Thanh Thúy (ca sĩ sinh 1943)

Thanh Thúy
Tên khai sinhNguyễn Thị Thanh Thúy
Tên gọi khácThanh Thúy
Sinh2 tháng 12, 1943 (81 tuổi)
Thừa Thiên Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Thể loạiNhạc vàng
Nhạc tiền chiến
Nhạc cụGiọng hát
Năm hoạt động1957 - nay
Hãng đĩaThanh Thúy Productions
Trung tâm Asia
Trung tâm Thúy Nga
Hợp tác vớiTrúc Phương
Trịnh Công Sơn
Bài hát tiêu biểu
  • Nửa đêm ngoài phố
  • Mưa nửa đêm
  • Giọt mưa thu

Thanh Thúy (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943), tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới nền Tân Nhạc Việt Nam và đặc biệt là dòng Nhạc Vàng vì là giọng hát tiên phong thuở sơ khai của dòng nhạc này[1]. Bà được biết đến qua các bài hát thuộc dòng nhạc vàngnhạc tiền chiến như Nửa đêm ngoài phố,[2][3] Mưa nửa đêm, Phố buồn,...Bà là một ca sĩ được khán giả đặt cho nhiều biệt danh nhất, như Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát lúc 0 giờ,[4] Tiếng hát về khuya, được một số nhạc sĩ viết tặng nhiều bài hát, như Uớt mi,[4][5][6] Thúy đã đi rồi,[4] Được tin em lấy chồng,...và làm bài thơ để tặng cô.[4]

Bà bắt đầu đi hát trong các phòng trà tại Sài Gòn vào khoảng cuối thập niên 50 vào năm 1957-1958 .[7] Ngay khi bà mới bắt đầu đi hát, bà đã được nhiều khán giả yêu mến.[8] Năm 1961, bà được phong danh hiệu "Hoa hậu nghệ sĩ" tại phòng trà Anh Vũ.[9] Bà trở thành một ngôi sao trên các đại nhạc hội, làn sóng điện đài phát thanh và những hãng băng dĩa lớn thời đó.[10] Bà còn lập cả trung tâm băng nhạc Thanh Thúy, do chính bà thực hiện và do nhạc sĩ Ngọc Chánh hòa âm và thành công với số lượng trên dưới 30 băng nhạc.[11]

Sau năm 1975, bà sang Hoa Kỳ định cư cùng với gia đình. Tại đây, bà thành lập một trung tâm băng nhạc mang tên "Thanh Thúy Productions". Bà cũng cộng tác với một số trung tâm băng nhạc tại hải ngoại, điển hình là trung tâm Asia. Sau này, trong bộ phim Em và Trịnh, hình tượng của bà được xuất hiện trong một phân cảnh do diễn viên tên Nhật Linh đóng.[12][13]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943 tại Huế trong một gia đình có sáu chị em, trong đó có cha là người gốc Bắc, mẹ là người Huế. Bà còn có một người em tên Thanh Châu thỉnh thoảng cũng đi hát.[10] Vì gia cảnh khó khăn, mẹ bà bị bệnh hiểm nghèo, cả gia đình bà từ Huế vào Sài Gòn thuê một căn trọ nhỏ trên đường Cao Thắng.[14]

Vì mẹ bà làm việc để nuôi gia đình quá sức, nên năm 15 tuổi, qua sự hướng dẫn của ca sĩ Kim Chi, bà bắt đầu đi hát.[10] Năm 1960, mẹ bà qua đời.[10][15]

Năm 1961, bà được phong tặng danh hiệu Hoa hậu nghệ sĩ tại phòng trà Anh Vũ do bác sĩ Trương Ngọc Hớn tổ chức.[9]

Năm 1963, bà kết hôn với Trung tá Không quân Ôn Văn Tài tại Sài Gòn và bà tạm nghỉ hát, theo chồng về sống tại Đà Nẵng.[16]

Năm 1970, bà được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời đi hát trở lại. Bà còn thành lập trung tâm băng nhạc Thanh Thúy và khá thành công với số lượng trên dưới 30 băng nhạc.[17]

