Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động được thiết kế để nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Nó có một nguồn nhiệt, một nồi nấu, và một thiết bị cảm ứng nhiệt. Thiết bị cảm ứng này đo nhiệt độ của nồi nấu và kiểm soát nhiệt lượng. Nồi cơm điện phức tạp có thể có nhiều cảm biến hơn và các thành phần khác, và có thể nấu đa chức năng.
Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng tự động có xuất xứ từ Nhật Bản, ra đời vào giữa thế kỷ 20, tên gốc là “Suihanki” và được thiết kế để nấu cơm bằng phương pháp hấp hơi gạo.Có thể nói tiền thân của nồi cơm điện hiện đại ra đời từ tay một kỹ sư sửa vô tuyến có tên Masaru Ibuka sau chiến tranh thế giới thứ 2. Chiếc nồi cơm điện này không được ứng dụng vào thực tế do nhiều lần thực nghiệm thất bại với những nhược điểm chí mạng, nghiên cứu cũng bị bỏ dở trong tiếc nuối.Cho đến năm 1956, cặp vợ chồng Yoshitada Minami, Fumiko đã nghiên cứu và cho ra đời chiếc nồi cơm điện có tính ứng dụng đầu tiên dưới thương hiệu Toshiba, mở ra cuộc đua sản xuất nồi cơm điện hết sức khốc liệt cho đến tận ngày nay.
Nồi nấu được đổ đầy gạo và nước. Trong thời gian nấu, hỗn hợp nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất. Nước đạt đến nhiệt độ 100 °C (212 °F)[1]; nó không thể nóng hơn nhiệt độ điểm sôi này (tất cả năng lượng dư sẽ chuyển hóa nước thành hơi). Vào cuối thời gian nấu sẽ không có nước còn lại nữa; hầu hết sẽ được gạo hấp thụ, và một phần nước đã bay hơi. Nồi tiếp tục được nung nóng, nhiệt độ bây giờ có thể vượt lên trên điểm sôi của nước; điều này làm cho cảm biến nhiệt thay đổi. Một số nồi cơm điện chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cho gạo ở nhiệt độ an toàn ở khoảng 65 °C (150 °F); các nồi cơm điện có mô hình đơn giản hơn thì tắt điện nguồn.[1]
Những năm 60, chiếc nồi cơm có thể giữ ấm cơm sau khi nấu đã ra đời, một số kiểu nồi còn tích hợp thêm chức năng hẹn giờ, chỉ cần chuẩn bị gạo, đặt hẹn giờ từ tối hôm trước, sau đó nồi sẽ giữ cơm nóng và dẻo ngon như mới nấu để người dùng có thể ăn trực tiếp vào bữa sáng ngày hôm sau.
Sang năm 70, hãng Matsushita (tiền thân của Panasonic) đã cải tiến và tạo ra nồi cơm điện có thể nấu chung gạo và nước, đỡ tốn thời gian nấu và tiêu thụ ít điện năng hơn so với sản phẩm của hãng Toshiba.
Đến khoảng những năm 90 của thế kỷ 20, nồi cơm điện đã được hoàn thiện các chức năng như tự ngắt, ủ ấm, giữ gạo… được phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện những chiếc nồi cơm điện đầu tiên của các thương hiệu nổi tiếng như Toshiba, Sony…
Theo dòng thời gian, nồi cơm điện ngày càng được hoàn thiện hơn, các tính năng mới liên tục ra mắt để thu hút sự chú ý và đáp ứng nhu cầu khắt khe của người dùng