Mông Cổ xâm lược Trung Á

Mông Cổ xâm lược Trung Á
Một phần của the Mongol conquests
Thời gian1216-1221
Địa điểm
Kết quả Annexation of the Qara Khitai Khanate and defeat of the Khwarazmian dynasty
Thay đổi
lãnh thổ
Mongol Empire gains control of most of Central Asia
Tham chiến
Mongol Empire Qara Khitai Khanate Khwarazmian dynasty
Chỉ huy và lãnh đạo
Genghis Khan
Jochi
Chaghatai
Ögedei
Tolui
Subutai
Jebe
Jelme (POW)
Mukali
Khubilai
Qasar
Bo'orchu 
Sorkin-shara
Kuchlug Hành quyết Ala ad-Din Muhammad
Jalal ad-Din Mingburnu
Inalchuq Hành quyết
Temur Meliq
Lực lượng
100,000-150,000 Around 100,000 122,000 men
Thương vong và tổn thất
Around 3,000-5,000 60,000-70,000 men 40,000-50,000
Mongols were defeated by the Khwarezmanids at Battle of Bukhara, but the city was sacked only weeks later.

Cuộc xâm lược Trung Á của Mông Cổ được tiến hành sau sự thống nhất các bộ lạc người Mông CổĐột Quyết trên thảo nguyên Mông Cổ năm 1206. Cuộc xâm lược này kết thúc khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục được đế chế Khwarezmid vào năm 1221

Các Hãn quốc Duy Ngô Nhĩ, Cát La Lộc và Tây Liêu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), Cát La Lộc (Karluk), Đột Quyết (Turk) và Tháp Cát Khắc (Tajik) bản địa đã phục tùng người Mông Cổ. Năm 1210, Ba Nhi Truật A Nhi Thải Đích Cân (Baurchuk Art Tekin), người Duy Ngô Nhĩ, cai trị Cao Xương Hồi Cốt (Kara-Khoja), đã trình diện trước Đại hãn Mông Cổ và tuyên thệ đồng minh với người Mông Cổ.[1] Ông ta được Thành Cát Tư Hãn gả một công chúa cho, và người Duy Ngô Nhĩ đã trở thành những chư hầu dưới quyền người Mông Cổ. Một lãnh đạo của người Cát La Lộc và người Khả Tát (Khazar), lãnh chúa của lưu vực sông Chuy, đã theo gương người Duy Ngô Nhĩ.

Tây Liêu là vương quốc của những người Khiết Đan của nhà Liêu (907 - 1125) đã bị người Nữ Chân nhà Kim đánh bật ra khỏi Trung Hoa. Năm 1124, một số người Khiết Đan chạy phía tây dưới sự lãnh đạo của Da Luật Đại Thạch và thành lập Tây Liêu giữa Semirechye và sông Chuy. Họ làm chủ Trung Á vào thế kỉ 12 sau khi tiêu diệt Ahmed Sanjar, chỉ huy quân của đế quốc Đại Seljuq trong trận Qatwan. Tuy nhiên, quyền lực của họ bị tan rã từ năm 1211 bởi những hoạt động phối hợp giữa Muhammad II nhà Khwarezm-Shah (1200 - 1220) và Khuất Xuất Luật (Kuchlug), một hoàng tử tị nạn người Nãi Man (Naiman), chống lại người Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn. Khuất Xuất Luật sau được người Tây Liêu che chở, nhưng ông ta cuỗi cùng đã chiếm ngôi cúc nhi hãn (gurkhan) của Da Luật Trực Lỗ Cổ vào năm 1211.[2]

Khuất Xuất Luật tấn công thành A Lực Ma Lý (Almaliq), và người Cát La Lộc ở đó là chư hầu của người Mông Cổ nên đã kêu gọi Thành Cát Tư Hãn giúp đỡ.[3] Năm 1216, Thành Cát Tư phái tướng Triết Biệt (Jebe) đánh Khuất Xuất Luật. Người Mông Cổ đánh bại Tây Liêu ở Bát Lạt Sa Cổn (Balasaghun), Khuất Xuất Luật chạy trốn, song vẫn bị giết vào năm 1218.[4]

Khwarezmia

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc xâm lược Khwarezmia của người Mông Cổ kéo dài từ năm 1219 đến 1221. Thật ra, Đế quốc Mông Cổ lúc đầu không có ý định xâm lược Đế quốc Khwarezmia. Thành Cát Tư Hãn trước đó đã gửi một bức thư cho vua của Đế chế Khwarezmid, chúc mừng ông ta như một người ngang hàng: "Ngài cai trị mặt trời lặn còn tôi (cai trị) mặt trời mọc". Cuộc chinh phục ban đầu của người Mông Cổ nhắm đến "tất cả những người sống trong lều nỉ", đã thống nhất các bộ tộc du mục ở Mông Cổ và sau đó là người Thổ Khố Man (Turkmen) và những dân tộc du mục khác tương đối ít đổ máu, và hầu như không có tổn hại vật chất. Tuy nhiên, khi người đứng đầu của một thành phố của Khwarezmid từ chối tiếp nhận sứ thần và sau một thời hạn 3 ngày, đã giết sứ giả và hầu hết phái đoàn. Những người Mông Cổ còn lại bị trả về với đầu bị cạo trọc, một dấu hiệu truyền thống của nô lệ và sự phục tùng trong văn hóa Mông Cổ. Vài tháng sau, khi biết được thái độ tiếp đãi này, Thành Cát Tư Hãn nổi giận và lấy đó làm cớ để xâm lược.