Sau năm 1975, bà cùng chồng con sang Hoa Kỳ định cư. Tại đây, bà lập trung tâm băng nhạc mang tên "Thanh Thúy Production" và cộng tác với một số trung tâm hải ngoại, điển hình là trung tâm Asia. Thỉnh thoảng, bà còn đi hát cho đài truyền hình SBTN và một số chương trình gây quỹ thiện nguyện.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Do gia cảnh của bà khó khăn và vì bà muốn kiếm tiền mua thuốc thang cho mẹ, bà đã bắt đầu vào phòng trà, bắt đầu sinh hoạt ca hát khi bà mới 16 tuổi.[4] Với chất giọng trầm buồn, bà đã trở thành một ngôi sao trên các đại nhạc hội, băng dĩa nhựa và đài phát thanh thời đó.[10]

Năm 1960, khi bà 17 tuổi, mẹ bà qua đời. Sự ra đi của mẹ đã làm một cú sốc đối với bà.[18] Từ đó, khi trình diễn, bà thường mặc một chiếc áo dài trắng cùng với chiếc băng tang trên cổ áo. Một số người nhận xét, từ khi mẹ bà qua đời, giọng hát của bà ngày càng u sầu và bi cảm hơn.[10]

Bà thành danh với khá nhiều ca khúc, như Nửa đêm ngoài phố,[2][19][20][21] Giọt mưa thu, Phố buồn,[2][22] Kiếp nghèo[23][24]. Năm 1961, bà được trao danh hiệu Hoa hậu nghệ sĩ tại phòng trà Anh Vũ. Bà hát nhiều ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương làm cho các ca khúc của ông được nhiều người biết đến, đến mức khán giả khi nhắc đến tên bà thường gắn liền với những bài hát của Trúc Phương.[25]

Sau khi bà lập gia đình với ông Ôn Văn Tài vào năm 1964, bà ngưng hát, sau đó về quê chồng sinh sống.[10] Đến năm 1970, ông Ngọc Chánh đã đi đến nhà bà để thuyết phục bà hát trở lại, bà đã đồng ý do con đã lớn.[10] Khi bà đi hát trở lại, bà đã đạt giải Kim Khánh hai lần vào hai năm 19701972. Bà bắt đầu hát trong băng nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh, ngoài ra bà còn lập thêm băng nhạc Thanh Thúy do chính bà thu thanh và chọn bài. Băng nhạc của bà khá thành công với số lượng lên đến gần 30 cuốn băng.[11]

Ngoài ca hát, bà còn đóng kịch và đóng phim. Bà có hát bài Chuyện chúng mình trong phim Tơ tình và bà cũng đóng phim cùng với một số nghệ sĩ cùng thời như Thẩm Thúy Hằng, Mai Ly, La Thoại Tân,...[26]

Sau năm 1975, bà có mở trung tâm Thanh Thúy Production, tiếp tục sự nghiệp ca hát và cộng tác với một số trung tâm, đài truyền hình hải ngoại.[27]

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1958, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết tặng bà bài hát Ướt mi, về sau bài hát trở nên thành công qua giọng ca của bà.[15][28][29][30] Ngoài ra, còn có bài hát Thương một người cũng do ông viết tặng cho bà.[31]

Tháng 11 năm 1961, tài tử Nguyễn Long có làm một bộ phim nói về cuộc đời của bà, mang tên Thúy đã đi rồi. Bộ phim này do Y Vân viết nhạc phim và ca sĩ Minh Hiếu đóng vai cô Thanh Thúy.[32] Ngoài ra, có một số vở kịch cũng nói về bà và được một số nghệ sĩ như Kim Cương, Bích Thủy, Xuân Dung,... thủ vai chính.[4]

Nhà thơ Hoàng Trúc Ly từng viết một bài thơ nói về bà với tựa đề mang tên "Ca sĩ".

Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay vời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau.

Ngoài ra, một số nhạc sĩ khác còn viết tặng bà một số ca khúc khác, như Minh Kỳ với Tình đời,[33] Châu Kỳ vói Được tin em lấy chồng,[10] Tôn Thất Lập với Tiếng hát về khuya, Đắc Đăng với Tiếng hát khói sương,...

Hình ảnh của bà còn xuất hiện trên rất nhiều tạp chí, bìa dĩa hát và nhạc tờ trước năm 1975.[34][35]

Sau này, hình tượng của bà được đưa vào phim Em và Trịnh do một nữ diễn viên tên Nhật Linh thủ vai.[36][37]

