Các ngành kinh tế |
---|
Thuyết nền kinh tế ba lĩnh vực |
Khu vực một: nguyên liệu thô Khu vực hai: chế tạo Khu vực ba: dịch vụ |
Các khu vực bổ sung |
Khu vực bốn: dịch vụ thông tin Khu vực năm: dịch vụ con người |
Các nhà lý luận |
AGB Fisher · Colin Clark · Jean Fourastié |
Các khu vực theo quyền sở hữu |
Khu vực doanh nghiệp · Khu vực tư nhân · Khu vực công · Khu vực tập thể |
Ngành kinh tế hay khu vực kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu nền kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt động kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và thương mại. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện nay bắt đầu từ những năm 1800, và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ giúp bởi tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nước phát triển (như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada) phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất. Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các quốc gia đó đan xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức tạp không dễ hiểu tường tận nếu nghiên cứu sơ sài.
Một xu hướng gần đây là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi các quốc gia công nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp. Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ trong khi tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, và sự phát triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách mạng thông tin. Ở xã hội hậu công nghiệp, lĩnh vực chế tạo được tái cơ cấu, điều chỉnh thông qua quá trình "offshoring" (chuyển dần các giai đoạn sản xuất ít giá trị gia tăng ra nước ngoài).
Hoạt động kinh tế nói chung được xếp vào bốn khu vực của nền kinh tế:
Có thể phân loại ngành kinh tế theo vốn hoặc lao động: ngành thâm dụng tư bản - ngành thâm dụng lao động.
Phân loại theo sản phẩm: ngành hóa chất, ngành dầu mỏ, ngành thực phẩm, ngành cá, ngành giấy, ngành tài chính, ngành phần mềm, ngành quảng cáo, ngành giải trí, v.v...
Các ngành kinh tế của quốc gia này được phân loại thành các ngành cụ thể theo SIC[1] (Standard Industrial Classification).
Có 17 nhóm ngành lớn theo bản tiêu chuẩn phân loại hoạt động kinh tế (UK SIC 92[2]).
Có 5 nhóm ngành kinh tế lớn theo phân loại của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI)[3][4] là:
Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ[5], gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ thể: