nô, nổi dậy chống lại Đế quốc Mông Cổ. Tuy nhiên, ít lâu sau cuộc nổi dậy chấm dứt. Bồ Tiên Vạn Nô sau đó lại nổi dậy độc lập lần nữa vào năm 1222, đến năm 1233 Đại hãn Oa Khoát Đài sai con trai mình là Quý Do đem quân đi đánh. Đông Hạ sụp đổ và lãnh đạo nước này bị xử tử.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Hạ là một vương quốc được thành lập bởi lãnh chúa Bồ Tiên Vạn Nô vào năm 1215.[1][2] Ông từng là một tướng lĩnh của nhà Kim trong cuộc chiến tranh của nó với Mông Cổ. Cuối năm 1214, quân đội của ông bị đánh bại bởi Đông Liêu, một chư hầu của người Mông Cổ.[2][3][4] Kinh đô của nhà Kim, Trung Đô, bị Mộc Hoa Lê chiếm, và Vạn Nô đã sử dụng cơ hội để thiết lập một nhà nước ly khai, có kinh đô tại Liêu Dương. Sau khi bị người Mông Cổ đánh bại, ông đã gửi con trai mình làm con tin để cam kết lòng trung thành của mình với đế chế.[2][5] Năm 1217, do sự uổng phí của việc thành lập một vương quốc ở vùng Liêu Ninh, ông đã chuyển đến vùng đông bắc Mãn Châu dọc biên giới với Triều Tiên.[3][4][6]

Cuộc xâm lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1217, Vạn Nô đã cố gắng nổi dậy chống lại các đồng minh Mông Cổ của mình.[7][8] Cuộc nổi dậy sớm kết thúc và Vạn Nô chấp nhận là chư hầu của Mông Cổ.[8] Năm 1218, quân đội Đông Hạ đã cùng với những người Mông Cổ truy đuổi tàn quân của người Khiết Đan từ nhà Hậu Liêu đang xâm chiếm lãnh thổ Cao Ly.[9][10] Cao Ly đã hỗ trợ và chấp nhận địa vị triều cống cho Đế quốc Mông Cổ và Đông Hạ.[11] Trong thập kỷ tiếp theo, Vạn Nô đã tấn công Cao Ly nhiều lần.[3][12] Tại một số thời điểm sau năm 1221, Vạn Nô đã ly khai khỏi Mông Cổ và năm 1232, Đế quốc Mông Cổ đã yêu cầu Cao Ly tấn công Đông Hạ. Năm 1233, trong cuộc chinh phạt Cao Ly để buộc họ thần phục,[3][13] Oa Khoát Đài đã sai Quý Do đem quân tấn công Đông Hạ.[14][15] Quân đội Mông Cổ nhanh chóng áp đảo Đông Hạ và Vạn Nô bị chặt đầu.[9][16] Lãnh thổ bị chinh phục được trao cho người em út của Thành Cát Tư Hãn quá cố.[6]

Nước Đông Hạ dưới góc độ là một quốc gia độc lập đã diệt vong, nhưng sau đó Mông Cổ vẫn bổ nhiệm các con cháu của Vạn Nô làm trấn thủ, trở thành vùng phiên thuộc. Sau khi Hốt Tất Liệt lập nên nhà Nguyên, đất cũ của Đông Hạ được tổ chức thành Liêu Dương hành tỉnh.

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Mông Cổ đã hoàn thành việc chinh phục miền Bắc Trung Quốc sau khi tiêu diệt nhà Kim năm 1234. Năm sau đó, họ xâm lược Cao Ly và đe dọa nhà Tống.[14] Cuộc xâm lược Trung Quốc của Mông Cổ chỉ hoàn thành khi họ đánh bại quân Tống trong trận Nhai Môn năm 1279.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Peers, Chris (2015). Genghis Khan and the Mongol War Machine (bằng tiếng Anh). Barnsley: Pen and Sword Books. tr. 105. ISBN 978-1-4738-5382-9.
  2. ^ a b c McLynn, Frank (2015). Genghis Khan: His Conquests, His Empire, His Legacy (bằng tiếng Anh). Boston: Hachette Books. tr. 146. ISBN 978-0-306-82396-1.
  3. ^ a b c d Franke, Herbert (1978). “The Chin dynasty”. Trong Franke, Herbert; Twitchett, Denis C. (biên tập). The Cambridge History of China (bằng tiếng Anh). 6, Alien Regimes and Border States, 907–1368. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 257–258. ISBN 978-0-521-24331-5.
  4. ^ a b Henthorn, William E. (1963). Korea: The Mongol Invasions (bằng tiếng Anh). Leiden: Brill Publishers. tr. 5–6. ISBN 978-1297514982.
  5. ^ Henthorn, 1963, p. 6
  6. ^ a b Toepel, Alexander (2009). “Christians in Korea at the End of the 13th Century”. Trong Winkler, Dietmar W.; Tang, Li (biên tập). Hidden Treasures and Intercultural Encounters (bằng tiếng Anh). 2. Auflage: Studies on East Syriac Christianity in China and Central Asia. Münster: LIT Verlag Münster. tr. 279 n. 3. ISBN 978-3-643-50045-8.
  7. ^ Pennington, Reina biên tập (2003). Amazons to Fighter Pilots (bằng tiếng Anh). A–Q. Westport, Connecticut: Greenwood Press. tr. 14. ISBN 978-0-313-32707-0.
  8. ^ a b McLynn, 2015, p. 385 n. 60
  9. ^ a b Peers, 2015, p. 109
  10. ^ Henthorn, 1963, p. 6, 14
  11. ^ Toepel, 2009, p. 279
  12. ^ Henthorn, 1963, p. 6, 60 n.116, 74
  13. ^ Henthorn, 1963, p. 74-77
  14. ^ a b Henthorn, 1963, p. 102
  15. ^ Atwood, Christopher P. (2007). “The Date of the 'Secret History of the Mongols' Reconsidered”. Journal of Song-Yuan Studies (37): 43, n. 149. ISSN 1059-3152 – qua Đại học bang Pennsylvania.
  16. ^ Henthorn, 1963, p. 100 n. 78
  17. ^ Phillips, Charles (ngày 24 tháng 10 năm 2017). Grant, R. G. (biên tập). 1001 Battles That Changed the Course of History (bằng tiếng Anh). Book Sales. ISBN 978-0-7858-3553-0.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Agatsuma Zenitsu là một Kiếm sĩ Diệt Quỷ và là một thành viên của Đội Diệt Quỷ
Review phim
Review phim "Muốn gặp anh"
Nhận xét về phim "Muốn gặp anh" (hiện tại phin được đánh giá 9.2 trên douban)
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Kaiju No.8 đạt kỉ lục là Manga có số lượng bản in tiêu thụ nhanh nhất với 4 triệu bản in
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Daily Route hay còn gọi là hành trình bạn phải đi hằng ngày. Nó rất thú vị ở những ngày đầu và rất rất nhàm chán về sau.