M134 Minigun

M134 Minigun
M134 Minigun
LoạiSúng máy Gatling,súng máy hạng nặng
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụXem Lịch sử
Sử dụng bởiXem Ứng dụng
 Hoa Kỳ
 Hàn Quốc
 Đài Loan
 Ả Rập Saudi
 Việt Nam
TrậnChiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Iraq
Chiến tranh Vùng Vịnh
Chiến tranh Afghanistan (2001-nay)
Mỹ xâm lược Grenada
Cuộc chiến Panama - Hoa Kỳ
Lược sử chế tạo
Người thiết kếGeneral Electric
Năm thiết kếlần 1: 1862 (sơ khai)
lần 2: 1964 (M134 hoàn thiện với động cơ điện).
Nhà sản xuấtGeneral Electric,
Dillon Aero INC,
DeGroat Tactical Armaments,
Garwood Industries.
Giá thànhUS $25.000[1].
Giai đoạn sản xuấtXem Lịch sử
Số lượng chế tạo?
Các biến thểXem trong bài
Thông số
Khối lượng13,5 kg (bằng thép, không động cơ, không đạn), nếu dùng titan thay thế cho thép thì có thể giảm khối lượng xuống chỉ còn 9,3 kg [2].
Chiều dài0,75 m (29.5")
Độ dài nòng55,88 cm (22")
Đường kính?
Kíp chiến đấucá nhân

Đạn7.62x51mm NATO
Cỡ đạn19 kg/ 1000 viên
Cỡ nòng6 nòng xoay
Cơ cấu hoạt độngĐộng cơ điện quay
Tốc độ bắn2000-6000 viên/phút.
Sơ tốc đầu nòng1050 m/s (2041 Knot)
Tầm bắn hiệu quả50 - 1500 mét[3]
Tầm bắn xa nhất2500 mét[2]
Chế độ nạptừ 200 đến 3000 viên tùy theo kích thước hộp đạn. Nếu dùng dây đạn ngoài, số lượng đạn tùy theo sức mang vác của binh sĩ.
Ngắm bắnthay đổi được tiêu cự, tháo ráp độc lập.

M134 là loại súng máy hiện đại có 6 nòng xoay, có cấu tạo đặc biệt so với các loại súng máy nói riêng và súng nói chung. M134 còn được gọi là Minigun hoặc súng Gatling hay súng nòng xoay. Súng có tốc độ bắn cao (trên 4000 viên/phút) nhờ vào một động cơ điện gắn trực tiếp trên súng. Mặc dù là một vũ khí cầm tay, M134 có sức công phá rất khủng khiếp, ngoài khả năng bắn hạ bộ binh, súng còn có thể tiêu diệt được xe bọc thép hạng nhẹ, chiến hạm nhỏ, trực thăng, phá hủy công sự và máy móc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

"Gatling tay quay"

[sửa | sửa mã nguồn]
Richard Jordan Gatling (1818 - 1903)

Tiền thân của khẩu M134 ngày nay là một loại "súng máy" do tiến sĩ khoa học quân sự Richard Jordan Gatling sáng chế[4], thường được sử dụng từ năm 1862 trong những trận chiến cao bồi, Nội chiến Hoa Kỳ khi đó nó chỉ được quay tay thay vì sử dụng một động cơ như hiện nay.

Súng Gatling được sử dụng khá phổ biến nhưng rồi nó cũng nhanh chóng bộc lộ những nhược điểm: cồng kềnh, nặng nề, độ chính xác bắn kém, thao tác phiền phức và nhất là tốc độ bắn không cao do phụ thuộc vào sức quay của xạ thủ, thường chỉ khoảng 200-300 phát/phút. Gatling cũng đã tìm cách gắn động cơ điện cho súng thay cho sức người, nhưng điều kiện kỹ thuật chưa tìm ra giải pháp đồng bộ hóa tốc độ quay của cụm nòng súng với khóa nòng nạp đạn nên không khắc phục triệt để những nhược điểm của súng. Khi người ta tìm ra những nguyên lý thiết kế mới phù hợp hơn cho súng tự động, súng Gatling dần dần đi vào quên lãng[5].

Tiền thân của súng M134 với hệ thống phát hoả bằng tay quay

Nâng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự phát triển của động cơ phản lực, các máy bay phản lực thử nhiệm đã đạt được tốc độ cao chưa từng thấy, việc bắn trúng các mục tiêu bay trở nên rất khó khăn. Lúc này, quân đội Mỹ muốn có một thứ vũ khí có tần suất bắn cao nhưng phải đáng tin cậy[6]. Để trả lời cho bài toán này, công ty General Electric (GE) của Mỹ đã phục hồi lại ý tưởng về súng nhiều nòng của Richard Jordan Gatling. Súng nòng quay Gatling đòi hỏi một nguồn ngoại lực để quay các nòng súng liên tục. Thế hệ động cơ phản lực máy bay mới hứa hẹn cung cấp đủ điện năng để vận hành súng và đảm bảo độ tin cậy hơn loại vũ khí nạp đạn và điểm hỏa tự động bằng nguyên tắc trích khí. Tuy tần suất bắn của mỗi nòng thấp hơn súng một nòng nhưng tổng tần suất bắn của 6 nòng súng cộng lại sẽ cho tần suất bắn thực tế cao hơn.

Năm 1946, quân đội Mỹ đưa ra một hợp đồng với GE cho "dự án Hỏa thần", thử nghiệm loại súng 6 nòng có thể bắn 6000 viên đạn 20 mm trong 1 phút[5]. Mẫu thử nghiệm T-171 đã được bắn thí điểm vào năm 1949 nhưng chưa thật hoàn thiện. Súng "Hỏa thần" (tiền thân thứ hai của M134) gặp vấn đề với đai nối đạn, thường bị nghiêng và bị dập khi bắn, hệ thống nạp đạn không có đai nối được phát triển. Năm 1956, để phát triển một vũ khí đáng tin cậy, tốc độ bắn cao mà hiệu quả, General Electric đã tái thiết kế súng máy 20 mm M61 Vulcan thành loại súng mới sử dụng đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO. Dự án đạt kết quả tốt và loại súng này được chế tạo hàng loạt. Tốc độ bắn của súng có thể đạt 4.000 phát/phút mà nòng súng không bị nóng, bảo đảm hoạt động liên tục cho đến khi hết đạn. Trong thử nghiệm, súng đạt được tốc độ bắn 6000 phát/phút, nhưng sau này đã được hạ xuống còn 4.000 phát/phút do chưa tìm được giải pháp làm nguội nòng súng. Sau đó, nhờ ứng dụng thành tựu của công nghệ hợp kim tỏa nhiệt nhanh, đồng thời phát triển hệ thống làm mát cho súng nên M134 đạt được tốc độ 6000 phát/phút.

Chiến tranh Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Lính Mỹ và M134 trong chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1968

Thập niên năm 1960, Mỹ đưa M134 vào Chiến tranh Việt Nam để trợ lực cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa[7][8]. M134 có khả năng bố ráp quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ẩn nấp trong các khu rừng và tiêu diệt nhiều quân địch. Về sau súng còn được đưa lên máy bay vận tải C-47 cùng với một số loại vũ khí khác tạo thành một loại "tàu chiến bay" có tên là Hỏa long AC-47 (Puff the Magic Dragon), hay còn có tên khác là Snoopy (con ma) - chuyên yểm trợ hỏa lực cho bộ binh và sục sạo chống du kích[8]. Với tốc độ bắn khủng khiếp, loại súng này mỗi khi phát hỏa là tạo thành một "núi lửa" nhỏ đúng như tên gọi của nó, Vulcan.

Từ năm 1964 tới năm 1969 máy bay AC-47 đã tiến hành thành công 3926 phi vụ yểm trợ trên chiến trường Việt Nam, bắn 97 triệu viên đạn, diệt 5300 quân đối phương. Tuy nhiên, như nhiều vũ khí tân kỳ khác, AC-47 cũng không thoát khỏi sự đánh trả của quân giải phóng, 15 trên tổng số 53 chiếc đã bị hạ trong thời gian từ tháng 11 năm 1965 đến tháng 9 năm 1969 [5][9].