Cuộc xâm lược Trung Á của người Mông Cổ đã dẫn đến sự tàn phá hoàn toàn Đế chế Khwarezmid cùng với những cuộc thảm sát rất nhiều dân thường trong vùng. Người Mông Cổ đã hủy diệt một cách có hệ thống một lượng lớn dân cư của các thành phố, như Bukhara. Điều này đã khiến người Mông Cổ nổi tiếng là những kẻ tàn bạo khát máu, và đặc tính này khắc sâu trong tâm trí những người sống sót sau những chiến dịch của người Mông Cổ.

Trong suốt thời kì xâm lược Transoxania (nay là Uzbekistan, Tajikistan, nam Kyrgyrstan và đông nam Kazakhstan) năm 1219, cùng với quân chủ lực Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn cũng sử dụng một đơn vị máy bắn đá đặc biệt của Trung Hoa trong các trận chiến. Chúng được sử dụng trở lại vào năm 1220 ở Transoxania. Người Trung Hoa có thể đã dùng những chiếc máy bắn đá này để bắn những quả bom thuốc súng, vì họ đã có những thứ này từ trước đó.[5] Trong khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục Transoxania và Ba Tư, nhiều người Trung Hoa quen với việc sử dụng thuốc súng đã phục vụ trong quân đội của ông.[6] Các sử giả cho rằng cuộc xâm lược của Mông Cổ đã mang những vũ khí dùng thuốc súng của người Trung Hoa vào Trung Á. Một trong số đó là hỏa súng, một kiểu súng cối Trung Hoa.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Svatopluk Soucek (2000). “Chapter 4 - The Uighur Kingdom of Qocho”. A history of Inner Asia. Cambridge University Press. ISBN 0521657040.
  2. ^ Biran, Michal. (2005). “Chapter 3 - The Fall: between the Khwarazm Shah and the Mongols”. The Empire of the Qara Khitai in Eurasian History: Between China and the Islamic World. Cambridge University Press. tr. 60-90. ISBN 0521842263.
  3. ^ Svatopluk Soucek (2000). “Chapter 6 - Seljukids and Ghazvanids”. A history of Inner Asia. Cambridge University Press. ISBN 0521657040.
  4. ^ Biran, Michal. (2005). The Empire of the Qara Khitai in Eurasian History: Between China and the Islamic World. Cambridge University Press. tr. 84-85. ISBN 0521842263.
  5. ^ Kenneth Warren Chase (2003). Firearms: a global history to 1700 . Cambridge University Press. tr. 58. ISBN 0521822742. Truy cập 2011 November 28. Chinggis Khan organized a unit of Chinese catapult specialists in 1214, and these men formed part of the first Mongol army to invade Transoania in 1219. This was not too early for true firearms, and it was nearly two centuries after catapult-thrown gunpowder bombs had been added to the Chinese arsenal. Chinese siege equipment saw action in Transoxania in 1220 and in the north Caucasus in 1239-40. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  6. ^ The Mongol Warlords: Genghis Khan, Kublai Khan, Hulegu, Tamerlane. David Nicolle, Richard Hook . Brockhampton Press. 1998. tr. 86. ISBN 1860194079. Truy cập 2011 November 28. Though he was himself a Chinese, he learned his trade from his father, who had accompanied Genghis Khan on his invasion of Muslim Transoxania and Iran. Perhaps the use of gunpowder as a propellant, in other words the invention of true guns, appeared first in the Muslim Middle East, whereas the invention of gunpowder itself was a Chinese achievement Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
  7. ^ Ahmad Hasan Dani, Chahryar Adle, Irfan Habib biên tập (2003). History of Civilizations of Central Asia: Development in contrast: from the sixteenth to the mid-nineteenth century. 5 of History of Civilizations of Central Asia. Chahryar Adle, Irfan Habib . UNESCO. tr. 474. ISBN 9231038761. Truy cập 2011 November 28. Indeed, it is possible that gunpowder devices, including Chinese mortar (huochong), had reached Central Asia through the Mongols as early as the thirteenth century.71 Yet the potential remained unexploited; even Sultan Husayn's use of cannon may have had Ottoman inspiration. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của "Lệnh truy nã Vision"
Chỉ cần dám ngăn cản tầm nhìn của vĩnh hằng, hay chỉ cần làm tổn thương người của Inazuma, thì sẽ trở thành kẻ thù của nàng
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Trước tiên ta sẽ làm quen với phản ứng, khi ấn lôi + thảo sẽ tạo ra phản ứng và đưa quái vài trạng thái sinh trưởng
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản