Nửa đêm ngoài phố

"Nửa đêm ngoài phố"
Bìa bản nhạc Nửa đêm ngoài phố tái bản vào năm 1961.
Ca khúc nhạc vàng
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1962
Thu âmThanh Thúy
Thể loạiNhạc vàng
Soạn nhạcTrúc Phương
Viết lờiTrúc Phương

"Nửa đêm ngoài phố" là một ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương viết vào năm 1960. Ca khúc này thường được gắn liền với tiếng hát của ca sĩ Thanh Thúy.[1]

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Trúc Lê, con trai của Trúc Phương kể lại, bài hát Nửa đêm ngoài phố ông viết trong nửa đêm thức giấc, khi ông nhớ về một cuộc tình với một nữ ca sĩ.[2] Sau này, ông còn viết tiếp thêm một loạt bài như "Buồn trong kỷ niệm",[3] "Hai lối mộng", "Chiều cuối tuần", "Mưa nửa đêm",[4]...

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát diễn tả tâm trạng buồn của một người khi người yêu không đến trong đêm vắng.[3][4]

Buồn vào hồn không tên
Thức giấc nửa đêm lúc chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn đời...

Phổ biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát đã được xuất bản lần đầu vào năm 1960,[5] sau đó nhà xuất bản Diên Hồng tái bản vào năm 1961. Bản lần đầu xuất bản in hình ca sĩ Mai Ly, các tái bản về sau in hình cô Thanh Thúy và diễn viên Thẩm Thúy Hằng.

Ca sĩ trình diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát được ca sĩ Thanh Thúy trình diễn lần đầu tiên vào năm 1962 và đây là phiên bản trình diễn thành công nhất của bài hát.[4] Ca sĩ Thanh Thúy từng kể lại rằng, khi cô đi lưu diễn tại Đà Lạt, cô đều được khán giả yêu cầu hát bài Nửa đêm ngoài phố.[3][4] Khi cô vừa về đến khách sạn, cô đã được chứng kiến rất nhiều khán giả hâm mộ hát và huýt sáo bài "Nửa đêm ngoài phố".[3][4]

Một thời gian sau, bài hát đã được ca sĩ Thanh Thúy trình bày lại trong chương trình Asia 10. Ca khúc này còn được một số ca sĩ trình diễn, như Trúc Mai (Asia 74)

Trong nước, bài hát đã được các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng,[6][7][8][9] Lệ Quyên,[10][11] Bảo Yến,[12] Trang Mỹ Dung,[13][14] ... trình diễn.

Gần đây, Elvis Phương đã hát bài này theo phong cách rock.[15]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975, một số người dân dựa theo giai điệu của bài hát mà đặt lời hài hước cho bài hát trên.[16] Ngoài ra, tên bài hát được đặt cho một số CD.

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Ca sĩ Thanh Thúy đã từng nhận xét rằng, "với thể điệu rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, "Nửa đêm ngoài phố" đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ."[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kim Chi (21 tháng 11 năm 2017). “Tiết lộ về cuộc đời tài hoa nhưng bi thương vì bị phụ tình của NS Trúc Phương”. Dân Việt. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Nông Hồng Diệu (30 tháng 5 năm 2021). "Ông hoàng Bolero" Trúc Phương qua hồi ức của con trai”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c d e Đình Phùng. “Số phận bi đát của "cha đẻ" nhạc phẩm đánh dấu sự gắn bó giữa Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương”. Pháp Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b c d e Đông Kha (14 tháng 3 năm 2021). "Nửa Đêm Ngoài Phố" – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương”. Nhạc Xưa Blog. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Bách khoa, Số phát hành 163-167. 1963. tr. 101.
  6. ^ T. Tr (5 tháng 8 năm 2008). “Đàm Vĩnh Hưng vẫn nặng lòng với nhạc xưa”. Người lao động. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Quỳnh Nguyễn (15 tháng 9 năm 2008). “Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ D.Nam - N.Đinh (20 tháng 8 năm 2008). “Mr Đàm bước "Qua cơn mê". Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Thiên Ý (22 tháng 8 năm 2008). “Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng và "Dạ tiệc trắng". Công an nhân dân. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Gia Tiến (26 tháng 12 năm 2011). “Lệ Quyên "trả lại thời gian". Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Quỳnh Nguyễn (25 tháng 12 năm 2011). “Lệ Quyên "ra sáng". Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Dạ Ly (21 tháng 7 năm 2018). “Bảo Yến trở lại cùng Tình khúc Sài Gòn xưa và bolero”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ H. Đ. N. (7 tháng 1 năm 2009). “Trang Mỹ Dung trở lại với "Giọt buồn trong mưa". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Hà Đình Nguyên (15 tháng 1 năm 2011). “Trang Mỹ Dung hát trả ơn đời”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Thanh Thanh (30 tháng 12 năm 2016). “Elvis Phương tái hiện màn "rock hóa" tình ca Trúc Phương”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Hà Đình Nguyên (8 tháng 9 năm 2005). “Trong thế giới nhạc chế...”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
Khi nào ta nên từ bỏ một mối quan hệ
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
Hướng dẫn nhiệm vụ và thành tựu Khvarena of Good and Evil phần 3
Hướng dẫn nhiệm vụ và thành tựu Khvarena of Good and Evil phần 3
Hướng dẫn nhiệm vụ và thành tựu Khvarena of Good and Evil phần 3
Wandering Witch: The Journey of Elaina Vietsub
Wandering Witch: The Journey of Elaina Vietsub
Ngày xửa ngày xưa, có một phù thủy tên Elaina, cô là một lữ khách du hành khắp nơi trên thế giới