Thẩm Thúy Hằng

Nghệ sĩ ưu tú
Thẩm Thúy Hằng
Hằng năm 1966
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Kim Phụng
Ngày sinh
(1939-10-06)6 tháng 10 năm 1939
Nơi sinh
Hải Phòng, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
6 tháng 9 năm 2022(2022-09-06) (82 tuổi)
Nơi mất
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh[1]
Nơi cư trúSài Gòn
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpDiễn viên
Nhà biên kịch
Gia đình
Hôn nhân
Nguyễn Xuân Oánh (cưới 1970)
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1984)
Sự nghiệp điện ảnh
Nghệ danhThẩm Thúy Hằng
Năm hoạt động1958–1980
Vai diễnTam Nương trong Người đẹp Bình Dương
Website

Thẩm Thúy Hằng[a] (6 tháng 10 năm 1939[b] – 6 tháng 9 năm 2022) là một diễn viên người Việt Nam. Được xem là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970[ai nói?], bà tham gia nhiều bộ phim, trong đó nhiều phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản...

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, có tên Thánh là Jeane.[5] Bà sinh ra tại Hải Phòng, nhưng sau đó cùng gia đình di cư vào miền Nam (1941) và lớn lên ở An Giang.[6][7] Cha mẹ bà là người Hải Phòng, thuộc tầng lớp công chức, cha là một viên chức trong chính quyền Quốc gia Việt Nam, mất sớm khi bà mới 13 tuổi.

Thuở nhỏ, bà theo học trường Huỳnh Văn Nhứt ở Long Xuyên. Hết bậc tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi, học lớp Đệ tứ (lớp 9 trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay), bà đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh. Học hết năm Đệ tứ,[5] khi hết 16 tuổi, bà lén gia đình tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất của cuộc thi sau khi vượt qua 2.000 thí sinh khác.

Nghệ danh Thẩm Thúy Hằng do bà đặt dựa theo họ của nhạc sĩ tiền chiến Thẩm Oánh với lòng kính trọng ông.[8][9] Theo nghệ sĩ Nguyên Lê (vai cháu của Thẩm Oánh) thì khi nhạc sĩ khuyên Kim Phụng hãy theo học điện ảnh, bà đã nghe theo;[10] lúc hãng phim Mỹ Vân khuyên bà chọn nghệ danh thì bà đã lấy họ Thẩm của Thẩm Oánh để tỏ lòng kính trọng.[11] Thời này ông là hiệu trưởng trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn nơi bà đang theo học môn kịch.[11]Bà từng nhận một học bổng sang Hong Kong học diễn xuất.[12]

Nguồn gốc nghệ danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở quan điểm thứ nhất, nghệ danh Thẩm Thúy Hằng là do bà đặt dựa theo họ của nhạc sĩ tiền chiến Thẩm Oánh.[13][14] Theo nghệ sĩ Nguyên Lê (vai cháu của Thẩm Oánh) thì khi nhạc sĩ khuyên Kim Phụng hãy theo học điện ảnh, bà đã nghe theo;[15] lúc hãng phim Mỹ Vân khuyên bà chọn nghệ danh thì bà đã lấy họ Thẩm của Thẩm Oánh để tỏ lòng kính trọng.[11] Thời gian này, nhạc sĩ Thẩm Oánh là hiệu trưởng Trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn nơi bà đang theo học môn kịch.[11]

Ở quan điểm thứ hai, trang tin điện tử Phụ Nữ Today năm 2014 dẫn lại nguồn khác cho rằng Thẩm Thúy Hằng đã trả lời phỏng vấn cho biết bà lấy nghệ danh này để tri ân cả thầy dạy nhạc là Thẩm Oánh và thầy dạy văn là Thẩm Thệ Hà.[16]

Quan điểm thứ ba cho rằng chủ hãng Mỹ Vân tự đặt nghệ danh này cho bà,[17] và trang tin điện tử Eva năm 2020 dẫn lại nguồn khác cho rằng giám đốc hãng Mỹ Vân lấy cảm hứng từ lòng ngưỡng mộ mà Kim Phụng dành cho thầy giáo Thẩm Thệ Hà mà đặt nghệ danh này cho bà.[18]

Về thành tố "Hằng" trong nghệ danh, có nguồn diễn giải rằng Kim Phụng yêu thích dòng sông HằngẤn Độ vì sông giúp gột rửa tội lỗi, đưa con người về cõi vĩnh hằng.[16][19]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, bà lập gia đình với một người chồng lớn hơn bà 2 tuổi, theo sự sắp xếp của mẹ và các anh. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân tan vỡ sau 5 năm và 2 người được cho đã có chung 1 đứa con (sinh năm 1961). Tuy nhiên, trong đám tang của bà, người con trai thứ ba của bà đã đính chính với truyền thông rằng những thông tin về bất kỳ ai ngoài 4 người con với ông Nguyễn Xuân Oánh đều là sai sự thật. Bà chỉ có 4 người con với ông Oánh.[20]

Năm 1968, bà gặp ông Nguyễn Xuân Oánh, một Tiến sĩ Kinh tế lớn hơn bà 19 tuổi, từng làm Thống đốc Ngân hàng, Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Ông là người giúp đỡ bà lập ra hãng phim Thẩm Thúy Hằng. Năm 1970, hai người kết hôn. Hai người có với nhau 4 người con trai.

Các con trai của họ lần lượt là Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Xuân Dũng và cặp sinh đôi Nguyễn Xuân Ái Quốc, Nguyễn Xuân Quốc Việt.[21]

Bàn về đức tin của bà, có báo viết rằng bà có tên thánh là Jeane khi nhỏ[5], tuy nhiên nguồn báo Giác Ngộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận bà tin theo đạo Phật, tu tại gia, ăn chay trường và nghiên cứu thiền học.[22]

Bà qua đời lúc 20h10 ngày 6 tháng 9 năm 2022 tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi.[23][24]

  • Theo tạp chí Đẹp, bà được xem như Đại minh tinh của điện ảnh Việt Nam. Là nữ diễn viên Việt Nam đầu tiên đoạt Ảnh hậu Á Châu trong Liên hoan phim Châu Á năm 1974. Sau giải thưởng đó, sự ảnh hưởng của Thẩm Thúy Hằng lên nền điện ảnh của Việt Nam là rất lớn. Đồng thời, bà cũng có tính nữ đầy độc đáo khi vừa có chút dịu dàng, đằm thắm của nữ nhân Việt nhưng rất đỗi quyến rũ, tiên phong cho sự phá cách đầy táo bạo khi diện áo tắm hai mảnh xuất hiện trên họa báo.[25]Người ta ngợi ca nhan sắc của bà qua câu nói dân gian: "Đẹp như Thẩm Thúy Hằng".[11][26]

Những phim tiêu biểu tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1964: Danh hiệu Hoa hậu Ảnh Toàn Châu Á
  • 1972-1974: Diễn viên xuất sắc Á châu tại Liên hoan phim Đài Bắc, Ảnh hậu Á châu trong Liên hoan phim Á châu tổ chức tại Hồng Kông và Đài Loan.
  • 1973: Giải Kim Khánh (Ảnh Hậu Quốc Gia)
  • 1982: Giải nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Moscow và Tasken tại Liên Xô.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thẩm Thúy Hằng lễ tang
  2. ^ "Vẻ diễm lệ của nữ minh tinh được trả cả cân vàng và kết bạc phận cho đời hồng nhan". Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ "Ý nghĩa biệt danh "Người Đẹp Bình Dương" của minh tinh Thẩm Thúy Hằng". Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ "Lễ tang minh tinh Thẩm Thúy Hằng". Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ a b c Nữ hoàng Thẩm Thúy Hằng lấy chồng quyền thế Lưu trữ 2018-04-24 tại Wayback Machine Nam Yên, Phunutoday 07:27, Thứ bảy 11/06/2011
  6. ^ "Cuộc đời và sự nghiệp của "Minh Tinh Màn Bạc" Thẩm Thúy Hằng – Phần 1: Cát xê đủ để mua 1kg vàng". Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ "Thẩm Thúy Hằng, người đẹp Bình Dương – Sài gòn thập cẩm". Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2021.
  8. ^ Nguyễn Thụy Kha (3 tháng 11 năm 2017). “Nhạc sĩ Thẩm Oánh - Người bán đường tơ”. Người Lao Động Online. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ Thẩm Vũ Can (16 tháng 3 năm 2021). “Chú tôi - Nhạc sĩ Thẩm Oánh”. Website Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022. (...) Thẩm Oánh là người đầu tiên dạy nhạc cho người đẹp Bình Dương (...) cô gái Nguyễn Minh Phụng đã lấy họ Thẩm với tên Thúy Hằng (...) nhà quay phim Thẩm Võ Hoàng - khẳng định đã trực tiếp nghe (...) khi (...) gặp Thẩm Thúy Hằng tại Sài Gòn sau chiến dịch Hồ Chí Minh.
  10. ^ Thẩm Hoàng Long (24 tháng 6 năm 2022). “Ngôi nhà, người cha và Hà Nội...”. Công An Nhân Dân Online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022. Thẩm Oánh (...) khuyên thiếu nữ Nguyễn Minh Phụng (...) hãy theo học điện ảnh (...) Cô đã lấy nghệ danh Thẩm Thúy Hằng để tri ân nhạc sĩ...
  11. ^ a b c d e Nam Kha (2 tháng 6 năm 2013). “Chuyện kỳ thú của nữ hoàng nhan sắc một thời Thẩm Thuý Hằng”. Lao Động Online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022. (...) cô đã lấy họ Thẩm của ông dùng làm nghệ danh cho mình...
  12. ^ Con trai NSƯT Thẩm Thúy Hằng nói về mẹ mình.
  13. ^ Nguyễn Thụy Kha (3 tháng 11 năm 2017). “Nhạc sĩ Thẩm Oánh - Người bán đường tơ”. Người Lao Động Online. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  14. ^ Thẩm Vũ Can (16 tháng 3 năm 2021). “Chú tôi - Nhạc sĩ Thẩm Oánh”. Website Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022. (...) Thẩm Oánh là người đầu tiên dạy nhạc cho người đẹp Bình Dương (...) cô gái Nguyễn Minh Phụng đã lấy họ Thẩm với tên Thúy Hằng (...) nhà quay phim Thẩm Võ Hoàng - khẳng định đã trực tiếp nghe (...) khi (...) gặp Thẩm Thúy Hằng tại Sài Gòn sau chiến dịch Hồ Chí Minh.
  15. ^ Thẩm Hoàng Long (24 tháng 6 năm 2017). “Ngôi nhà, người cha và Hà Nội...”. Công An Nhân Dân Online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022. Thẩm Oánh (...) khuyên thiếu nữ Nguyễn Minh Phụng (...) hãy theo học điện ảnh (...) Cô đã lấy nghệ danh Thẩm Thúy Hằng để tri ân nhạc sĩ...
  16. ^ a b Nam Yên (22 tháng 5 năm 2014). “Thẩm Thúy Hằng: Nữ hoàng của sân khấu đèn màu”. phunutoday.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022. (...) nghệ danh là Thẩm Thúy Hằng với ý nghĩa tri ân hai người thầy dạy văn Thẩm Thệ Hà và thầy dạy nhạc Thẩm Oánh.
  17. ^ Thanh Hiệp (14 tháng 7 năm 2006). “Thẩm Thúy Hằng gửi tâm sự vào sáng tác mới”. Người Lao Động Online. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ Yến Nguyễn. “Vẻ diễm lệ của nữ minh tinh được trả cả cân vàng và kết bạc phận cho đời hồng nhan”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021. Lấy cảm hứng từ lòng ngưỡng mộ của Kim Phụng dành cho người thầy dạy văn chương Thẩm Thệ Hà (...) giám đốc hãng phim đã đặt nghệ danh...
  19. ^ Dẫn lại báo Lao Động (1 tháng 7 năm 2013). “Thẩm Thúy Hằng rút vào im lặng khi nhan sắc đã tàn phai”. VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ Con trai NSƯT Thẩm Thúy Hằng nói về mẹ mình.
  21. ^ “4 con trai kín tiếng của Thẩm Thúy Hằng về nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2022.
  22. ^ T.Trúc (7 tháng 9 năm 2022). “Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng qua đời”. Báo Giác Ngộ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  23. ^ Mai Nhật (7 tháng 9 năm 2022). “Minh tinh Thẩm Thúy Hằng qua đời”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập 7 tháng 9 năm 2022.
  24. ^ Mi Ly (7 tháng 9 năm 2022). “Minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng qua đời”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập 7 tháng 9 năm 2022.
  25. ^ Đại minh tinh màn bạc của điện ảnh Việt
  26. ^ Thẩm Thúy Hằng Tuyệt sắc giai nhân
  27. ^ "Ý nghĩa biệt danh "Người Đẹp Bình Dương" của minh tinh Thẩm Thúy Hằng". Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  28. ^ Sắc đẹp Thẩm Thúy Hằng trong phim nước ngoài
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “vtc” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Chú giải

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghệ danh này được giải thích là tên Hằng được lấy theo tên con sông Hằng của Ấn Độ, vì Thẩm Thúy Hằng là một tín đồ Phật giáo nhiệt thành. Thúy là tên cô bạn thân đã khuyến khích bà thi tuyển, và Thẩm là họ của nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhà yêu nước Thẩm Thệ Hà, hai người mà Thẩm Thúy Hằng rất ngưỡng mộ[2][3]
  2. ^ Ngày sinh của bà được gia đình xác nhận tại lễ tang là 6/10/1939[4]
  3. ^ Không nên nhầm lẫn Bình Dương ở đây là tỉnh Bình Dương của Việt Nam. Thực chất truyện phim xoay quanh cô gái tên Tam Nương và địa danh Bình Dương ở đây là một địa chỉ cổ của Trung Quốc, quê hương Tam Nương trong phim, không có liên quan gì đến tỉnh Bình Dương tức Thủ Dầu Một.[27]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top 10 món ngon Sapa ăn là ghiền
Top 10 món ngon Sapa ăn là ghiền
Nhiều người chọn đến với Sa Pa không chỉ vì núi non hùng vĩ hay thời tiết se lạnh, mà còn vì những món đặc sản Tây Bắc mang sức hút riêng
Cuộc đời bất hạnh của Oni Chiyo
Cuộc đời bất hạnh của Oni Chiyo
Chiyo là đồng minh thân cận của Raiden Shogun, bạn của Kitsune Saiguu. Cô là một Oni xuất thân từ gia tộc Mikoshi
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Câu chuyện bắt đầu với việc anh sinh viên Raxkonikov, vì suy nghĩ rằng phải loại trừ những kẻ xấu
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)