Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất hàng hóa, vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong Cách mạng công nghiệp. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến và buôn bán qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp, khẩn trương như phát minh ra động cơ hơi nước, máy dệt và các thành tựu trong sản xuất thép và than quy mô lớn. Các quốc gia công nghiệp khi đó tiến hành chính sách kinh tế tư bản. Đường sắt và tàu thủy hơi nước nhanh chóng vươn tới những thị trường xa xôi trên thế giới, cho phép các công ty tư bản phát triển lên quy mô và sự giàu có chưa từng thấy. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải cho nền kinh tế. Sau Cách mạng công nghiệp, sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp.
Những ngành công nghiệp đầu tiên khởi nguồn từ chế tạo những hàng hóa có lợi nhuận cao như vũ khí, vải vóc, đồ gốm sứ. Tại Châu Âu thời Trung cổ, sản xuất bị chi phối bởi các phường thợ ở các thành phố, thị trấn. Các phường hội này củng cố quyền lợi hội viên, duy trì chất lượng sản phẩm và lối cư xử có đạo lý.
Từ những năm 60 của TK XVIII, Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh sau lan ra các nước khác như Pháp, Đức mang đến sự phát triển những nhà máy có quy mô sản xuất lớn và những thay đổi xã hội tiếp theo. Ban đầu, các nhà máy sử dụng năng lượng hơi nước rồi chuyển sang sử dụng năng lượng điện khi lưới điện hình thành.
Các nhà phát minh ở Anh:
Sản xuất dây chuyền cơ khí hóa xuất hiện để lắp ráp sản phẩm, mỗi công nhân chỉ thực hiện những công việc nhất định trong quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền mang lại hiệu quả sản xuất nhảy vọt, giảm chi phí sản xuất. Sau này, tự động hóa dần thay thế thao tác của con người. Quá trình này được gia tốc hơn nữa nhờ có sự phát triển của máy tính và người máy.
Về mặt lịch sử, một số ngành sản xuất dần đi xuống bởi nhiều yếu tố kinh tế, bao gồm việc phát triển những công nghệ thay thế hay việc mất đi lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, sự giảm dần tính quan trọng của ngành chế tạo toa xe đường sắt bởi ô tô trở nên thịnh hành.
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp, như:
Ở một số quốc gia như Việt Nam[1] và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:
Hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh [2] và Hoa Kỳ [3] không có mục công nghiệp riêng. Thay vào đó, cách phân loại dựa vào hoạt động kinh tế. Cũng theo cách sắp xếp các ngành kinh tế, công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế. Việc xếp chung công nghiệp chế biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là do đặc thù hoạt động khá giống nhau và khó xác định ranh giới giữa chúng.
GICS là viết tắt của "(tiếng Anh) Global Industry Classification Standard" được phát triển bởi tổ chức Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Standard & Poor's từ năm 1999. Hiện đã bổ sung theo công bố mới nhất năm 2020. GICS được đưa ra nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung cho việc phân loại các công ty vào các ngành và nhóm ngành có liên quan với nhau.
Hiện nay, GICS bao gồm 11 nhóm ngành chính (sectors), 24 nhóm ngành (industry groups), 69 ngành (industries) và 158 ngành phụ trợ (sub-industries).
Economy | Countries by Industrial Output (in nominal terms) at peak level as of 2018 (billions in USD)
| ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
(01) Trung Quốc | 5,316
| ||||||||
(—) Liên minh châu Âu | 4,757
| ||||||||
(02) Hoa Kỳ | 3,877
| ||||||||
(03) Nhật Bản | 1,842
| ||||||||
(04) Đức | 1,213
| ||||||||
(05) Nga | 744
| ||||||||
(06) Hàn Quốc | 651
| ||||||||
(07) Ấn Độ | 619
| ||||||||
(08) Pháp | 589
| ||||||||
(09) Anh Quốc | 586
| ||||||||
(10) Ý | 576
| ||||||||
(11) Brasil | 549
| ||||||||
(12) Canada | 518
| ||||||||
(13) México | 415
| ||||||||
(14) Indonesia | 409
| ||||||||
(15) Úc | 409
| ||||||||
(16) Tây Ban Nha | 381
| ||||||||
(17) Ả Rập Xê Út | 340
| ||||||||
(18) Thổ Nhĩ Kỳ | 302
| ||||||||
(19) Ba Lan | 221
| ||||||||
(20) Đài Loan | 217
| ||||||||
The twenty largest countries by industrial output (in nominal terms) at peak level as of 2018, according to the IMF và CIA World Factbook. |
Economy | Top 20 Countries by Industrial Output (in nominal terms) in 2015 (millions in 2005 constant USD and exchange rates)
|
---|---|
(01) Hoa Kỳ | 3,042,332
|
(02) Trung Quốc | 2,837,667
|
(03) Nhật Bản | 1,415,551
|
(04) Đức | 889,336
|
(05) Ấn Độ | 499,519
|
(06) Anh Quốc | 468,181
|
(07) Hàn Quốc | 454,504
|
(08) Pháp | 415,400
|
(09) Canada | 370,732
|
(10) Ý | 369,751
|
(11) México | 365,959
|
(12) Nga | 277,858
|
(13) Brasil | 267,769
|
(14) Úc | 261,385
|
(15) Ả Rập Xê Út | 256,969
|
(16) Tây Ban Nha | 254,480
|
(17) Đài Loan | 204,109
|
(18) Indonesia | 198,254
|
(19) Thổ Nhĩ Kỳ | 177,586
|
(20) Ba Lan | 141,921
|