Mỏ đá

Mỏ đá Carrara ở Toscana, Ý.
Mỏ đá Portland ở đảo Portland, Anh
Một mỏ cốt liệu bê tông bị bỏ hoang gần Adelaide, Nam Úc
Mỏ đá ở Soignies, tỉnh Hainaut Bỉ.

Mỏ đá là nơi mà từ đó người ta khai quật đá khối, đá, cốt liệu bê tông, đá hộc, cát, sỏi, hoặc đá bảng. Một mỏ đá tương tự như một hầm mỏ lộ thiên để khai thác khoáng vật.[1][2] Điều khác biệt không tầm thường giữa chúng là hầm mỏ lộ thiên thường để khai thác vật liệu xây dựng còn nơi khai thác đá khối thường được coi là mỏ đá.

Các loại đá

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại đá được khai quật từ mỏ đá bao gồm:

Nhiều mỏ đá như đá hoa, granit, đá vôisa thạch được cắt thành phiến lớn và lấy ra từ mỏ đá. Bề mặt phiến được đánh bóng và khi hoàn thành sẽ có độ bóng và ánh khác nhau. Phiến đá đã được đánh bóng sau đó được cắt thành gạch lát hoặc đá lát mặt bàn và được lắp đặt trong nhiều hộ gia đình và những toà nhà thương mại. Đá tự nhiên khai thác từ trái đất được coi là loại sang trọng và thường có bề mặt bền, do đó được đánh giá cao.

Các vấn đề

[sửa | sửa mã nguồn]
Công việc khai thác đá hoa trong mỏ đá ở Carrara, Ý.

Mỏ đá ở khu vực có mạch nước ngầm nông hoặc gần với mặt nước thường có vẫn đề kỹ thuật với hệ thống thoát nước. Thông thường nước được loại bỏ bởi hệ thống bơm khi mỏ đá đang được khai thác, nhưng với lượng dòng chảy vào lớn có thể đòi hỏi các phương pháp phức tạp. Ví dụ, mỏ đá Coquina được khai quật hơn 60 foot (18 m) dưới mực nước biển. Để giảm sự rò rỉ bề mặt, một con hào lót bằng đất sét đã được xây dựng xung quanh toàn bộ mỏ đá. Nước ngầm đi vào mỏ được bơm vào hào. Khi mỏ đá ở vị trí sâu hơn, dòng nước chảy vào thường tăng lên và việc bơm nước cao hơn để loại bỏ cũng đắt hơn; đây có thể trở thành yếu tố giới hạn độ sâu của mỏ đá. Có một số mỏ đá ngập nước cũng được khai thác bên dưới nước, bằng cách nạo vét.

Nhiều người và khu dân cư coi các mỏ đá là thứ vướng mắt và yêu cầu hủy bỏ bằng cách chỉ ra các vẫn đề với tiếng ồn, bụi và diện mạo của nó. Một trong những ví dụ có hiệu quả và nổi tiếng của việc xử lý mỏ đá ngừng hoạt động thành công là vườn Butchart ở Victoria, British Colombia, Canada.[3]

Một vấn đề xa hơn là ô nhiễm đường sá từ xe tải chở đá. Để kiểm soát và kiềm chế sự ô nhiễm đường công cộng, hệ thống rửa bánh xe đang trở nên phổ biến hơn.

Hồ mỏ đá

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều mỏ đá tự nhiên được lấp đầu với nước sau khi bị bỏ hoang và trở thành hồ. Những loại khác trở thành bãi thải.

Mỏ đá lấp đầy nước có thể rất sâu, thường là 15 m hoặc lớn hơn, và chúng thường rất lạnh. Nước lạnh bất ngờ có thể làm cơ bắp người bơi lội suy yếu, nó cũng có thể gây ra sốc và thậm chí là hạ thân nhiệt.[4] Mặc dù hồ mỏ đá thường rất trong, đá mỏ và vật kiệu bị bỏ hoang chìm dưới nước khiến cho việc lặn chở nên rất nguy hiểm. Có vài người chết đuối trong các mỏ đá mỗi năm.[5][6] Tuy nhiên, rất nhiều mỏ đá ngừng hoạt động được chuyển đổi thành các địa điểm bơi an toàn.[7][8]

Ở Việt Nam có hồ nước xanh ở Hải Phòng và hồ đá Thủ Đức là hồ mỏ đá.[9][10]

Mỏ đá vôi bị bỏ hoang ở Rummu, Estonia.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Law Document English View”. Ontario.ca (bằng tiếng Anh). 24 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ US EPA, OW (10 tháng 3 năm 2014). “Mineral Mining and Processing Effluent Guidelines”. US EPA (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ “BCMEMPR, BCMTH, and NRC. (1995). Reclamation and Environmental Protection Handbook for Sand, Gravel and Quarry Operations in British Columbia. British Columbia Ministry of Energy Mines and Petroleum Resources Ministry of Transportation and Highways Natural Resources Canada” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “American Canoe Association explanation of cold shock”. Enter.net. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ “US Dept. of Labor list of mine related fatalities”. Msha.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ “on quarry drownings”. Geology.com. 3 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ “Centennial Beach - History”. www.centennialbeach.org. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ “City of Coral Gables - Venetian Pool”. www.coralgables.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ “Người dân Hải Phòng đổ xô đi ngắm hồ nước xanh”. Giang Chinh. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017.
  10. ^ “Hồ Đá làng Đại Học Thủ Đức - vẻ đẹp "chết người". Văn Yên. ngày 18 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Smile là một bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ năm 2022 do Parker Finn viết kịch bản và đạo diễn, dựa trên bộ phim ngắn năm 2020 Laura Has’t Slept của anh ấy
Nhân vật Tenka Izumo - Mato Seihei no Slave
Nhân vật Tenka Izumo - Mato Seihei no Slave
Tenka Izumo (出いず雲も 天てん花か, Izumo Tenka) là Đội trưởng Đội Chống Quỷ Quân đoàn thứ 6 và là nhân vật phụ chính của bộ manga Mato Seihei no Slave.
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Đã bao giờ bạn say mà còn ra gió trong tình trạng kiệt sức nhưng lại được dựa vào bờ vai thật an toàn mà thật thơm chưa?
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?