Sư đoàn Không quân số 4, số 5 của Mỹ chiến đấu tại chiến trường Việt Nam, được mệnh danh là Rồng ThiêngSpooky (Con ma) có chiến thuật chiến đấu như sau: Bắt đầu đợt tấn công bằng một quả pháo sáng để chiếu sáng mục tiêu, sau đó lượn vòng, thường là theo cặp rồi nã hàng loạt đạn vào đối phương, tạo nên những ngọn lửa bốc lên như Rồng Thiêng phun lửa, buộc những người lính quân Giải phóng kiên cường nhất cũng phải thối lui[8].
Trực thăng UH-1H (được Mỹ đưa vào chiến trường Việt Nam từ tháng 4/1969) trang bị 2 giàn hỏa tiễn (rocket), 2 khẩu Minigun 7.62mm và 3 trái đạn pháo sáng. Như vậy, nó có thể thực hiện ít nhất 3 đợt tấn công trong khoảng thời gian kéo dài đến 90 phút, đồng thời chi viện hỏa lực cho quân đổ bộ bằng đường không[10].

Tại miền Bắc, ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), Không lực Hoa Kỳ đã gắn loại súng máy này trên các máy bay tiêm kích - bom F-105, F-4 (C, D, E) của không quân; A-4, A-7 của hải quân để đối phó với hỏa lực phòng không mặt đất và không quân Quân đội nhân dân Việt Nam [11].

Cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

M134 có cấu tạo phức tạp, bên trong có gắn một động cơ chạy điện có tác dụng làm xoay nòng súng đồng thời đẩy đạn lên nòng, đập kíp nổ. Cấu tạo súng Gatling gồm cụm nòng có nhiều nòng ghép với nhau như bó đũa, ở giữa có một trục quay, phía sau cụm nòng là cụm khoá nòng có số khoá nòng tương ứng với số nòng, súng cũng có cơ cấu nạp đạn, cơ cấu phát hỏa và cơ cấu truyền lực để tạo chuyển động cho súng. Cụm nòng và cụm khoá nòng có thể quay tương đối với nhau. Nòng súng cũng được cấu tạo đặc biệt, gồm 6 ống thép dài 558.8 li, được nối với một mâm cặp chuyển động nhờ hệ thống truyền động nối với động cơ. Nhờ có động cơ điện, M134 có tốc độ bắn cực kỳ cao, khoảng 6000 viên đạn một phút [2].

Khi hoạt động, cụm nòng quay quanh trục, khi nòng thứ nhất tới vị trí nạp đạn, một viên đạn sẽ được đưa vào nòng, cụm nòng tiếp tục quay, đưa nòng thứ nhất tới vị trí đóng khoá nòng, sau đó tới vị trí phát hỏa để thực hiện phát bắn, tới vị trí mở khoá để hất vỏ đạn ra ngoài... Như vậy, cứ hết một vòng quay thì nòng súng bắn được một viên đạn, tốc độ vòng quay càng lớn thì tốc độ bắn càng lớn. Mặt khác, cụm nòng gồm có nhiều nòng nên tốc độ bắn tỉ lệ với số nòng. Trong khi nòng thứ nhất đang bắn thì nòng thứ hai đóng khoá, nòng thứ ba nạp đạn, nòng thứ tư hất vỏ đạn... các nòng súng lần lượt được phát hỏa một cách tuần hoàn. Giả sử mỗi giây quay được một vòng (60 vòng/phút) và súng có 6 nòng thì tốc độ bắn sẽ là 360 phát/phút. Để thực hiện bắn tự động với tốc độ lớn, các cơ cấu của súng như khoá nòng, tiếp đạn, phát hỏa... được liên kết với nhau thông qua các khâu truyền chuyển động đảm bảo sự làm việc liên tục, nhịp nhàng, đồng bộ.

Súng Gatling dùng năng lượng của động cơ điện gắn ngoài, ngoài động cơ chính cho súng còn có thể có thêm một vài động cơ phụ để tải băng đạn [5]. Súng có thể hoạt động liên tục không gián đoạn vì nếu chẳng may có một viên đạn lép, một nòng không bắn được thì các nòng súng khác vẫn bắn bình thường và theo chu kỳ quay của súng, viên đạn lép sẽ được hất ra ngoài. Đây là lợi điểm rất quan trọng vì đối với các súng tự động một nòng thông thường, khi gặp viên đạn lép súng sẽ ngừng bắn và xạ thủ sẽ phải thao tác lên đạn lại. Điều này không những làm lỡ thời cơ chiến đấu mà không dễ thực hiện vì các loại súng trên các phương tiện chiến đấu thường đặt cách xa xạ thủ [2][5][8].

