Mahavatar Babaji

Mahavatar Babaji là tên của một nhà yogi người Ấn Độ và là một thánh nhân đối với Lahiri Mahasaya và một vài đệ tử của ông[1] người đã gặp Mahavatar Babaji vào khoảng giữa năm 1861 và 1935. Một vài cuộc gặp này đã được miêu tả bởi Paramahansa Yogananda trong cuốn sách Autobiography of a Yogi (Tự truyện của một Yogi) của ông, bao gồm cả một cuộc gặp gỡ của chính Yogananda với Mahavatar Babaji.[2] Một cuộc gặp khác cũng được miêu tả bởi Sri Yukteswar Giri trong cuốn sách The Holy Science của ông.[3] Tất cả những cuộc gặp này, cùng với một số cuộc gặp Mahavatar Babaji khác, được mô tả lại trong các cuốn tự truyện khác nhau[4][5][6] đề cập bởi Yogananda.

Tên thật và năm sinh của Mahavatar Babaji không ai biết, do đó những người gặp ông trong giai đoạn đó gọi ông bằng danh hiệu mà Lahiri Mahasaya gọi ông.[2][6] ‘Mahavatar’ nghĩa là ‘avatar vĩ đại’, và ‘Babaji’ đơn giản chỉ có nghĩa là ‘cha đáng kính’. Một số cuộc gặp khác có thêm 2 nhân chứng hoặc nhiều hơn — thảo luận giữa những người đã gặp Mahavatar Babaji cho thấy là họ đều gặp cùng một người.[2][4][5]

Gặp gỡ với Mahavatar Babaji, 1861-1935

[sửa | sửa mã nguồn]

Lahiri Mahasaya

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc gặp đầu tiên với Mahavatar Babaji là vào năm 1861, khi Lahiri Mahasaya được chuyển đến Ranikhet trong công việc như là một nhân viên kế toán cho chính quyền Anh. Một ngày đang đi dạo trên những dãy đồi phía bên trên Ranikhet, ông nghe một tiếng gọi tên ông. Theo tiếng gọi ông leo lên núi, và nơi đó ông gặp một vị "sadhu cao, tỏa ra vẻ linh thiêng."[6] Ông rất ngạc nhiên khi vị sadhu đó biết tên của ông.[2][6] Vị sadhu này là Mahavatar Babaji.

Mahavatar Babaji nói với Lahiri Mahasaya rằng ông là Guru trong kiếp sống trước, sau đó khai tâm ông vào con đường Kriya Yoga, và hướng dẫn cho Lahiri khai tâm người khác. Lahiri muốn ở lại với Mahavatar Babaji, người bảo với ông rằng ông phải quay lại thế giới để giảng dạy Kriya Yoga, và rằng "Kriya Yoga sadhana sẽ lan ra khắp mọi người trên thế giới thông qua sự hiện diện của ông (của Lahiri) trong thế giới."[6]

Lahiri Mahasaya kể rằng Mahavatar Babaji không khai ra tên hay ngọn nguồn của ông, do vậy Lahiri là gọi ông với danh hiệu "Mahavatar Babaji." Nhiều sadhu ở Ấn Độ được gọi là Babaji, và đôi khi "Babaji Maharaj", tạo ra nhiều sự nhầm lẫn giữa Mahavatar Babaji và các sadhu khác có tên gọi tương tự.[6]

Lahiri Mahasaya đã có nhiều cuộc gặp gỡ với Mahavatar Babaji, được kể lại trong một vài cuốn sách, bao gồm cả cuốn Autobiography of a Yogi của Paramahansa Yogananda,[2] Yogiraj Shyama Charan Lahiri Mahasaya (Lahiri’s biography)[6], và Purana Purusha: Yogiraj Sri Shama Churn Lahiree,[7] và các cuốn sách khác.

Đồ đệ của Lahiri Mahasaya

[sửa | sửa mã nguồn]

Một vài đồ đệ của Lahiri Mahasaya cũng đã gặp Babaji. Thông qua bàn luận với nhau, và sự kiện là một số cuộc gặp này có hơn hai người làm nhân chứng, họ đều khẳng định là đã gặp cùng một vị mà Lahiri gọi là Mahavatar Babaji.[2][6][8]

Vào năm 1894, tại vùng Kumbha Mela ở Allahabad, Sri Yukteswar Giri, một đồ đệ của Lahiri Mahasaya, đã gặp Mahavatar Babaji. Ông rất ngạc nhiên khi thấy có một sự giống nhau giữa Lahiri Mahasaya và Mahavatar Babaji.[2][5] Một số người khác đã gặp Babaji cũng nhận xét về sự giống nhau này.[6] Chính tại buổi gặp này mà Mahavatar Babaji đã hướng dẫn Sri Yukteswar viết ra cuốn sách sau này trở thành Kaivalya Darshanam, hay The Holy Science (Khoa học Thần linh).[3] Sri Yukteswar gặp thêm hai lần nữa với Mahavatar Babaji, trong đó có lần có sự hiện diện của Lahiri Mahasaya.[2][5][6]

Swami Pranabananda Giri, một đồ đệ khác của Lahiri Mahasaya, cũng đã gặp Mahavatar Babaji trong sự hiện diện của Lahiri Mahasaya, tại nhà của Lahiri. Pranabananda hỏi Mahavatar Babaji về tuổi tác của ông ta. Mahavatar Babaji trả lời là ông vào khoảng 500 tuổi vào thời điểm đó.[4]

Swami Keshabananda Giri, một đồ đệ của Lahiri Mahasaya, kể về cuộc gặp Mahavatar Babaji tại dãy núi gần Badrinath vào khoảng 1935, sau khi ông đi lạc trong các dãy núi.[2] Tại cuộc gặp đó, Pranabananda kể rằng Babaji đã gửi ông lời nhắn đến Yogananda, rằng "Ta sẽ không gặp cậu ta vào dịp này, như là cậu ta đang nóng lòng hy vọng; nhưng ta sẽ gặp cậu ta vào một dịp khác."[2]

Các đồ đệ khác của Lahiri Mahasaya kể là đã gặp Mahavatar Babaji bao gồm Swami Kebalananda Giri[9] và Ram Gopal Muzumdar, người kể rằng đã gặp Mahavatar Babaji và chị của ông ta, mà ông gọi là Mataji.[2][6] Thêm vào đó, một phụ nữ đồ đệ của Trailanga Swami, Shankari Mata (cũng còn gọi là Shankari Mai Jiew) cũng gặp Mahavatar Babaji khi viếng thăm Lahiri Mahasaya.[2][6]

Truyền thuyết về Mahavatar Babaji

[sửa | sửa mã nguồn]

Những quyền năng chỉ tồn tại trong truyền thuyết và độ tuổi vài trăm đã được gắn liền với Mahavatar Babaji—bởi những đồ đệ của Lahiri Mahasaya, và bởi những câu chuyện khác không kiểm chứng được kể lại trong thời hiện đại. Những câu chuyện này đã làm nhiều người tin rằng Mahavatar Babaji chỉ là một nhân vật truyền thuyết, hơn là một vị sadhu thực sự được nhìn thấy bởi nhiều nhân chứng trong giai đoạn 1861-1935.

Paramahansa Yogananda, trong Tự truyện (Autobiography), miêu tả vai trò của Mahavatar Babaji trên trái đất này:

Vị Mahavatar luôn luôn liên lạc với Christ; cùng lúc họ gửi đi những rung động của redemption, và đã dự tính trước những phương pháp tâm linh cho việc giải thoát của thời đại này. Công việc của hai vị thầy đã khai sáng hoàn toàn này là để khuyên can các quốc gia từ bỏ các cuộc chiến tự sát, các hận thù giữa các giống dân, chiến tranh chia rẽ vì tôn giáo, và sự độc hại xoay vòng của chủ nghĩa vật chất. Babaji biết trước xu hướng của thế giới hiện đại, đặc biệt là ảnh hưởng và sự phức tạp của nền văn minh phương Tây, và nhận ra sự cần thiết của việc quảng bá sự tự giải thoát dựa vào yoga một cách cân bằng ở phương Tây cũng như phương Đông.

Thêm vào đó, Babaji được cho là không có tuổi, theo một số người khác, thì vào khoảng 500 tuổi vào cuối những năm 1800, theo như Swami Pranabananda.[4] Yogananda kể rằng, theo như những đồ đệ của Lahiri Mahasaya, không ai biết rõ tuổi tác của Babaji, gia đình, nơi sinh, tên thật, và những chi tiết khác.[2]

Mahavatar Babaji as Krishna

[sửa | sửa mã nguồn]

Lahiri Mahasaya wrote in his diary that Mahavatar Babaji was Lord Krishna.[7] Two disciples of Paramahansa Yogananda report that he also stated Mahavatar Babaji was Krishna in a former lifetime.[10][11] Yogananda also frequently prayed out loud to "Babaji-Krishna."[12]

Tham khảo thời hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi cuốn sách Autobiography of a Yogi xuất bản năm 1946, nhiều người đã tuyên bố là họ đã từng nhìn thấy Mahavatar Babaji. Một số người này đã cung cấp thêm một số thông tin về Babaji.

Trong cuốn Babaji and the 18 Siddha Kriya Yoga Tradition bởi M. Govindan, đã dựa vào câu chuyện của Mahavatar Babaji và đưa ra nhiều chi tiết mới, như là ngày sinh của Mahavatar Babaji (30 tháng 11 năm 203 C.E), nơi sinh (Parangipettai, Tamil Nadu), tuổi trẻ, và đã đạt được sự bất tử dưới sự hướng dẫn của hai vị Siddha vĩ đại của miền nam Ấn Độ - AgastyarBogar. Cuốn sách The Voice of Babaji: A Trilogy on Kriya Yoga đã kể lại những cuộc gặp gỡ này và đưa ra những thông tin mới về cuộc đời của Babaji. Cuốn sách này là bản in lại của 3 cuốn khác nhau xuất bản ở Ấn Độ những năm 1950.

