Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.(tháng 5/2022) |
Cyclo Xích lô | |
---|---|
Đạo diễn | Trần Anh Hùng |
Tác giả | Trần Anh Hùng |
Sản xuất | Christophe Rossignon |
Diễn viên | Lê Văn Lộc Lương Triều Vĩ Trần Nữ Yên Khê |
Quay phim | Benoît Delhomme Laurence Trémolet |
Dựng phim | Nicole Dedieu Claude Ronzeau |
Âm nhạc | Tôn Thất Tiết |
Hãng sản xuất | |
Phát hành | New Yorker Video (Region 1 DVD) Gaumont (Region 2 DVD) |
Công chiếu | tháng 11 năm 1995 22 tháng 3 năm 1996 2 tháng 8 năm 1996 19 tháng 11 năm 1996 |
Thời lượng | 123 phút |
Quốc gia | Việt Nam Pháp Hồng Kông |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Xích lô (tiếng Pháp: Cyclo) là tên một bộ phim điện ảnh của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Phim lấy bối cảnh chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, với dàn diễn viên chủ yếu là người Việt, ngoài ra còn có sự tham gia của ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Lương Triều Vỹ. Cảnh trong phim được quay phần lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hồng Kông với sự hợp tác sản xuất của hãng phim Giải Phóng và Salon Films Studio (Hồng Kông).
Phim đã xuất sắc đoạt giải Sư tử vàng cho Phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice vào năm 1995.
Năm 1995, phim bị cấm chiếu tại Việt Nam. Thời điểm đó, việc phim bị cấm đã gây nên nhiều phản ứng trong nội bộ giới chuyên môn điện ảnh. Đến nay, không ít người cho trong giới cho rằng trường hợp Xích lô là "án oan" đối với một tài năng điện ảnh như Trần Anh Hùng.[1]
Nhân vật chính của phim là Xích Lô (Lê Văn Lộc đóng). Xích Lô vốn là một thanh niên chất phác, mồ côi cha mẹ, anh làm nghề lái xích lô kiếm sống tại Sài Gòn. Xích Lô ở trong một căn hộ rách nát với gia đình gồm chị (Trần Nữ Yên Khê), một người em gái đang đi học và ông nội làm nghề vá xe đạp trên phố.
Một hôm, trong lúc đi tiểu tiện vỉa hè, chiếc xích lô mà Xích Lô mượn của bà Buồn (Như Quỳnh) bị cướp. Trong lúc bế tắc vì nợ nần, anh chấp nhận đi theo băng đảng của bà Buồn và tay tình nhân của bà ta (Lương Triều Vĩ) cướp của trả nợ. Sau khi được tiếp tay, Xích Lô liền xin gia nhập băng này. Theo băng đảng, Xích Lô phạm nhiều tội ác ghê gớm: cướp của, giết người, phá hoại công lương... Từ đó anh phải sống trong sự dằn vặt và sợ hãi, nhiều lần tính chuyện rút chân khỏi băng đảng nhưng đều thất bại.
Cầm đầu băng đảng này là Nhà Thơ (Lương Triều Vĩ đóng), y là một kẻ gian ác đồng thời là một nhà thơ, là người yêu của chị gái Xích Lô. Y cũng là người dụ dỗ chị gái Xích Lô trở thành gái mại dâm, phục vụ cho nhiều nhân vật bệnh hoạn: một lão già thích xem đàn bà đái (Mạc Can đóng), 1 lão thích sơn móng chân cho đàn bà, 1 thanh niên thích còng tay đàn bà (Lê Tuấn Anh đóng), với điều kiện do Nhà Thơ đặt ra là không được làm tổn hại đến trinh tiết của cô ta.
Câu chuyện cứ thế tiếp diễn, đến một hôm chị gái của Xích Lô bị gã thanh niên thích xem đàn bà bị còng làm mất trinh, Nhà Thơ lẳng lặng giết chết người thanh niên, còn Xích Lô đang bị băng đảng của Nhà Thơ dụ dỗ dùng thuốc kích thích lấy tinh thần đi cướp.
Đêm 30 Tết, trong khi cả thành phố đang nhộn nhịp đón giao thừa, thằng Điên, đứa con trai bị thiểu năng trí tuệ của bà Buồn bị xe cán chết, đồng thời Nhà Thơ cũng tự thiêu mình trong những tâm ý đầy mâu thuẫn và Xích Lô, dùng súng mà băng cướp đưa cho tự làm mình bị thương trong cơn say ma túy đến ngất đi trong vũng sơn.
Sau đêm giao thừa, mọi thứ trở lại trật tự của nó. Xích Lô khi tỉnh dậy được cho rời khỏi băng đảng vì bà Buồn mất con gần như hóa điên. Anh về với nghề đạp xích lô. Người chị trong lúc đi chùa đã bị mất di ảnh cuối cùng của Nhà Thơ, cũng trở về nhịp sống cũ. Đoạn cuối phim Xích Lô có nhắc đến con mèo, nói rằng: "nó còn đẹp hơn trước lúc nó đi lạc". Phim kết thúc trong bản hợp tấu đàn manđôlin của một lớp tiểu học: Rửa mặt như mèo.
Những nhân vật trên đều không có tên chỉ gọi theo hành động, việc làm, vai trò của nhân vật
Lê Văn Lộc (vai chính Xích Lô) vốn là một tay lơ xe 20 tuổi sống ở Quảng Ngãi. Anh được đạo diễn Trần Anh Hùng chọn trong một lần chạy xe 67 đi ngang qua đoàn làm phim. Sau khi đóng phim này, Lộc cho biết anh sẽ đem tiền về quê học nghề lái xe, chứ không dám đóng phim nữa[cần dẫn nguồn]
Do Trần Anh Hùng không thông thạo tiếng Việt nên ông đã mời nhà thơ Nguyễn Trung Bình hợp tác trong việc viết lời thoại phim. Nhà thơ cũng là người đã sáng tác 3 bài thơ cho Nhà Thơ (Lương Triều Vĩ thủ vai) đọc trong những phút ngẫu hứng. Tuy bộ phim lấy bối cảnh Sài Gòn, phần lớn các nhân vật chính trong phim đều nói giọng Hà Nội.
Phần nhạc trong phim do nhạc sĩ Tôn Thất Tiết soạn, ông Tiết cũng là người viết nhạc cho Mùi đu đủ xanh. Với phim này ông đã được trao giải thưởng George Delerue 1995 về nhạc phim hay nhất.
Một số bài hát được sử dụng trong phim: