Nam Tử

Nam Tử
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 5 TCN
Rửa tội
Mất480 TCN
An nghỉ
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụ
Tống Bình công
Anh chị em
Tống Nguyên công
Phối ngẫu
Vệ Linh công
Học vấn
Quốc tịchVệ
Thời kỳXuân Thu
Truy phong
Thụy hiệu
Tước hiệu
Tước vị
Chức vị
Thần vị
Nơi thờ tự

Nam Tử (chữ Hán: 南子; ? - 480 TCN), họ Tử, là chính thất phu nhân của Vệ Linh công Cơ Nguyên thời Xuân Thu.

Sự tích về bà là chuyện bà triệu kiến trực tiếp Khổng Tử, gọi là 「Tử kiến Nam Tử; 子见南子」. Liệt nữ truyện xếp Nam Tử vào dạng yêu cơ, ghi chép trong phần Nghiệt bế (孽嬖).

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Tử là người Thương Khâu, Hà Nam, Trung Quốc, vốn là người nước Tống[1]. Đến tuổi, bà gả cho Vệ Linh công là quốc quân của nước Vệ, lập làm Phu nhân. Bà thấy Công tử Triều (公子朝) của nước Tống dung mạo tuấn mỹ, thường xuyên tư thông[2]. Công tử Triều cùng mẹ cả của Linh công là Tuyên Khương tư thông, lại cùng Bắc Cung Hỉ đuổi Linh công đi khỏi Vệ, mà Linh công hợp quân trở lại, đuổi Công tử Triều đi. Nhưng Nam Tử còn rất nhớ Công tử Triều, muốn xin Linh công cho Triều về nước Vệ.

Năm Vệ Linh công thứ 38 (tức Lỗ Định công thứ 13, 497 TCN), đại thần nước Vệ là Công thúc Tuất (公叔戌) giàu có, Linh công chán ghét lắm. Công thúc Tuất thì lại chán ghét việc Nam Tử can dự triều chính, có ý đồ diệt trừ vây cánh của Nam Tử. Thế là Nam Tử bèn nói với Vệ Linh công rằng Công thúc Tuất có ý đồ phản loạn[3]. Sang năm sau, Vệ Linh công tiến hành trục xuất Công thúc Tuất, Tuất phải chạy qua nước Lỗ[4].

Năm Vệ Linh công thứ 39 (tức Lỗ Định công thứ 14, 496 TCN), Vệ Linh công vì Nam Tử nài nỉ mà triệu kiến Công tử Triều đến nước Vệ, hội kiến tại đất Đào. Thái tử nước Vệ là Khoái Hội khi ấy đi dã ngoại, ngang qua nước Tống. Chợt Thái tử nghe người dân ở đây hát:「"Kí định nhĩ lâu trư, hạp quy ngô ngải gia?"[5], trong đó "Lâu trư" ý chỉ Nam Tử, còn "Ngải" ý chỉ Công tử Triều, ý câu này đã nói rằng đã thỏa mãn dục vọng của Nam Tử, sao còn không trả Công tử Triều về nước Tống. Thái tử Khoái Hội cảm thấy vừa thẹn vừa tức, bèn mưu gia thần là Diễn Dương Tốc âm mưu giết Nam Tử[6]. Khi Thái tử Khoái Hội diện kiến Nam Tử, Diễn Dương Tốc không dám xuống tay, mà Thái tử Khoái Hội cứ nhìn chằm chằm vào người y. Nam Tử nhìn vẻ mặt của Thái tử, biết rõ sự việc, bèn tri hô khóc lóc với Vệ Linh công. Thái tử phải chạy đến nước Tống, còn Vệ Linh công bãi miễn toàn bộ quan viên của Thái tử[7][8].

Năm Vệ Linh công thứ 42 (tức Lỗ Ai công thứ 2, 493 TCN), tháng 4, ngày Bính Tý, Vệ Linh công khứ thế[9]. Sau khi Thái tử Khoái Hội đào vong, Vệ Linh công luôn muốn lập con nhỏ là Công tử Dĩnh (公子郢) làm Thái tử. Khi Vệ Linh công qua đời rồi, Nam Tử theo ý đó mà nói: 「"Mệnh Công tử Dĩnh làm Thái tử, đây là Quốc quân mệnh lệnh"」. Công tử Dĩnh nói: 「"Dĩnh cùng với các Công tử không giống nhau, hầu cận Quốc quân đến khi lâm chung. Nếu thực có lời này, Dĩnh đã nghe được. bên cạnh đó, Công tử Triếp là con của Thái tử Khoái Hội còn ở đây, Dĩnh không dám lên vị"」. Do đó, Triếp kế vị, tức Vệ Xuất công[10][11].

Năm Vệ Xuất công thứ 12 (tức Lỗ Ai công thứ 14, 481 TCN), Thái tử Khoái Hội hợp mưu với Hồn Lương Phu (浑良夫) tạo dựng cây cánh, mục đích đoạt lại ngôi quốc quân của nước Vệ. Vệ Xuất công chạy ra nước Lỗ, do đó Khoái Hội tức khắc đăng vị, tức Vệ Trang công. Ngay khi lên ngôi, Trang công cho người giết chết Nam Tử lẫn Hồn Lương Phu[12].

Tử kiến Nam Tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Người sáng lập Nho giáo là Khổng Tử, từng đến nước Vệ du học, ở tạm nhà của Cừ Bá Ngọc (蘧伯玉). Trong thời gian đó, ông đã được Nam Tử triệu kiến, về sau trở thành một điển tích nổi tiếng gọi là 「Tử kiến Nam Tử; 子见南子」[13].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《史记集解》:贾逵曰:“南子,宋女。”
  2. ^ 《列女传·卷之七·孽嬖传》:南子者,宋女,卫灵公之夫人,通于宋子朝………
  3. ^ 《左传·定公十三年》:卫侯始恶于公叔戌,以其富也。公叔戌又将去夫人之党,夫人诉之曰:“戌将为乱。”
  4. ^ 《左传·定公十四年》:十四年春,卫侯逐公叔戌与其党,故赵阳奔宋,戌来奔。
  5. ^ Nguyên văn: 既定爾婁豬,盍歸吾艾豭?
  6. ^ 《左传·定公十四​年》:卫侯为夫人南子召宋朝,会于洮。大子蒯聩献盂于齐,过宋野。野人歌之曰:“既定尔娄猪,盍归吾艾豭。”大子羞之,谓戏阳速曰:“从我而朝少君,少君见我,我顾,乃杀之。”速曰:“诺。”
  7. ^ 《左传·定公十四​年》:乃朝夫人。夫人见大子,大子三顾,速不进。夫人见其色,啼而走,曰:“蒯聩将杀余。”公执其手以登台。大子奔宋,尽逐其党。
  8. ^ 《史记·卷三十七·卫康叔世家第七》:三十九年,太子蒯聩与灵公夫人南子有恶,欲杀南子。蒯聩与其徒戏阳谋,朝,使杀夫人。戏阳後悔,不果。蒯聩数目之,夫人觉之,惧,呼曰:“太子欲杀我!”灵公怒,太子蒯聩饹宋,已而之晋赵氏。
  9. ^ 《左传·哀公二年》:夏四月丙子,卫侯元卒。
  10. ^ 《左传·哀公二年》:夏,卫灵公卒。夫人曰:“命公子郢为大子,君命也。”对曰:“郢异于他子。且君没于吾手,若有之,郢必闻之。且亡人之子辄在。”乃立辄。
  11. ^ 《史记·卷三十七·卫康叔世家第七》:四十二年春,灵公游于郊,令子郢仆。郢,灵公少子也,字子南。灵公怨太子出饹,谓郢曰:“我将立若为後。”郢对曰:“郢不足以辱社稷,君更图之。”夏,灵公卒,夫人命子郢为太子,曰:“此灵公命也。”郢曰:“亡人太子蒯聩之子辄在也,不敢当。”於是卫乃以辄为君,是为出公。
  12. ^ 《列女传·卷之七·孽嬖传》:出公奔鲁,子路死之,蒯聩遂立,是为庄公。杀夫人南子,又杀浑良夫。
  13. ^ 《史记·卷四十七·孔子世家第十七》:月馀,反乎卫,主蘧伯玉家。灵公夫人有南子者,使人谓孔子曰:“四方之君子不辱欲与寡君为兄弟者,必见寡小君。寡小君原见。”孔子辞谢,不得已而见之。夫人在絺帷中。孔子入门,北面稽首。夫人自帷中再拜,环佩玉声璆然。孔子曰:“吾乡为弗见,见之礼答焉。”子路不说。孔子矢之曰:“予所不者,天厌之!天厌之!”居卫月馀,灵公与夫人同车,宦者雍渠参乘,出,使孔子为次乘,招摇巿过之。孔子曰:“吾未见好德如好色者也。”於是丑之,去卫,过曹。
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
“Cái răng cái tóc là gốc con người”. Tết này bạn hãy “làm mới” mình bằng một trong các kiểu tóc đang biến các cô nàng xinh lung linh hơn nhé.
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Shinichiro Sano -  Tokyo Revengers
Shinichiro Sano - Tokyo Revengers
Shinichiro Sano (佐野さの 真一郎しんいちろう Sano Shin'ichirō?) là người sáng lập và Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Black Dragon
Data Analytics:
Data Analytics: "Miền đất hứa" cho sinh viên Kinh tế và những điều cần biết
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những khái niệm liên quan như IoT (Internet of Things), Big Data