Những ca khúc được viết tặng

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên bài hát Tác giả
1 Hình bóng cũ Trúc Phương
2 Lời ca nữ
3 Mắt em buồn
4 Tình yêu trong mắt một người
5 Mắt chân dung để lại
6 Ướt mi Trịnh Công Sơn
7 Thương một người
8 Được tin em lấy chồng Châu Kỳ
9 Lời hát tạ ơn Hoàng Thi Thơ
10 Tôi yêu Thúy
11 Thúy đã đi rồi Y Vân, thơ Nguyễn Long
12 Lời tự tình Nhật Ngân
13 Phận tơ tằm Minh Ký & Hồ Tịnh Tâm
14 Tiếng ca u hoài Anh Bằng & Lê Dinh
15 Chuyện buồn của Thúy
16 Tình đời Minh Kỳ & Vũ Chương
17 Tiếng hát về khuya Tôn Thất Lập

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Giọng hát của bà đã từng được nhiều người đánh giá cao và thường khán giả khi nhắc tới bà, khán giả sẽ thường nhắc đến những bài hát của Trúc Phương như Nửa đêm ngoài phố, Chuyện chúng mình, Mưa nửa đêm,...[7] Nhà văn Mai Thảo từng đặt cho bà biệt danh là Tiếng hát lúc 0 giờ,[38] giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung gọi bà là Tiếng hát liêu trai, nhạc sĩ Tuấn Huy gọi bà là Tiếng sầu ru khuya.[7]

Một số trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy.... Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẽ sống thực và chân thành.

Tôi vẫn thấy một con chim nhạn bay trong dòng sông sương mù, chậm và khuya, công phu, kỳ lạ!

Thanh Thúy là một nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân... Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng xa xưa thì Thanh Thúy, Lệ Thanh và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền. Ở chót vót đỉnh danh vọng mà Thanh Thúy không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí.

— Hồ Trường An[39]

Ngoài ra, họa sĩ Vũ Hối có dành tặng bà bốn câu thơ

Liêu trai tiếng hát khói sương
Nghẹn ngào nhung nhớ dòng Hương quê mình
Nghiêng sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương

— Vũ Hối.[39]

Album tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 6-12-1970: Trường Hải 5
  • 24-3-1972: Thanh Thúy 6
  • 14-1-1973: Thanh Thúy 12
  • 1-1975: Thanh Thúy 25
  • 28-6-1976: Thanh Thúy 1 - Vĩnh biệt Sàigòn
  • 1982: Siêu Âm 1 - Nhạc khiêu vũ [40]
  • 1982: Thanh Thúy 2 - Biết đến bao giờ [41]
  • 1983: Thanh Thúy 6 - Quê hương và kỷ niệm [42]
  • 1983: Thanh Thúy 8 - Tìm nhau trong kỷ niệm
  • 1983: Thanh Thúy Video 1 - Thúy [43]
  • 1984: Thanh Thúy 9 - Chuyện chúng mình [44]
  • 1985: Phật Ca 1 - Tiếng chuông Chùa [45]
  • 1985: Thanh Thúy 12 - Hát cho tình yêu [46]
  • 1986: Thanh Thúy 15 - Tình ca bên nhau [47]
  • 1987: Thanh Thúy 16 - Yêu nhau trọn đời [48]
  • 1988: Thanh Thúy 17 - Quên người tình cũ [49]
  • 1989: Thanh Thúy 18 - Điên [50]
  • 1991: Thanh Thúy 19 - Tình yêu đến trong giã từ [51]
  • 1994: Thanh Thúy 20 - Tình ca quê hương [52]
  • 1995: Thanh Thúy 21 - Tôi trở về thành phố [53]
  • 1996: Phật Ca 2 - Mẹ hiền [54]
  • 1996: Thanh Thúy 22 - Những tình khúc Trúc Phương [55]
  • 1997: Thanh Thúy 23 - Tiếng hát khói sương [56]
  • 1998: Thanh Thúy 24 - Tình khúc tiền chiến [57]
  • 1999: Thanh Thúy 25 - Vùng trời ngày đó [58]
  • 2000: Phật Ca 3 - Cám ơn Phật [59]
  • 2002: Thanh Thúy 26 - Trần lụy [60]
  • 2003: Thanh Thúy 27 - Tưởng niệm nhân tài Nhạc Việt [61]
  • 2006: Phật Ca 4 - Kiếp nhân sinh
  • 2007: Thanh Thúy 28 - Hát cho Mẹ [62]
  • 2018: Asia CD 395 - Tiếng ca u hoài

Các tiết mục trình diễn trên sân khấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Thúy Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tình Bơ Vơ (Lam Phương) solo Paris By Night 3 1986

Trung tâm Mây

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tiếng Còi Trong Sương Đêm (Lê Trực) solo Hollywood Night 3 1993

