Neil deGrasse Tyson | |
---|---|
Sinh | 5 tháng 10, 1958 Manhattan, Thành phố New York, Mỹ[1] |
Trường lớp | Columbia University (MPhil, PhD) University of Texas at Austin (MA) Harvard University (BA) The Bronx High School of Science |
Phối ngẫu | Alice Young (1988–nay; hai con) |
Giải thưởng | NASA Distinguished Public Service Medal Klopsteg Memorial Award (2007) |
Sự nghiệp khoa học | |
Nơi công tác | Hayden Planetarium, PBS, Planetary Society |
Ảnh hưởng bởi | Isaac Newton, Carl Sagan, Richard Feynman, Albert Einstein |
Neil deGrasse Tyson (/ˈniːəl
Sinh tại New York, Tyson bắt đầu yêu thích Thiên văn học từ năm lên 9 khi ông ghé thăm Cung thiên văn Hayden. Sau khi tốt nghiệp Trường Khoa học Bronx, nơi ông từng là chủ bút của tờ Physical Science Journal (Tập san Khoa học Vật lý), Tyson hoàn thành bằng cử nhân Vật lý ở Đại học Harvard năm 1980. Năm 1983, ông đã có bằng thạc sĩ Thiên văn học ở Đại học Texas ở Austin, sau đó đạt Thạc sĩ (1989) và Tiến sĩ (1991) về Vật lý thiên văn ở Đại học Columbia. Trong 3 năm tiếp theo, Tyson là cộng tác viên nghiên cứu ở Đại học Princeton, và đến năm 1994 ông tham gia Cung Thiên văn Hayden và là nhà nghiên cứu khoa học đồng thời giảng viên không chính thức ở Đại học Princeton. Năm 1996, ông trở thành Giám đốc của Cung Hayden và chịu trách nhiêm giám sát dự án 210 triệu đô la để tu bổ Cung này (dự án hoàn thành năm 2000).
Từ 1995 đến 2005, Tyson viết bài hàng tháng cho mục Vũ trụ của tạp chí Natural History (|Lịch sử tự nhiên), một số bài viết này đã được xuất bản trong cuốn sách Cái chết bởi lỗ đen (Death by black hole- 2007) của ông. Cũng trong thời gian này, ông viết bài hàng tháng cho Tạp chí Star Date, trong mục trả lời câu hỏi về vũ trụ dưới bút danh Merlin. Các bài này cũng xuất hiện trong hai cuốn sách khác của ông: Merlin's Tour of the Universe (Cuộc phiêu lưu vũ trụ của Merlin - 1998) và Just Visiting This Planet (Ghé thăm hành tinh này -1998). Tyson cũng phục vụ trong Ủy ban chính phủ năm 2001 về tương lai của ngành hàng không vũ trụ Hoa Kỳ, và Ủy ban Mặt trăng, Hỏa tinh và xa hơn vào năm 2004. Ông được trao tặng huân chương NASA Distinguished Public Service Medal vào cùng năm này. Từ 2006-2011, Tyson dẫn chương trình truyền hình NOVA ScienceNow trên kênh PBS. Từ năm 2009, ông dẫn chương trình bản tin Star Talk. Vào năm 2014, Tyson dẫn chương trình cho series phim truyền hình Cosmos: A Spacetime Odyssey (Vũ trụ: Một cuộc hành trình không-thời gian), được lấy cảm hứng từ series năm 1980 Cosmos: A Personal Voyage của Nhà thiên văn học Carl Sagan. Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã trao tặng Tyson huân chương Public Welfare Medal vào năm 2015 cho "vai trò đặc biệt trong việc truyến sự phấn khích cho cộng đồng về các kì quan của khoa học".
Danh sách tác phẩm của Tyson:[2]