Swami Satyeswarananda cũng nói là ông đã gặp Babaji vài lần. Satyeswarananda vẫn còn sống và xuất bản cuốn sách "Babaji: The Divine Himalayan Yogi" ghi lại kinh nghiệm của ông, và cũng kể ở trong cuốn "Babaji: Lahiri Mahasay: The Polestar of Kriya". Ông kể lại cuộc gặp Babaji với Pranabananda mâu thuẫn với một số phiên bản khác [4]. Do vậy Babaji có khi là trên 500 tuổi. Satyeswarananda cũng viết một số cuốn sách về Lahiri Mahasaya.

Một thánh nhân khác cũng được cho là Mahavatar Babaji có tên là Hariakhan Baba, một vị thầy sống và giảng dạy từ 1861 đến năm 1924. Vị Babaji này được bàn đến trong cuốn sách Hariakhan Baba: Known and Unknown bởi Baba Hari Dasa. Một số cuốn khác cũng được viết bởi một thánh nhân Ấn Độ tên là Mahendra Baba, người tự cho mình là Mahavatar Babaji. Roy Eugene Davis, một đệ tử trực tiếp của Paramahansa Yogananda và một mục sư của Hiệp hội Tự nhận thức (Self-Realization Fellowship) ở Phoenix, cũng đi đến một kết luận tương tự trong cuốn sách của ông Life Surrendered in God: The Philosophy and Practices of Kriya Yoga.

Một vị thầy khác được gọi là Mahavatar Babaji cũng có một tên tương tự, Haidakhan Babaji. Ông ta sống ở bắc Ấn Độ và rao giảng trong công chúng từ 1970 cho đến khi qua đời vào năm 1984. Thầy về tâm linh Leonard Orr viết về những cuộc gặp của ông ta với Haidakhan Babaji, và cùng với Sondra Ray, phong tặng danh hiệu Mahavatar Babaji cho ông ta.[13][14][15][16][17][18][19][20]

  1. ^ Lahiri Mahasaya, Swami Sri Yukteswar Giri, Ram Gopal Muzumdar, Swami Kebalananda, Swami Pranabananda Giri
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m Yogananda, Paramahansa, Autobiography of a Yogi, 2005. ISBN 978-1565892125.
  3. ^ a b Yukteswar Giri, Sri, The Holy Science. Yogoda Satsanga Society, 1949
  4. ^ a b c d e Mukhopadyay, Sri Jnananedranath, Srimad Swami Prananabananda Giri, Sri Jnananedranath Mukhopadyay Property Trust, 2001.
  5. ^ a b c d Satyananda Giri, Swami, Swami Sri Yukteshvar Giri Maharaj, from A Collection of Biographies of 4 Kriya Yoga Gurus, iUniverse Inc. 2006. ISBN 978-0595386758.
  6. ^ a b c d e f g h i j k l Satyananda Giri, Swami, Yogiraj Shyama Charan Lahiri Mahasay, from A Collection of Biographies of 4 Kriya Yoga Gurus, iUniverse Inc. 2006. ISBN 978-0595386758.
  7. ^ a b Chatterjee, Ashoke Kumar, Purana Purusha: Yogiraj Sri Shama Churn Lahiri. Yogiraj Publications, 2004. ISBN 81-87563-01-X.
  8. ^ Satyananda, Swami, Yogacharya Shastri Mahasaya: A Short Biographical Sketch of Hamsaswami Kebalanandaji Maharaj.Yoganiketan, 2004.
  9. ^ Satyananda, Swami, Yogacharya Shastri Mahasaya: A Short Biographical Sketch of Hamsaswami Kebalanandaji Maharaj.Yoganiketan, 2004
  10. ^ Kriyananda, Swami: Conversations with Yogananda, page 347. Crystal Clarity Publishers, 2003. ISBN 156589202X
  11. ^ Sri Durga Mata: A Paramhansa Yogananda Trilogy of Divine Love, page 50, copyright Joan Wight, 1992. ISBN 0963583808
  12. ^ Yogananda, Paramahansa: various articles (Praecepta Lessons, Volume 1, by Swami Yogananda, 1934) and recordings (One Life Versus Reincarnation [CD]. ISBN 0876124392).
  13. ^ Shyam, Radhe, I Am Harmony.
  14. ^ Reichel, Gertraud, Babaji - Gateway to the Light.
  15. ^ Reichel, Gertraud, Message from the Himalayas.
  16. ^ Goodman, Shdema, Babaji: meeting with Truth.
  17. ^ Chaghatai, Ikram, BabaJi.
  18. ^ Minett, Gunnel, Babaji: Shri Haidakhan Wale Baba.
  19. ^ Churchill, Pola, Shiva Mahavatar Babaji.
  20. ^ Several authors, Babaji the unfathomable.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Tổng quan về các nền tảng game
Tổng quan về các nền tảng game
Bài viết này ghi nhận lại những hiểu biết sơ sơ của mình về các nền tảng game dành cho những ai mới bắt đầu chơi game
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Jeanne Alter (アヴェンジャー, Avenjā?) là một Servant trường phái Avenger được triệu hồi bởi Fujimaru Ritsuka trong Grand Order của Fate/Grand Order