Mastodon (phần mềm)

Mastodon
Thiết kế bởiEugen Rochko[1]
Phát triển bởiMastodon gGmbH[2]
Phát hành lần đầu16 tháng 3 năm 2016; 8 năm trước (2016-03-16)[3]
Phiên bản ổn định
4.3.3 / 16 tháng 1 năm 2025
Kho mã nguồn
Viết bằngRuby on Rails, JavaScript (React.js, Redux)
Hệ điều hànhĐa nền tảng
Nền tảngWeb, iOS, Android, LinuxMacOS, Windows, BSD, Sailfish OS, PureOS
Ngôn ngữ có sẵn93, bao gồm Tiếng Việt
Thể loạiTiểu blog
Giấy phépAGPLv3
Websitejoinmastodon.org Sửa dữ liệu tại Wikidata

Mastodon là một dịch vụ mạng xã hội tự do nguồn mở hoạt động với hình thức tự lưu trữ (self-hosting). Nó cho phép bất cứ ai cũng có thể xây dựng một hệ thống máy chủ độc lập bên trong mạng lưới. Thành viên trong một hệ thống máy chủ có thể kết nối liền mạch với thành viên những hệ thống máy chủ khác.

Linh vật của Mastodon là chú voi răng mấu có lông xoắn, đôi khi ôm một chiếc máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.

Tính năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mastodon phát hành lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2016 và dần mở rộng vào tháng 4 năm 2017.[4]

Giao diện người dùng

[sửa | sửa mã nguồn]
Linh vật voi răng mấu

Mastodon có những tính năng tiểu blog tương tự như Twitter là đăng tút (văn bản), hình ảnh, videoâm thanh. Bên cạnh đó, người dùng còn thể nhắn tin hoặc tạo những cuộc bình chọn. Những bài đăng của người dùng được gọi là Tút, chứa tối đa 500 ký tự và có thể thiết lập các chế độ công khai hoặc riêng tư tùy ý.[5] Tuy nhiên, quản trị viên của các máy chủ có thể chỉnh sửa mã nguồn để tăng giới hạn này.

Từ phiên bản 2.9.0, Mastodon mặc định sử dụng giao diện một cột cho người mới sử dụng.[6] Khi chuyển sang chế độ nhiều cột, giao diện người dùng của Mastodon gần giống như TweetDeck của Twitter. Trên dòng thời gian, những tút có thể hiển thị với tính năng cảnh báo "nội dung nhạy cảm". Khi chọn tùy chọn này, những người xem phải click vào nội dung đã bị làm mờ mới có thể xem được toàn bộ.[7]

Mastodon lưu trữ cục bộ các tin nhắn và sắp xếp dòng thời gian theo thời gian thực.[7]

Hệ thống máy chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ phiên bản 1.6, những máy chủ hoạt động trên Mastodon đều sử dụng giao thức ActivityPub.[8] Vì vậy, người dùng Mastondon có thể giao tiếp với người dùng các nền tảng mở khác sử dụng chung giao thức ActivityPub như PeerTube, Pixelfed, Friendica.[9]

Mastodon hoạt động theo kiểu mạng xã hội liên hợp, mỗi người dùng là thành viên của một hệ thống máy chủ độc lập. Những hệ thống máy chủ lớn như Gab, Pawoo có gần 545,000+ người dùng vào thời điểm tháng 5 năm 2019. Một số khác thì dựa trên sở thích chung, như meme, trò chơi điện tử, hoặc công nghệ.[7]

Những hệ thống máy chủ này đóng vai trò như một nút mạng trong mạng máy tính. Mỗi hệ thống máy chủ có những Bộ quy tắc ứng xử, Điều khoản sử dụng và Chính sách quản lý riêng. Ví dụ như Mastodon.social thì ngăn cấm những nội vi phạm luật pháp của ĐứcPháp, bao gồm những biểu tượng phát xít, việc chối bỏ vụ diệt chủng Holocaustphân biệt chủng tộc. Người dùng có thể được cho phép chia sẻ nội dung từ hệ thống máy chủ khác hoặc không.

Người dùng cũng có thể ẩn hoặc chặn người dùng khác, kể cả quản trị viên.[7][10]

Điều này khác với mạng xã hội truyền thống ở chỗ cho phép người dùng tự do lựa chọn hoặc rời bỏ một máy chủ bất kỳ mà không phải chịu chấm dứt hẳn quyền truy cập vào mạng xã hội Mastodon.

Những máy chủ lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, Pixiv phát triển mạng xã hội "Pawoo" dựa trên mã nguồn mở của Mastodon.[11] Công ty Nhật Bản Russell đã mua lại "Pawoo" vào năm 2019.

Mạng xã hội Gab thay đổi nền tảng của họ, dùng mã nguồn của Mastodon và trở thành máy chủ có số lượng người dùng lớn nhất vào tháng 7 năm 2019.[12] Những nhà phát triển Mastodon phát biểu rằng họ "hoàn toàn đối lập với dự án và lý tưởng của Gab", đồng thời cáo buộc Gab "kiếm tiền nhờ nội dung phát xít núp bóng tự do ngôn luận" cũng như "thu phí những tính năng miễn phí cơ bản của Mastodon".[13]

Mạng xã hội Truth Social được thành lập vào tháng 2 năm 2021 bởi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dựa trên mã nguồn mở của Mastodon. Tuy nhiên, nó đã loại bỏ một số tính năng, bao gồm khả năng liên hợp với các máy chủ khác, tính năng tạo thăm dò ý kiến ​​và tùy chọn hiển thị bài đăng.