Vỏ và thân súng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vỏ và thân súng được làm bằng thép, đôi khi được chế tạo bằng hợp kim titan để tăng độ bền và giảm sức nặng. Nó là phần cố định, dùng để lắp ráp các phụ kiện khác vào và giữ nhiệm vụ bảo vệ các chi tiết khỏi sự ảnh hưởng của các tác nhân oxy hóa. Khối lượng của nó tùy thuộc vào chất liệu, đối với thép là 1.85 kg, nhưng nếu thay bằng hợp kim titan sẽ giảm đi 0.9 kg, tức là chỉ còn 0.98 kg [2].

Nguồn điện và Động cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn điện dùng cho súng M134 sử dụng cho bộ binh là nguồn điện áp thấp một chiều như ắc quy, pin. Đối với loại M134 gắn trên máy baytàu chiến thì sử dụng nguồn điện có sẵn trên các phương tiện này hoặc sử dụng kết hợp cả hai loại nguồn. Một trong những biến thể khác của M134 có sử dụng hệ thống khí nén hoặc thủy lực để quay động cơ.

Stator là phần đứng yên, phần đứng, phần không chuyển động của máy. Stator của động cơ có một cặp nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện. Khi vận hành bình thường, rotor khi quay trong vỏ stator sẽ phát ra một điện áp gọi là sức phản điện động hoặc sức điện động đối kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử dụng như một máy phát điện. Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm 2 thành phần: sức phản điện động và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây cảm ứng làm cho lõi cuộn dây rotor phát sinh momen quay.

Rotor là phần chuyển động quay của động cơ điện làm xoay cụm nòng súng quanh trục dọc của nó. Rotor có các cuộn dây quấn quanh một lõi gồm các lá sắt non ép chặt và cách điện với nhau; được nối với nguồn điện một chiều, một phần quan trọng khác của động cơ điện một chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện làm cho chuyển động quay của rotor trở thành liên tục. Trong khẩu M134 và các súng máy tương tự (M61 Vulcan), rotor được lắp đồng trục với trục quay của cụm nòng súng, có tác dụng xoay các nòng súng đồng bộ với vận hành của các khóa nòng nạp đạn tự động.

Bộ phận dẫn động

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm nòng súng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cụm nòng M134

Cụm nòng súng gồm sáu ống thép dài ghép lại với nhau thành vòng tròn trông như ổ đạn của súng lục ổ quay. Nòng súng được cố định bởi các mâm kim loại liền với nhau (gồm 3 đĩa nhỏ và 1 mâm có một trục giữa nối lại), các mâm này có 6 lỗ tròn đường kính 7, 96 mm bố trí đối xứng đều để xỏ xuyên các nòng súng qua.

Thông số kỹ thuật của một nòng súng:

  • Khối lượng: 1.12 kg
  • Chiều dài: 55.88 cm
  • Đường kính trong: 7.62
  • Đường kính với rãnh khương tuyến: 7.92 [2].

Hộp đạn và đạn

[sửa | sửa mã nguồn]
Băng đạn của M134

M134 sử dụng loại đạn 7.62×51 mm tiêu chuẩn NATO được nối thành băng đạn dài được xếp gọn gàng trong một chiếc hộp. Hộp đạn thường có kích thước 200x400x600 mm chế tạo bằng nhựa tổng hợp, bên trong có các khớp, bánh răng để dây đạn chạy ra dễ dàng, động cơ vừa quay nòng súng thì cũng vừa kéo băng đạn từ hộp đạn vào bệ khóa nòng. Hộp đạn có dây đeo kiểu ba lô, xạ thủ có thể đeo nó trên lưng, sẽ rất thuận lợi trong lúc vận động chiến đấu. Nếu dùng dây đạn ngoài, lượng đạn tùy theo sức mang vác của binh sĩ.

Các thông số kỹ thuật viên đạn chuẩn NATO súng M134 sử dụng:

  • Dài: 51 mm
  • Đường kính: 7.62 mm
  • Khối lượng:

Thép: 19 gam.
Titan: 11 gam.

Hệ thống làm mát

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì súng bắn ra liên tục tức là động cơ phải xoay liên tục, kèm theo việc kéo nòng súng quay và đập kíp nổ nên động cơ phát nhiệt liên tục. Khi bắn, lượng đạn thường vào khoảng 3000 đến 6000 viên/phút, dẫn đến lựợng nhiệt sinh ra do thuốc nổ lớn, có khả năng làm biến dạng nòng súng nếu súng tiếp tục bắn ra liên tục. Những điều trên đòi hỏi súng phải trang bị thêm một hệ thống làm mát. Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.

Có hai loại: bằng nước và bằng không khí. Loại súng dùng cho hải quânkhông quân được làm mát từ nước mát để sẵn trên tàu và máy bay. Cơ cấu làm mát hoạt động theo nguyên lý tuần hoàn thẩm thấu. Loại M134 cầm tay được làm mát tự nhiên bằng không khí bên ngoài hoặc đôi khí gắn thêm cánh quạt để tăng khả năng làm mát.

Ống ngắm

[sửa | sửa mã nguồn]

Thước ngắm và ống ngắm được trang bị trên M134 giúp cho việc xác định mục tiêu được chính xác. Chúng hỗ trợ rất tích cực cho xạ thủ, nhất là trên trực thăng, khi mà họ luôn chuyển động với tốc độ cực nhanh và khoảng cách so với mục tiêu là lớn khiến cho việc xác định mục tiêu theo cách thông thường bị hạn chế và thiếu chính xác.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hai khẩu Minigun chiến lợi phẩm được trưng bày tại Bảo tàng phòng không-không quân Hà Nội

Ưu - khuyết điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

M134 có sức công phá mạnh và thời gian duy trì hỏa lực dài hơn.

M134 nặng nên rất khó sử dụng khi cận chiến, tốc độ bắn cao nên ngốn đạn rất nhanh, bộ binh mang vác bằng đôi chân không thể vận hành hiệu quả. Bù lại nó lại có tốc độ bắn tuyệt hảo, tương đối êm vì sử dụng động cơ để lên đạn, nên có thể gắn lên xe hoặc máy bay để làm hỏa lực đi kèm.

Do có sử dụng động cơ nên trước khi chiến đấu, binh sĩ cần kiểm tra phức tạp hơn những loại súng khác, nó phải luôn được bảo đảm về nguồn để có thể khai hoả bất cứ lúc nào[3].

Một điểm đáng lưu ý là M314 và các loài súng Gatling cần khoảng thời gian đến 0.5 giây để khởi động động cơ, khi đó, tính sẵn sàng phát hoả thấp.

Trong Quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]
Một lính Mỹ đang tập trận với MK-44, một xe cơ giới có trang bị M134

M134 không được sử dụng phổ biến trong bộ binh nhưng thường thì mỗi trung đội có một lính M134 hoặc binh chủng súng máy tương tự. Ngay từ khi mới xuất hiện, Quân đội Mỹ đã khai thác cách sử dụng súng trên xe bộ binh.

  • Các lực lượng bộ binh sử dụng M134:
    • HMMWV (High Mobility Multipurpose Wheeled Vehicle, tạm dịch là Xe cơ động đa chức năng).
    • Heavy Lift Utility Vehicles (Những xe Tiện ích cần trục nặng).
    • Various Security and Escort Vehicles (Đoàn xe bảo vệ An Ninh).
    • VIP Protection Vehicle (Xe Bảo vệ VIP)
M134 phát hỏa từ chiến hạm Mỹ

M134 sử dụng nhiều trong không quânphòng không, nhất là đối với các đội trực thăng, đều có 1 đến 2 tay súng. Ngoài ra M134 còn được trang bị cho hải quân, các loại súng Gatling gắn trên boong tàu, đuôi tàu và mũi tàu chiến, được người điều khiển hoặc lập trình tự động, tại mỗi khẩu súng có lắp hệ thống cảm ứng nhiệt và/hoặc hồng ngoại giúp nhận biết và tấn công kẻ địch mà không cần có sự điều khiển trực tiếp từ con người. Canô cơ động Mỹ trang bị M134 để đánh diệt địch quân trên tàu và lính thủy đánh bộ[2].

Xạ thủ M134 trên trực thăng
Hàng M134D trên máy bay Snoopy được điều khiển bằng cơ khí tự động
Xe cơ giới Hummer V có trang bị Gatling Gun
Các Quốc gia sử dụng Không quân Hải quân


Trực thăng Mi-8 Hip
Trực thăng UH-1H
Trực thăng UH-1H/N
Trực thăng UH-60
Trực thăng MH-47
Trực thăng MH-53
Trực thăng NH-90
Trực thăng EH-101
Trực thăng AH-6
Phản lực AB-212
Phản lực AS-565
Phản lực AS-550
Phản lực AS-330

MK-5


Special Operations Boats
Rigid Hulled Inflatable Boats
Riverine Vessels
Tuần dương hạm
Khu trục hạm

M134 trong Văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

M134 đã được nhắc đến trong nhiều thể loại mà gần như là toàn bộ các phương tiện truyền thông từ những quyển sách, phim, truyện tranhtiểu thuyết, trò chơi video và trò chơi máy tính. Súng M134 đã trở thành một biểu tưởng văn hóa đại chúng.

Đầu tiên, M134 được sử dụng làm vũ khí cá nhân trong loạt phim Predator (quái vật ăn thịt) - 1987 và bộ phim Terminator 2: Judgment Day (Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét) - 1991. Sau đó, Vị trí hình tượng của M134 được đẩy mạnh trong phim The Matrix (Ma trận) - 1999, tạo cho công chúng một sự cuốn hút với vũ khí. The Last Samurai (Võ sĩ đạo cuối cùng) - 2003 - một bộ phim hợp tác Mỹ-Nhật lấy bối cảnh thời Minh Trị đã sử dụng đến hàng chục khẩu Gatling cổ trong một trận chiến giữa những Samurai và quân Thiên hoàng. Gần đây nhất, năm 2009, liên tiếp 4 bộ phim bom tấn mùa hè đều có sự xuất hiện của M134 được sử dụng làm vũ khí cá nhân hoặc đặt trên cơ giới, Transformers: Revenge of the Fallen (Bại binh phục hận) X-Men Origins: Wolverine (Người sói), G.I. Joe: Rise of Cobra (G.I. Joe: Rắn Hổ nổi dậy) và District 9 (Khu vực 9). Trong G.I.Joe, Heavy Duty (Adewale Akinnuoye-Agbaje) một lính biệt đội da đen cao to - chuyên về vũ khí - cầm trên tay khẩu M134D của hãng vũ khí Dillo Aero.

Một trong những chương trình truyền hình có mặt M134 là Mythbusters (Chứng thực bí ẩn) của kênh truyền hình Discovery. Trong Mythbusters lần này, nhóm làm chương trình thực hiện cuộc thực nghiệm: Cutting down a TREE with a GUN: Đốn cây bằng một khẩu súng. Sau những nỗ lực với Súng máy ThompsonM249 nhưng không thành công, nhóm quyết định dùng đến "cối xay thịt" M134. Kết quả M134 dễ dàng đốn hạ hết những cây xanh làm thực nghiệm. Sự thật được chứng thực. Một tình huống xảy ra tương tự về việc dùng M134 đốn ngã cây được xuất hiện trước đó trong bộ phim Predator.

Thuật ngữ chính "Minigun" đã xuất hiện trong tự điển, nó như một thuật ngữ dùng để mô tả bất kỳ súng máy nào với hệ thống nòng quay, bất chấp có bất kỳ quan hệ nào với sản phẩm General Electric nguyên bản. Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ Minigun chỉ áp dụng cho các sản phẩm của tập đoàn General Electric, tuy nhiên một số phương tiện thông tin đại chúng đã dùng Minigun để gọi tên cho tất cả những súng nòng xoay. Ví dụ, trong Jane's Weapon Systems - Hệ thống phân loại vũ khí (1986-1987), một khẩu súng máy 4 nòng xoay (không tên trong thời gian sản xuất, thật ra chính là súng máy Yak-B 12.7mm) đặt trên trực thăng chiến đấu Mil Mi-24 được xem là như một loại Minigun của hãng vũ khí General Electric[13]. Thuật ngữ Chaingun đã thường trở nên được nhầm lẫn với Miniguns và những vũ khí nòng xoay khác trong những trò chơi video và phương tiện truyền thông khác.

Chú thích - Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ www.kitsune.addr.com - Mục Súng máy/M214 Lưu trữ 2010-03-29 tại Wayback Machine phiên bản Minigun do General Electric sản xuất
  2. ^ a b c d e f g www.Mindfully.org Lưu trữ 2008-05-18 tại Wayback Machine Dillon Areo M134D
    -Modern Gatling Guns to Defend Against Land, Air Terrorist Attack /San Francisco Chronicle 3/2/2006
  3. ^ a b “tri.army.mil - M134”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ “Danh sách phát minh từ 1850 đến 1880”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ a b c d e Small arms of the world - The Telegraph Press, Harriburg, Pa. USA 1969
  6. ^ Mill, John M. Men and Volts at War: The Story of General Electric in World War II, published 1947
  7. ^ Description: A U.S. Air Force, South Vietnam, 10/17/1968. Source, ARC Identifier: 542342
  8. ^ a b c d Sách Chiến tranh Việt Nam Được và Mất
    (Những bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam) -"Nigel Cawthorne" trang 119, 120
  9. ^ (Tài liệu do phía Hoa Kỳ cung cấp) - theo Vietnam Defence Lưu trữ 2009-08-29 tại Wayback Machine M134 Gatling Gun
  10. ^ Tài liệu được cung cấp tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  11. ^ Những cánh chim đại bàng (Hữu Mai - Hà Bình Nhưỡng), trang 38.
  12. ^ Hogg, Ian (1989). Jane's Infantry Weapons 1989-90, 15th Edition. Jane's Information Group. tr. 351. ISBN 0710608896.
  13. ^ Jane's, 1986. trang 438, 452-3

Tài liệu Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ballad, Jack S. Development and Employment of Fixed-Wing Gunships, 1962-1972. Washington, DC: Office of Air Force History, United States Air Force, 1982.
  • Gunston, Bill. The Illustrated Encyclopedia of Aircraft Armament. New York, NY: Orion Books, 1988. ISBN 0-517-56607-9.
  • Jane's Weapon Systems, 1986-1987. Ronald T Pretty, Ed. London, UK: Jane's Publishing Company, Ltd, 1986. ISBN 0-7106-0832-2
  • Small arms of the world - The Telegraph Press, Harriburg, Pa. USA 1969.
  • Gervasi, Tom. Arsenal of Democracy III: America's War Machine, the Pursuit of Global Dominance. New York, NY: Grove Press, Inc, 1984. ISBN 0-394-54102-2.
  • Julia Keller. 2008. Mr Gatling's Terrible Marvel: The Gun That Changed Everything and the Misunderstood Genius Who Invented It. Viking. ISBN 978-0670018949
  • Gervasi, Tom. Arsenal of Democracy III: America's War Machine, the Pursuit of Global Dominance. New York, NY: Grove Press, Inc, 1984. ISBN 0-394-54102-2.
  • Julia Keller. 2008. Mr Gatling's Terrible Marvel: The Gun That Changed Everything and the Misunderstood Genius Who Invented It. Viking. ISBN 978-0670018949, ISBN 978-670018949.
  • Davis, Larry. Gunships: A Pictorial History of Spooky. TX: Squadron/Signal Publications, Inc, 1982. ISBN 0-89747-123-7
  • United States. Headquarters, Department of the Army. FM 1-40 Attack Helicopter Gunnery. Washington, DC: Headquarters, Department of the Army, 1969.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Sau thảm kịch xảy ra với chị gái và ngôi làng của mình, Goblin Slayer được một mạo hiểm giả tộc Rhea cứu giúp
Power vs Force – khi “thử cơ” bá đạo hơn “cầu cơ”
Power vs Force – khi “thử cơ” bá đạo hơn “cầu cơ”
Anh em nghĩ gì khi nghe ai đó khẳng định rằng: chúng ta có thể tìm ra câu trả lời đúng/sai cho bất cứ vấn đề nào trên đời chỉ trong 1 phút?