Trung tâm Asia

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Nửa Đêm Ngoài Phố (Trúc Phương) solo ASIA 10 1995
2 LK Tàu đêm năm cũ, Kẻ Ở Miền Xa, Mưa Nửa Đêm, Ai Cho tôi Tình Yêu (Trúc Phương) Duy Khánh, Phương Hồng Quế ASIA 11 1996
3 Đêm Tàn Bến Ngự (Dương Thiệu Tước) solo ASIA 12
4 LK Sầu Lẻ Bóng (Anh Bằng), Lẻ Bóng (Anh Bằng - Lê Dinh), Nếu Hai Đứa Mình (Anh Bằng - Lê Dinh), Hai Mùa Mưa (Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh), Căn Nhà Ngoại Ô (Anh Bằng - T.H.) Thanh Tuyền ASIA 15 1997
5 Phố Buồn (Phạm Duy) solo ASIA 18 1998
6 Một Chuyến Bay Đêm (Song Ngọc, Hoài Linh) ASIA 19
7 Tấm Thẻ Bài (Huyền Anh) ASIA 21
8 LK Buồn Trong Kỷ Niệm (Trúc Phương), Những Ngày Thơ Mộng (Hoàng Thi Thơ) ASIA 31 2000
9 LK Chuyện Buồn Ngày Xuân, Chắp Tay Nguyện Cầu (Lam Phương) Thanh Tuyền ASIA 46 2005
10 LK Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Thương Về Miền Trung (Duy Khánh), Đêm Nhớ Về Sài Gòn (Trầm Tử Thiêng), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành) Lệ Thu
11 Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước) solo ASIA 49
12 Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh) Y Phụng ASIA 50 2006
13 LK Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Cánh Buồm Chuyển Bến (Hoài Linh - Minh Kỳ) Phương Dung ASIA 52
14 Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy (Trầm Tử Thiêng) Băng Tâm ASIA 54 2007
15 Bóng Nhỏ Đường Chiều (Trúc Phương), Phút Giao Mùa (Trần Thiện Thanh) Vũ Khanh ASIA 58 2008
16 Cánh Thiệp Đầu Xuân (Lê Dinh, Minh Kỳ), Anh Cho Em Mùa Xuân (Nguyễn Hiền - Kim Tuấn) solo ASIA 60
17 Hãy Trả Lời Em (Anh Chương) ASIA 61 2009
18 LK Mưa Nửa Đêm, Tàu đêm năm cũ, Nửa Đêm Ngoài Phố (Trúc Phương) ASIA 65 2010
19 Tiếng Ca U Hoài (Anh Bằng) ASIA 66
20 Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên (Nguyễn Đình Toàn) ASIA 68 2011
21 LK Hai lối mộng, Đêm Tâm Sự (Trúc Phương) ASIA 69 2012
22 Quán Nửa Khuya (Tuấn Khanh - Hoài Linh) ASIA 70
23 Đêm Giã Từ (Y Vân - Thể Vân) ASIA 72 2013
24 LK Đèn Khuya (Lam Phương), Chuyện Đêm Mưa (Nguyễn Hiền - Hoài Linh) Trúc Mai ASIA 73
25 Chuyện chúng mình (Trúc Phương) Trúc Mi ASIA 74 2014
26 Xin Cám Ơn Đời (Trúc Phương) solo
27 LK Kiếp Cầm Ca, Mưa Rừng (Huỳnh Anh) Minh Hiếu ASIA 75
28 Nhớ Tên Sài Gòn (Anh Bằng) solo ASIA 76 2015
29 Bốn Ngã Đường Quê Hương (Anh Bằng - Vũ Chương) ASIA 78 2016
30 Hai Chuyến Tàu Đêm (Trúc Phương - Y Vân) ASIA 79 2017
31 Tâm Tình Gửi Huế (Hoàng Thi Thơ - Tôn Nữ Trà My) Hoàng Oanh
32 Giọt Mưa Thu (Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ) Ngọc Anh Vi ASIA 80
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tình Đời (Minh Kỳ - Vũ Chương) solo SBTN VOICE Finale - Đêm Chung Kết SBTN VOICE 2019