Sự đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Video giới thiệu và giải thích về Mastodon

Tháng 11 năm 2017, những nghệ sĩ, nhà văn, doanh nhân như Chuck Wendig, John Scalzi, Melanie Gillman và sau là John O'Nolan (nhà sáng lập Ghost CMS) tham gia Mastodon.[14][15][16][17][18]

Số người dùng toàn cầu từ 766,500 vào ngày 1 tháng 8 năm 2017[19] đã chạm mốc 1 triệu vào ngày 1 tháng 12 cùng năm.

Vào tháng 4 năm 2018, lượng người dùng Mastodon đột ngột tăng cao bởi phong trào #deletefacebook.[20][21]

Thông báo cấm nội dung người lớn của Tumblr vào tháng 12 năm 2018 cũng khiến một số lượng lớn người dùng Tumblr chuyển sang Mastodon.[22]

Nhiều người dùng Twitter Ấn Độ mang xu hướng chính trị cánh tả cũng chuyển sang dùng Mastodon sau khi cho rằng Twitter chỉ kiểm duyệt tài khoản của những người dùng tầng lớp xã hội thấp.[23]

Cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu châu Âu (EDPS) có một máy chủ Mastodon riêng (được gọi là EU Voice) sử dụng như kênh truyền thông chính thức của các tổ chức, cơ quan thuộc Liên minh Châu Âu (EUIs).[24]

Tính đến Tháng Một 2024, Mastodon hỗ trợ 93 ngôn ngữ, trong đó có Tiếng Việt và 3 triệu người dùng hoạt động thường xuyên.[25]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The coder who built Mastodon is 24, fiercely independent, and doesn't care about money”. Mashable.
  2. ^ “Contact us / Impressum”.
  3. ^ “v0.1.0”. 16 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2019 – qua GitHub.
  4. ^ Steele, Chandra (ngày 6 tháng 4 năm 2017). “What Is Mastodon and Will It Kill Twitter?”. PCMag Australia.
  5. ^ “Twitter just doubled the character limit for tweets to 280”. Theverge.com. ngày 26 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “Mastodon 2.9”. Official Mastodon Blog (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2019.
  7. ^ a b c d Farokhmanesh, Megan (ngày 7 tháng 4 năm 2017). “A beginner's guide to Mastodon, the hot new open-source Twitter clone”. The Verge. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2017.
  8. ^ “ActivityPub IndieWeb”. indieweb.org. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ “Mastodon launches their ActivityPub support, and a new CR!”. ActivityPub.rocks. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2019.
  10. ^ Rochko, Eugen. “Learning from Twitter's mistakes”. Medium.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2018.
  11. ^ “Mastodon hosted on pawoo.net”. Pawoo (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ Makuch, Ben; Koebler, Jason; Mead, Derek (ngày 11 tháng 7 năm 2019). “Mastodon Was Designed to Be a Nazi-Free Twitter—Now It's the Exact Opposite”. Vice. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  13. ^ Eleanor (ngày 4 tháng 7 năm 2019). “Statement on Gab's fork of Mastodon”. Official Mastodon Blog. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ “Mastodon Users (bot), ngày 1 tháng 12 năm 2017, 4:00 PM”. Mastodon.social. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  15. ^ Bonnington, Christina (ngày 22 tháng 11 năm 2016). “Mastodon is an open source, decentralized version of Twitter”. The Daily Dot. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2017.
  16. ^ “Mastodon Is Like Twitter Without Nazis, So Why Are We Not Using It?”. Motherboard. ngày 4 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018.
  17. ^ Tidey, Jimmy (ngày 6 tháng 1 năm 2017). “What would Twitter be if it adopted Wikipedia's politics?”. openDemocracy. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2017.
  18. ^ “Are You on Mastodon Yet? Social Network of Our Own – ProfHacker - Blogs - The Chronicle of Higher Education”. Chronicle.com. ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018.
  19. ^ “dynamic status of mastodon”. Eliotberriott.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  20. ^ POST, Brian Fung, WASHINGTON. “Facebook's poor care of customer data is driving users to social networks such as Mastodon”. www.philly.com.
  21. ^ “User Count Bot”. Mastodon.social. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  22. ^ Gibson, Kate (ngày 3 tháng 12 năm 2018). “Tumblr banning adult content starting Dec. 17, citing porn concerns”. CBS News. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  23. ^ Kapur, Manavi. “This chart from Mastodon's creator shows just how angry some Indian Twitter users are”. Quartz India (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  24. ^ EDPS launches pilot phase of two social media platforms (press release).
  25. ^ Nicholas, Josh. “Elon Musk drove more than a million people to Mastodon – but many aren't sticking around”. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Công việc của CPU là thực thi các chương trình, các chương trình như Microsoft Office, safari, v.v.
Chongyun: Giải mã cuộc đời
Chongyun: Giải mã cuộc đời
Chắc ai cũng biết về Chongyun ngây thơ và đáng yêu này rồi
Sách Ổn định hay tự do
Sách Ổn định hay tự do
Ổn định hay tự do - Cuốn sách khích lệ, tiếp thêm cho bạn dũng khí chinh phục ước mơ, sống cuộc đời như mong muốn.
Một chút đọng lại về
Một chút đọng lại về " Chiến binh cầu vồng"
Nội dung cuốn sách là cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh sinh tồn cho giáo dục của ngôi trường tiểu học làng Muhammadiyah với thầy hiệu trưởng Harfan