Mưa lũ miền Bắc Việt Nam 2015

Mưa lũ miền Bắc Việt Nam
Hình thành24 tháng 7 năm 2015
Tan4 tháng 8 năm 2015
Tổng số thiệt hạikhoảng 3000 tỷ đồng (U$100-110 triệu),
đang cập nhật
Mất điệnHơn 1,2 vạn khách hàng ở 27 tỉnh miền Bắc Việt Nam
Thiệt hại về ngườikhoảng 38 người,
đang cập nhật
Nơi ảnh hưởngBắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam

Mưa lũ miền Bắc Việt Nam là một tổ hợp thiên tai ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian cuối tháng 7 - đầu tháng 8 năm 2015. Đây là thiên tai gây ra thiệt hại rất lớn, làm đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp ở phía Bắc Việt Nam, nhất là ngành than. Nó cũng làm cho một trận đấu tại vòng 19 V-League bị lùi lại tới 2 lần.

Đợt mưa này bắt đầu vào ngày 24 tháng 7 năm 2015 khi một rãnh áp thấp di chuyển từ phía Trung Quốc xuống, đem đến những trận mưa đầu tiên nhưng không đáng kể. Ngày hôm sau, rãnh thấp trở thành dải hội tụ nhiệt đới, hút các khối mây giông và gió ẩm hình thành vùng xoáy thấp có tâm lên đến độ cao 5000m, nằm ngay trên vùng biển ngoài khơi Quảng Ninh - Hải Phòng. Vùng xoáy thấp đã đem đến hàng loạt trận mưa như trút nước xuống các tỉnh thành miền Bắc, đặc biệt là mưa lượng lớn ở các tỉnh miền núi như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Kạn.

Đợt mưa lớn này đã phá hàng loạt kỷ lục lịch sử tại Việt Nam. Đặc biệt, trận lũ xảy ra sau mưa được coi là trận lũ tồi tệ nhất trong 40 năm.[1]

Hình thế gây mưa

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường đi (minh họa, không chính thức) của vùng xoáy thấp gây mưa

Ngày 23 tháng 7 năm 2015, một rãnh áp thấp được nén bởi bộ phận áp cao lục địa từ Trung Quốc di chuyển xuống Bắc Bộ Việt Nam.[2] Từ ngày 24 tháng 7 năm 2015, các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam có mưa diện rộng.[3] Ngày 25 tháng 7 năm 2015, rãnh thấp trở thành dải hội tụ nhiệt đới, hút các khối mây giông và gió ẩm hình thành một vùng xoáy thấp được phát triển lên đến độ cao 5000m nằm nhiều ngày trên Vịnh Bắc Bộ[4], sau đó di chuyển vào Đông Bắc Bắc Bộ.[5]

Vùng xoáy thấp dịch chuyển dần về phía Tây, kéo theo đó là vùng mưa mở rộng ra các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.[4][6] Ngày 3 tháng 8, vùng xoáy thấp bắt đầu suy yếu và vào ngày 4 tháng 8 thì tan hẳn trên khu vực Thượng Lào, đồng nghĩa với việc đợt mưa chấm dứt trên toàn khu vực Bắc Bộ Việt Nam.[4][7]

Hiện tượng El Nino được cho là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt tại Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á-Nam Á cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2015.[1]

Diễn biến mưa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đợt mưa lũ này được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ ngày 24 tháng 7 đến 30 tháng 7 năm 2015; Giai đoạn thứ hai là từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8 năm 2015.

Giai đoạn thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Do vùng thấp nằm nhiều ngày trên Vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn này nên mưa tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đó tỉnh Quảng Ninh chịu tác động trực tiếp của hệ thống.[4]

Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai (của Việt Nam) cho biết, trong thời gian từ 26 đến 27 tháng 7 ở khu vực ven biển Quảng Ninh có mưa rất to với lượng trung bình từ 200-300mm.[4] Có những điểm mưa lượng khá như Cửa Ông là 555mm, Cô Tô là 381mm.[8]Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 giật cấp 7, cấp 8 (theo thang sức gió Beaufort).[9]

Giai đoạn thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi vùng xoáy thấp dịch chuyển vào đất liền, vùng mưa lũ mở rộng ra toàn miền Bắc và Bắc Trung Bộ từ đêm ngày 31 tháng 7.[10] Quảng Ninh vẫn là tâm điểm mưa lũ khi ở vùng Yên Tử có lượng mưa lên đến khoảng 700mm.[11]

Từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8, xuất hiện một đợt lũ lớn trên hệ thống các con sông ở miền Bắc.[10] Đỉnh lũ trên các sông đạt mức cao nhất, báo động 3 (theo thang cảnh báo lũ Việt Nam) vào ngày 3 tháng 8.[12] Ngày 4 tháng 8, đợt mưa chính thức kết thức khi vùng xoáy thấp tan biến và rãnh thấp yếu đi.[13]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngưng việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6-8, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản cho biết, có tới 30 ngàn công nhân của họ vẫn chưa có thể đi làm lại.[14]

Mất điện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) loan báo vào ngày 3 tháng 8, hơn 1,2 vạn khách hàng ở 27 tỉnh miền Bắc Việt Nam không có điện do mưa lũ.[15] Đến ngày 5 tháng 8, nhiều hộ dân vẫn chưa có điện.[16]

Ô nhiễm môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, chuyên về các nguồn nước sạch Waterkeeper Alliance nói nước tràn ra từ các mỏ than và ba nhà máy nhiệt điện, chứa đầy chất bùn than độc hại, trong đó có cả các chất kim loại nặng arsenic, boron, barium, cadmium, chromium, chì, manganese, selenium và thallium, cụ thể là lũ lụt nghiêm trọng ở khu vực cảng Làng Khánh và sông Diễn Vọng đang cuốn theo lượng nước ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh đổ ra Vịnh Hạ Long.[17]

Thiệt hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Mưa bão dữ dội ở miền bắc tính đến ngày 6.8 đã làm hư hại 3 ngàn ngôi nhà, 38 người chết hoặc mất tích [18] và nhấn chìm nhiều mỏ than lớn, gây quan ngại về nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các cộng đồng địa phương và cho cả Vịnh Hạ Long. Theo trang web chính thức của Chính phủ, thiệt hại vật chất ước tính lên tới 2 nghìn tỷ đồng (khoảng gần 92 triệu đô la Mỹ), trong đó chừng phân nửa là thiệt hại của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).[17]

Quảng Ninh

[sửa | sửa mã nguồn]

thiệt hại rất nặng nề khi tại Cửa Ông sau 9 ngày có lượng mưa xấp xỉ 1.500 mm

Bắc Kạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Lạng Sơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 154 nhà bị ngập, 35 nhà bị sập, hư hỏng do sạt lở đất, đá. Ngập cục bộ khoảng 1.500ha lúa, trên 340ha rau màu bị ngập cục bộ. Một số gia súc, gia cầm, thủy sản bị nước cuốn trôi. 12 công trình thủy lợi bị hư hỏng.[18]

Điện Biên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 8, lũ từ thượng nguồn đổ về đã cuốn phăng cây cầu sắt bắc qua sông Mã ở xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) trôi về phía hạ lưu. Cây cầu được xây dựng với chi phí ước tính hơn 20 tỷ đồng và mới đưa vào sử dụng được hai tháng.[19]

Tổng cộng mưa lũ ở tỉnh này đã khiến 3 người chết, 7 người mất tích; gần 90 hộ dân bị ngập lụt, 2 ngôi nhà bị cuốn trôi, 1 Trạm y tế bị ngập; hàng trăm diện tích lúa mùa, ngô và hoa màu bị ngập; sạt lở hàng trăm mét đê sông Chu và sông Mã; trôi một chiếc cầu treo…Thiệt hại ước tính khoảng 71 tỷ đồng.[20]

Các nơi khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Thăm hỏi, hỗ trợ từ quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Các kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng 19 V-League

[sửa | sửa mã nguồn]

Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ này, một trận đấu tại vòng 19 Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam là trận đấu giữa Than Quảng NinhHoàng Anh Gia Lai đã bị lùi lại tới 2 lần, đến ngày 5 tháng 8.[21] Trước đó, theo lịch thi đấu từ Ban tổ chức V-League thì trận đấu này sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 8, nhưng do câu lạc bộ Than Quảng Ninh gửi công văn đề nghị đổi lịch thi đấu để khắc phục hậu quả đợt mưa lũ nên Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã đồng ý dời lịch thi đấu sang ngày 4 tháng 8.[22] Đến ngày 3 tháng 8, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có công văn hỏa tốc yêu cầu đình chỉ các hoạt động vui chơi giải trí trên địa bàn của tỉnh để tập trung khắc phục hậu quả nghiêm trọng về người và của sau trận lũ lịch sử nên chiều hôm đó, VPF đã họp với hai đội quyết định dời lịch thi đấu đến ngày 5 tháng 8.[21] Trước trận đấu, các cầu thủ đội khách Hoàng Anh Gia Lai đã quyên góp ủng hộ đồng bào tỉnh Quảng Ninh.[23]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Hồng Hạnh (ngày 3 tháng 8 năm 2015). “Nguyên nhân lũ lụt hoành hành khắp châu Á”. VnExpress. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ Chiều tối và đêm 23 tháng 7, Bắc Bộ có mưa rào và giông Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ Dự báo thời tiết ngày 25 tháng 7 năm 2015: Miền Bắc có mưa rào và dông, đề phòng lũ quét, sạt lở đất Báo điện tử Tiêu dùng, đăng lại bản tin dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Việt Nam. Truy cập 3 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ a b c d e Chuyên gia thời tiết lý giải mưa lớn khủng khiếp ở Quảng Ninh Truyền hình kỹ thuật số VTC. Truy cập 4 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ Tin cảnh báo mưa giông, lũ quét và sạt lở đất trên khu vực tỉnh Tuyên Quang Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Tuyên Quang, đăng lại bài của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Tuyên Quang và Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Việt Nam. Truy cập 3 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ Dự báo thời tiết tỉnh Bắc Kạn đêm 30 ngày 31 tháng 7 năm 2015 Lưu trữ 2015-09-23 tại Wayback Machine Báo Bắc Kạn đăng lại bài của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Bắc Kạn và Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam. Truy cập 4 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ Lũ quét, sạt lở đất đá tiếp tục đe dọa vùng núi phía Bắc Báo điện tử Dân Việt. Truy cập 4 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ Mưa lớn ở miền Bắc làm 3 người chết Báo điện tử VnExpress. Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
  9. ^ Cảnh báo mưa dông, sóng lớn trên biển Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine. Công ty điện tử hàng hải Việt Nam, đăng lại bài của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn Việt Nam. Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
  10. ^ a b Đêm 31 tháng 7 vùng mưa lớn sẽ mở rộng ra toàn miền Bắc VietNamPlus. Truy cập 7 tháng 8 năm 2015.
  11. ^ Thêm 3 người chết, mưa lũ vẫn phức tạp ở miền Bắc Báo Tuổi trẻ. Truy cập 7 tháng 8 năm 2015.
  12. ^ Tin lũ khẩn cấp trên các sông Bắc Bộ Báo Tin Tức, truy cập 7 tháng 8 năm 2015.
  13. ^ Đợt mưa kéo dài kết thúc Báo Tin tức Online (đăng lại bài của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Việt Nam. Truy cập 7 tháng 8 năm 2015.
  14. ^ [1]
  15. ^ Mưa lũ tàn phá miền Bắc Việt Nam, bbc, Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
  16. ^ Hàng nghìn hộ dân vẫn chưa có điện Báo Dân Viẹt. Truy cập 7 tháng 8 năm 2015.
  17. ^ a b Lũ lụt 'xả chất độc hại ra Vịnh Hạ Long', bbc, 1 tháng 8 năm 2015,Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
  18. ^ a b 38 người chết và mất tích sau mưa lũ ở miền Bắc, vtc, 6 tháng 8 năm 2015,Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
  19. ^ Lê Hoàng (ngày 4 tháng 8 năm 2015). “Lũ cuốn phăng cây cầu hơn 20 tỷ trên sông Mã”. VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015.
  20. ^ “Nắng nóng trở lại miền Bắc, Thanh Hóa 3 người chết trong lũ”. ngày 10 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2015. Đã bỏ qua văn bản “websitevietnamnet” (trợ giúp)
  21. ^ a b Trận đấu giữa Hoàng Anh Gia Lai và Than Quảng Ninh trên sân Cẩm Phả sẽ thi đấu ngày 5 tháng 8 Lưu trữ 2015-08-04 tại Wayback Machine Báo Tuổi trẻ. Truy cập 5 tháng 8 năm 2015.
  22. ^ Trận Quảng Ninh - Hoàng Anh Gia Lai lại lùi lịch VnExpress. Truy cập 5 tháng 8 năm 2015.
  23. ^ Cầu thủ HAGL quyên góp ủng hộ vùng lũ lụt Quảng Ninh Báo Lao động. Truy cập 5 tháng 8 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Tốc độ, sức mạnh, sự chính xác và một ít sự tinh quái là tất cả những thứ mà ta thường thấy ở một tay ném bóng chày giỏi
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling
Tribe: Primitive Builder - Xây dựng bộ tộc nguyên thủy của riêng bạn
Tribe: Primitive Builder - Xây dựng bộ tộc nguyên thủy của riêng bạn
Tribe: Primitive Builder là một trò chơi mô phỏng xây dựng kết hợp sinh tồn. Trò chơi lấy bối cảnh thời kỳ nguyên thủy
Download Anime Kyokou Suiri VietSub
Download Anime Kyokou Suiri VietSub
Năm 11 tuổi, Kotoko Iwanga bị bắt cóc bởi 1 yêu ma trong 2 tuần và được yêu cầu trở thành Thần trí tuệ