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ca sĩ ảnh hưởng tới Tân Nhạc Việt Nam”.
  2. ^ a b c Lê Ngọc Dương Cầm (12 tháng 11 năm 2018). “Danh ca Thanh Thúy: Tuổi thơ nghèo tạo nên tiếng hát liêu trai ru hồn bao thế hệ”. Tạp chí điện tử PetroTimes. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Kim Chi (21 tháng 11 năm 2017). “Tiết lộ về cuộc đời tài hoa nhưng bi thương vì bị phụ tình của NS Trúc Phương”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f Hà Đình Nguyên (7 tháng 6 năm 2011). “Những bóng hồng trong thơ nhạc: "Thúy đã đi rồi". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Di Py (1 tháng 5 năm 2022). “Lý do Khánh Ly được gọi là "nữ hoàng chân đất" hát nhạc Trịnh Công Sơn”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Mai Nhật; Lê Sa Long (1 tháng 4 năm 2020). “Chân dung Trịnh Công Sơn và những 'người tình âm nhạc'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ a b c Hương Linh (21 tháng 7 năm 2021). “Giai nhân Sài Gòn khiến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn yêu đơn phương là ai?”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ Trần Quốc Bảo (25 tháng 5 năm 2019). “Tư liệu hiếm – Bài phỏng vấn ca sĩ Thanh Thúy năm 16 tuổi (1959)”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ a b Tam Kỳ (4 tháng 12 năm 2021). “Nhan sắc thời son rỗi của danh ca Thanh Thúy”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ a b c d e f g h i nhacxua.vn (1 tháng 12 năm 2019). “Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ a b Du Tử Lê (8 tháng 6 năm 2018). “Ngọc Chánh, một tài năng và nhân cách đáng quý”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ Di Py (4 tháng 4 năm 2022). “Nhan sắc hai nàng thơ đóng danh ca Thanh Thúy và Yoshii của Trịnh Công Sơn”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ Di Py (15 tháng 4 năm 2022). “Vẻ đẹp của cô gái đóng danh ca Thanh Thúy - nàng thơ đầu của Trịnh Công Sơn”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ Đình Phùng (9 tháng 9 năm 2020). “Danh ca Thanh Thúy: "Huyền thoại không bao giờ lặp lại" và một thuở "Ướt mi". Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ a b Hà Đình Nguyên (11 tháng 6 năm 2011). “Ướt mi với giọng hát khói sương”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  16. ^ Đông Kha (2 tháng 12 năm 2020). “Cuộc hôn nhân hạnh phúc qua hơn nửa thế kỷ của danh ca Thanh Thúy”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ nhacxua.vn (13 tháng 7 năm 2019). “Nhạc sĩ Ngọc Chánh – Người có đôi tai thẩm âm đặc biệt nhất của giới âm nhạc Sài Gòn trước 1975”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  18. ^ Lê Anh (27 tháng 3 năm 2018). “Giọng hát liêu trai Thanh Thúy gieo tình vô vọng, ám ảnh một đời tao nhân mặc khách”. Đời sống pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  19. ^ Đông Kha (14 tháng 3 năm 2021). "Nửa Đêm Ngoài Phố" – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  20. ^ Đình Phùng (18 tháng 3 năm 2021). “Số phận bi đát của "cha đẻ" nhạc phẩm đánh dấu sự gắn bó giữa Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương”. Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  21. ^ Thúy Vi (28 tháng 8 năm 2017). “Nhạc sĩ Trúc Phương: cuộc đời buồn như những sáng tác của chính mình”. SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  22. ^ Du Tử Lê (31 tháng 8 năm 2018). “Thanh Thúy, hiện tượng khó giải thích”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  23. ^ Hoàng Ba Đình (12 tháng 2 năm 2022). “Nhờ "Kiếp nghèo", người nhạc sĩ tài hoa thoát nghèo”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  24. ^ Nguyễn Thanh Nhã (1 tháng 12 năm 2019). “Sách về Lam Phương (kỳ ba): Thoát nghèo nhờ 'Kiếp nghèo'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  25. ^ Hà Đình Nguyên (17 tháng 1 năm 2021). “Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều...”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  26. ^ Lê Hồng Lâm 2020, tr. 54.
  27. ^ SBTN (5 tháng 8 năm 2017). “Nữ danh ca Thanh Thúy- "Tiếng hát khói sương" hay "Tiếng hát liêu trai". SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  28. ^ Di Py (13 tháng 4 năm 2022). “Danh ca Thanh Thúy góp phần giúp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang danh thế nào?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  29. ^ Minh Anh (1 tháng 4 năm 2022). “Nghe những ca khúc bất hủ nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  30. ^ Cung Trịnh 2001, tr. 40.
  31. ^ Yến Phi (1 tháng 4 năm 2019). “Nhạc sĩ Trần Tiến: Trịnh Công Sơn là huyền thoại chưa có hồi kết”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  32. ^ Du Tử Lê (14 tháng 9 năm 2018). “Nguyễn Long và mối tình một chiều với Thanh Thúy”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  33. ^ Lê Văn Nghĩa (24 tháng 10 năm 2016). “Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Từ em tiếng hát lên trời”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  34. ^ Tuấn Phạm (18 tháng 4 năm 2019). “Danh ca Thanh Thúy – Nghệ sĩ xuất hiện nhiều nhất trên hình bìa tờ nhạc xưa”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  35. ^ Lê Hồng Lâm 2020, tr. 112.
  36. ^ Bảo Anh (13 tháng 4 năm 2022). “Cô gái Huế gây ngỡ ngàng vì quá giống 'nàng thơ' Thanh Thúy của Trịnh Công Sơn”. Thể thao văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  37. ^ Tam Kỳ (15 tháng 4 năm 2022). “Sắc vóc nữ sinh Huế đóng danh ca Thanh Thúy”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  38. ^ a b c Hoàng Dung (17 tháng 8 năm 2013). “Danh ca Thanh Thúy: Giai nhân một thủa”. Công Lý. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  39. ^ a b Trần Hoàng Vy (24 tháng 3 năm 2017). “Nữ ca sĩ một thời được nhiều văn nhân ngưỡng mộ”. Báo Bình Thuận. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  40. ^ Ngày Về Quê Cũ (Khánh Băng) | Thanh Thúy, Thanh Mỹ, Thanh Châu | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  41. ^ Ngày Về Có Tin Xuân | Thanh Thúy | Official Music Video, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  42. ^ Quê Hương Và Kỷ Niệm (Album) | Thanh Thúy | Nhạc Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  43. ^ Thanh Thuý | Quán Nửa Khuya (Tuấn Khanh & Hoài Linh) | Video "Thúy", truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  44. ^ Thanh Thúy 9 - Chuyện Chúng Mình (Album) | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  45. ^ Phật Ca 1 - Tiếng Chuông Chùa (Album) | Nhiều Ca Sĩ | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  46. ^ Thanh Thúy 12 - Hát Cho Tình Yêu (Album) | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  47. ^ Thanh Thúy 15 - Tình Ca Bên Nhau (Album) | Tiếng Hát Thanh Thúy | Nhạc Hải Ngoại Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  48. ^ Thanh Thúy 16 - Yêu Nhau Trọn Đời (Album) | Nhạc Vàng Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  49. ^ Thanh Thúy 17 - Quên Người Tình Cũ (Album) | Nhạc Vàng Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  50. ^ Thanh Thúy 18 - Điên (Album) | Thanh Thúy | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  51. ^ Tình Yêu Đến Trong Giã Từ (Album 1992) | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  52. ^ Tình Ca Quê Hương (Album 1994 ) | Thanh Thúy | Nhạc Hải Ngoại Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  53. ^ Tôi Trở Về Thành Phố (Album 1995) | Thanh Thúy | Nhạc Hải Ngoại Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  54. ^ Phật Ca 2 - Mẹ Hiền (Album) | Thanh Thúy | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  55. ^ Thanh Thúy Với Những Tình Khúc Trúc Phương (Album 1997) | Nhạc Tình Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  56. ^ Tiếng Hát Khói Sương (Album 1997) | Thanh Thúy | Nhạc Hải Ngoại Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  57. ^ Thanh Thúy 24 - Tình Khúc Tiền Chiến (Album) | Thanh Thúy | Nhạc Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  58. ^ Vùng Trời Ngày Đó (Album) | Thanh Thúy | Nhạc Vàng Bất Hủ | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  59. ^ Phật Ca 3 - Cám Ơn Phật (Album) | Thanh Thúy Productions, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  60. ^ Trần Lụy (Album) | Thanh Thúy | Nhạc Hải Ngoại Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  61. ^ Tưởng Niệm Nhân Tài Nhạc Việt (Album) | Thanh Thúy | Nhạc Hải Ngoại Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023
  62. ^ Hát Cho Mẹ (Album) | Thanh Thúy | Nhạc Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Một cuốn sách rất quan trọng về Pháp sư vực sâu và những người còn sống sót từ thảm kịch 500 năm trước tại Khaenri'ah
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Narberal Gamma (ナ ー ベ ラ ル ・ ガ ン マ, Narberal ・ Γ) là một hầu gái chiến đấu doppelgänger và là thành viên của "Pleiades Six Stars
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán