Nỗi đau tâm lý

Nỗi đau tâm lý, nỗi đau tinh thần hay nỗi đau cảm xúc là một cảm giác khó chịu có căn nguyên phát sinh từ tâm lý, phi vật chất. Nhà tiên phong trong lĩnh vực khoa học về tự tử, Edwin S. Shneidman, đã mô tả rằng "bạn đau đớn đến mức nào khi là một con người. Đó là khổ đau về tinh thần, dằn vặt về tinh thần."[1] Không hề thiếu những cách để chỉ đến nỗi đau tâm lý, có nhiều từ ngữ diễn đạt khác nhau đã phản chiếu những khía cạnh riêng trong đời sống tâm trí. Với thuật ngữ chuyên môn là algopsychalia psychalgia,[2] nỗi đau tâm lý còn được gọi là nỗi đau tinh thần,[3][4] nỗi đau cảm xúc,[5] nỗi đau tâm thần,[6][7] nỗi đau xã hội,[8] nỗi đau linh hồn, nỗi đau tâm hồn,[9] hoặc là đau khổ.[10][11] Trong khi những từ ngữ này rõ ràng không phải là các thuật ngữ tương đương, một sự so sánh có hệ thống về lý thuyết và mô hình của nỗi đau tâm lý, nỗi đau tâm thần, nỗi đau cảm xúc và khổ đau đã kết luận rằng các mô tả điều có điểm chung là diễn tả một cảm giác cực kỳ khó chịu.[12] Nỗi đau tâm lý là điều không thể tránh khỏi trong sự tồn tại của con người.[13]

Có những mô tả khác về nỗi đau tâm lý, đây là "một loạt các trải nghiệm chủ quan với đặc trưng nhận thức về những thay đổi tiêu cực chính bên trong bản thân và trong các chức năng đi cùng theo cảm giác tiêu cực",[14] là "một trải nghiệm chủ quan lan tỏa... khác biệt với nỗi đau về thể xác thường cục bộ và thường có liên quan đến các kích thích vật lý có hại",[15] và là "một cảm giác kéo dài, không thể tránh khỏi và khó chịu là kết quả của đánh giá tiêu cực về sự bất lực hoặc thiếu sót của bản thân."

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng thuốc giảm đau paracetamol trong vài tuần giúp làm giảm phản ứng thần kinh đối với các mối đe dọa có ý nghĩa, chẳng hạn như suy nghĩ về cái chết,[16] và làm giảm sự kích động của những người mắc chứng mất trí nhớ.[17][18] Tuy nhiên, việc sử dụng paracetamol cho nỗi đau tâm lý nói chung hơn vẫn còn nhiều tranh cãi.[19]

Nhiều truyền thống tôn giáo, như Bát chánh đạo trong Phật giáo, đã chỉ ra con đường điều trị để thoát khỏi khổ đau tâm lý. Thiền định có lợi ích cho sức khỏe tâm thần.[20][21] Hình thức phổ biến nhất của thực hành thiền định là trị liệu bằng chánh niệm, các bài tập chú tâm vào hơi thở cũng được thực hành nhằm đối phó với những căng thẳng và lo lắng liên quan đến nỗi đau cảm xúc và giảm các triệu chứng sinh lý.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shneidman ES. The Suicidal Mind. Oxford University Press; 1996. Appendix A Psychological Pain Survey. p. 173.
  2. ^ Psychalgia: mental distress. Merriam-Webster's Medical Dictionary. But see also psychalgia in the sense of psychogenic pain.
  3. ^ Weiss E. Bodily pain and mental pain. The International Journal of Psychoanalysis. 1934;15:1–13.
  4. ^ Orbach I, Mikulincer M, Gilboa-Schechtman E, Sirota P. Mental pain and its relationship to suicidality and life meaning. Suicide and Life-Threatening Behavior. 2003;33(3):231–41. doi:10.1521/suli.33.3.231.23213.
  5. ^ Bolger EA. Grounded theory analysis of emotional pain. Psychotherapy Research. 1999;9(3):342–62. doi:10.1080/10503309912331332801.
  6. ^ Joffe WG, Sandler J. On the concept of pain, with special reference to depression and psychogenic pain. Journal of Psychosomatic Research. 1967;11(1):69–75. doi:10.1016/0022-3999(67)90058-X.
  7. ^ Shattell MM. Why does "pain management" exclude psychic pain?. Issues in Mental Health Nursing. 2009;30(5):344. doi:10.1080/01612840902844890.
  8. ^ Macdonald G, Leary MR.. Why does social exclusion hurt? The relationship between social and physical pain. Psychological Bulletin. 2005 [archived 2014-03-01];131(2):202–23. doi:10.1037/0033-2909.131.2.202.
  9. ^ Spiritual pain: 60,000 Google results. Soul pain: 237,000 Google results.
  10. ^ Morse JM. Toward a praxis theory of suffering. Advances in Nursing Science. 2001;24(1):47–59. doi:10.1097/00012272-200109000-00007.
  11. ^ Rehnsfeldt A, Eriksson K. The progression of suffering implies alleviated suffering. Scandinavian Journal of Caring Sciences. 2004;18(3):264–72. doi:10.1111/j.1471-6712.2004.00281.x.
  12. ^ Meerwijk EL, Weiss SJ. Toward a unifying definition of psychological pain. Journal of Loss & Trauma. 2011;16(5):402–12. doi:10.1080/15325024.2011.572044.
  13. ^ Wille RSG.. On the capacity to endure psychic pain. The Scandinavian Psychoanalytic Review. 2011;34:23–30. doi:10.1080/01062301.2011.10592880.
  14. ^ Orbach I, Mikulincer M, Sirota P, Gilboa-Schechtman E. Mental pain: A multidimensional operationalization and definition. Suicide and Life-Threatening Behavior. 2003;33(3):219–30. doi:10.1521/suli.33.3.219.23219.
  15. ^ Mee S, Bunney BG, Reist C, Potkin SG, Bunney WE. Psychological pain: a review of evidence. Journal of Psychiatric Research. 2006;40(8):680–90. doi:10.1016/j.jpsychires.2006.03.003.
  16. ^ Randles, Daniel; Heine, Steven J.; Santos, Nathan (2013). “The Common Pain of Surrealism and Death”. Sagepub.com. 24 (6): 966–973. doi:10.1177/0956797612464786. PMID 23579320.
  17. ^ Husebo, B. S.; Ballard, C.; Sandvik, R.; Nilsen, O. B.; Aarsland, D. (2011). “Efficacy of treating pain to reduce behavioural disturbances in residents of nursing homes with dementia: cluster randomised clinical trial”. Bmj.com. 343: d4065. doi:10.1136/bmj.d4065. PMC 3137923. PMID 21765198.
  18. ^ “Reducing agitation through pain relief - Living with dementia magazine October 2011 - Alzheimer's Society”. alzheimers.org.uk.
  19. ^ “Don't take paracetamol for painful emotions”. www.nhs.uk. ngày 22 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2019.
  20. ^ “Meditation changes the brain”. www.nhs.uk. ngày 17 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2019.
  21. ^ “Mindfulness Meditation”. Harvard Gazette (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Phiên bản 2.4 này mang đến khá nhiều sự thú vị khi các buff la hoàn chủ yếu nhắm đến các nhân vật đánh thường
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Kagaya Ubuyashiki (産屋敷 耀哉 Ubuyashiki Kagaya) Là thủ lĩnh của Sát Quỷ Đội thường được các Trụ Cột gọi bằng tên "Oyakata-sama"
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc