Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
"Nắng chiều" | |
---|---|
Ca khúc tiền chiến | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Phát hành | 1957 |
Thể loại | Nhạc tiền chiến |
Soạn nhạc | Lê Trọng Nguyễn |
Viết lời | Lê Trọng Nguyễn |
Nắng chiều là tên một ca khúc được sáng tác năm 1952 của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Bài hát là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Mộng Hoàng năm 1971. Nắng chiều không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn[cần dẫn nguồn] nổi tiếng ở Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông.[cần dẫn nguồn] Tại các nước nói tiếng Hoa, bài hát được biết đến với tên 越南情歌 (Việt Nam tình ca) hay 南海情歌 (Nam hải tình ca) do Thận Chi (慎芝) đặt lời.
Năm 1994, đạo diễn người Pháp Trần Anh Hùng làm phim Xích lô đã đưa bài hát này vào làm nền cho một đoạn tình tiết không lời thoại, bài hát được hát bằng giọng Quảng Nam, do hai người lính cụt chân thể hiện trong quán ăn.
Nắng chiều được viết năm 1952 (một năm sau đó thì xuất bản ở Huế và cũng trong năm này, ca sĩ Minh Trang đã thu thanh vào đĩa than 33 tours) sau khi tác giả của nó về quê hương để tránh chiến tranh. Có tài liệu cho rằng Nắng chiều ra đời trong một lần hứng tác của Lê Trọng Nguyễn trên cầu Vĩnh Điện khi chiều xuống ở bến sông Thu Bồn.
Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng Nguyễn đã nói: "Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành... Tâm sự tôi trong bài Nắng chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 5 năm 45, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!"
Tác giả Lê Trọng Nguyễn có một bài viết về Nắng chiều, về quãng đường sau khi nó ra đời[cần dẫn nguồn]:
Bài hát viết theo điệu rumba, giai điệu rộn rã phối hợp giữa ngũ cung và thất cung, lời ca đầy hình ảnh, màu sắc, nhưng nội dung phảng phất nét buồn. Phần lời nói lên tâm trạng hoài tiếc của một người khi thăm lại cảnh xưa. Trông thiên nhiên, cảnh vật vẫn hồn hậu sống động, lòng ấy bồi hồi nhớ lại một hình bóng đẹp tươi, nay đã không còn:
Bản dịch tiếng Hoa về nội dung nhìn chung vẫn giữ ý chính của bài: