Người đi xuyên tường

Người đi xuyên tường
Thể loạiVận động
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Vietba Media
Dẫn chương trìnhXem danh sách đầy đủ
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa5
Số tập84
Sản xuất
Nhà sản xuấtLại Văn Sâm
Nguyễn Tùng Chi
Thời lượng60 phút (bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtVietba Media
Nhà phân phốiFremantle
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
HTV7
Định dạng hình ảnh16:9 1080i (HDTV)
Phát sóng26 tháng 12 năm 2014 – 9 tháng 1 năm 2020

Người đi xuyên tường là một trò chơi truyền hình về vận động thể thao do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với công ty Vietba Media sản xuất, được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 26 tháng 12 năm 2014 đến ngày 9 tháng 1 năm 2020. Chương trình được thực hiện theo bản quyền của trò chơi Nookabe (tiếng Anh: Brain Wall) của Nhật Bản,[1] chương trình sau đó được phân phối ra toàn thế giới với tên gọi Hole in the Wall. Những người chơi trong chương trình sẽ phải thể hiện sự dẻo dai, khéo léo của bản thân cùng khả năng ứng biến linh hoạt để lọt qua các bức tường với những hình dáng khác nhau.[2]

Bên cạnh phiên bản người lớn, một phiên bản dành cho trẻ em với tên gọi Người đi xuyên tường nhí được lên sóng năm 2017, cũng do chính Vietba Media hợp tác sản xuất với Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chi Minh. Đình ToànỐc Thanh Vân là hai người dẫn chương trình của phiên bản này.

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chơi diễn ra giữa hai đội, được gọi là màu đỏmàu xanh. Người chơi sẽ tự lập đội gồm 3 thành viên trước khi bước vào cuộc chơi. Cách duy nhất để chiến thắng trò chơi này là phải vượt qua tất cả 5 vòng thi và giành giải thưởng cao nhất. Trong mỗi vòng, người chơi phải tìm mọi cách để tạo dáng, uốn nắn cơ thể của mình thành các hình dáng ứng với lỗ hổng trên một bức tường xốp đang di chuyển về phía người chơi, sao cho có thể chui vừa lỗ hổng đó. Nếu không, người chơi sẽ bị bức tường đẩy xuống hồ bơi.[2]

Dưới đây là luật chơi của từng vòng.

2 mùa đầu và phiên bản Nhí

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vòng 1 (Tường đơn): Đội trưởng vào khu vực chơi. Sau hiệu lệnh của chương trình, một bức tường sẽ hiện ra, vượt tường thành công sẽ được 10 điểm. Nếu tạo dáng đúng nhưng không thể xuyên được tường (do làm vỡ tường hoặc chạm nước), đội sẽ được 5 điểm. Người chơi sẽ bị coi là phạm luật nếu để bất kì phần nào vượt qua vạch xuất phát.
  • Vòng 2 (Tường đôi): Vòng này dành cho hai thành viên còn lại. Đội kiếm được 20 điểm nếu cả hai người chơi vượt qua được bức tường. Nếu một trong hai người chơi không vượt qua được thì được cộng 10 điểm.
  • Vòng 3 (Tường ba): Cả ba thành viên tham gia thi đấu cùng lúc. Đội ghi được 30 điểm nếu cả ba vượt qua được bức tường. Nếu bất kỳ người chơi nào không vượt qua được thì mỗi một người xuyên được bức tường được tính 10 điểm.
  • Vòng 4 (Tường tăng tốc): Tùy thuộc vào loại thử thách đang được chọn, sẽ có một số lượng người chơi ngẫu nhiên được tham gia phần thi. Bức tường lúc này chuyển động nhanh gấp đôi so với trước đó. Chỉ cần một thành viên trong nhóm chạm vào nước hoặc làm vỡ một phần tường, ngay cả khi không có người chơi nào rơi xuống hồ bơi, họ sẽ không được cộng điểm. Nếu thành công, đội sẽ được cộng 40 điểm.

Kết thúc bốn vòng thi, đội cao điểm hơn sẽ được vào vòng đặc biệt, đội còn lại sẽ bị loại và được nhận 5 triệu đồng. Nếu cả hai đội hòa nhau, đội chiến thắng bức tường phụ (không tính điểm) sẽ lọt vào vòng đặc biệt.

  • Vòng đặc biệt (Tường chiến thắng): Chương trình sẽ tặng thêm 10 triệu đồng (20 triệu ở mùa 2 và 15 triệu ở mùa 3) vào quỹ thưởng của đội chiến thắng sau bốn vòng trước. Trước khi bước vào vòng đặc biệt, đội chiến thắng sẽ đặt cược bất kỳ số tiền nào trong quỹ thưởng của họ. Nếu chiến thắng bức tường này, họ sẽ nhận được số tiền đó cộng với số tiền từ các vòng trước. Nếu thua, họ sẽ bị trừ số tiền đã cược vào số tiền hiện có.[a]

Riêng mùa thứ 2, các bức tường sẽ được xáo trộn một cách ngẫu nhiên để tăng thêm độ khó của trò chơi. Ngoài ra, đội thua có thể đặt cược số tiền thưởng vào số tiền của đội thắng, tiền thưởng sẽ tự động tăng thêm nếu đội thắng vượt qua bức tường cuối cùng thành công.[3]

Mùa 4 và 5

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 3 vòng đầu: Luật chơi gần giống như 3 mùa trước.
  • Ở vòng 4, người chơi sẽ đối mặt với chướng ngại vật mới Tường sấm sét: Một mô hình găng tay đấm bốc bằng xốp di chuyển với tốc độ nhanh hơn về phía người chơi thay cho bức tường thông thường. Các loại câu hỏi được sử dụng trong vòng này gồm có giải đố, làm toán, hát karaoke,... Nếu thành công, chướng ngại vật này sẽ dừng lại và được 60 điểm; còn không người chơi sẽ bị đẩy xuống hồ và không có điểm.[4]
  • Ở vòng đặc biệt, luật tương tự vòng 4, nhưng nếu thắng được 90 điểm. Cả hai đội cùng tham gia vòng này.

Cơ cấu giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa Đội thắng Đội thua
1 Tối đa 20.000.000 đồng 5.000.000 đồng
2 Tối đa 40.000.000 đồng Tối đa 10.000.000 đồng
3 15.000.000 đồng (20.000.000 đồng nếu thắng) 10.000.000 đồng
4 20.000.000 đồng
5

Đối tượng tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Người tham gia chương trình phải có độ tuổi từ 16 trở lên. Về sau, đối tượng tham gia không hạn chế.

Phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời gian phát sóng
MùaPhiên bảnSố tậpPhát sóng gốc
Phát sóng lần đầuPhát sóng lần cuốiNetwork
1Người lớn26[5]26 tháng 12, 201410 tháng 7, 2015VTV3
21727 tháng 12, 201517 tháng 4, 2016
3Nhí1311 tháng 7, 20173 tháng 10, 2017HTV7
4Gia đình1516 tháng 8, 201822 tháng 11, 2018VTV3
51310 tháng 10, 20199 tháng 1, 2020
Khung giờ phát sóng
Mùa Phát sóng chính
1 21:00 thứ 6
2 20:00 chủ nhật
3 21:00 thứ 3
4-5 20:30 thứ 5

Tạm ngừng phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian phát sóng, chương trình đã có một số lần phải tạm ngừng phát sóng theo kế hoạch do trùng với các sự kiện đặc biệt và phát sóng trở lại vào 1 tuần sau đó. Cụ thể:

  • 20/2/2015, 27/2/2015 và 14/2/2016, để phát sóng các chương trình trong dịp Tết Nguyên Đán.
  • 7/2/2016, do trùng với thời điểm hoà sóng đêm Giao thừa Âm lịch của VTV trong dịp Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016.
  • 8/5/2015, do trùng thời điểm phát sóng chương trình Bài ca chiến thắng.

Người dẫn chương trình

[sửa | sửa mã nguồn]
Dẫn chương trình Mùa
1 2 3 (Nhí) 4 5
Hoài Linh ✔️
Đại Nghĩa ✔️
Đình Toàn ✔️
Ốc Thanh Vân ✔️
Nguyên Khang ✔️
Liêu Hà Trinh ✔️
Diệu Nhi ✔️

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ những số đầu tiên, Người đi xuyên tường nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả thuộc mọi đối tượng và mọi lứa tuổi.[6] Trong bối cảnh truyền hình thiếu đi những trò chơi vận động trên truyền hình kể từ sau thành công của Trò chơi liên tỉnh, sự xuất hiện của Người đi xuyên tường đã thu hút nhiều khán giả theo dõi vào các buổi tối cuối tuần.[3]

Không yêu cầu thí sinh tham gia phải có bất kỳ năng khiếu nghệ thuật hay tài lẻ nào, điểm đặc biệt của trò chơi nằm ở các bức tường với những tư thế độc đáo cùng những màn vượt chướng ngại vật, té nước,.., đòi hỏi người chơi phải tận dụng khả năng vận động linh hoạt và sự sáng tạo không ngừng để vượt qua các thử thách.[7] Những yếu tố đó giúp cho khán giả có được những tiếng cười sảng khoái cùng giây phút thư giãn với các đội chơi.

Sự nở rộ của các trò chơi truyền hình gần đây dẫn đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khán giả; tuy nhiên, bằng những sự đổi mới linh hoạt trong cách thể hiện dựa trên định dạng đã có sẵn qua các mùa tiếp sau, chương trình vẫn giữ được lượng khán giả theo dõi ổn định.

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mùa 1: Sanyo AQUA
  • Mùa 3 (phiên bản nhí): Sữa LIF KUN

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đối với phiên bản Nhí, nếu thắng được cộng thêm 5 triệu đồng, thua giữ nguyên tiền thưởng. Không có luật cược tiền trong mùa này.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Người đi xuyên tường hài hước ngay số đầu tiên lên sóng”. Hà Nội Mới. 27 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ a b VnExpress. “Vân Dung tạo dáng hài hước trong gameshow mới”. vnexpress.net. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ a b Giang Minh Nguyệt (24 tháng 12 năm 2015). “Hoài Linh tiếp tục làm MC 'Người đi xuyên tường' mùa hai”. Zing.
  4. ^ An Ngọc (15 tháng 8 năm 2018). 'Người đi xuyên tường' chính thức trở lại với nhiều điểm mới”. Vietnamplus.
  5. ^ “Bí mật không phải ai cũng dễ tìm thấy trong 'Người đi xuyên tường'. VTC News. 9 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ Hà Anh (5 tháng 1 năm 2015). “Người đi xuyên tường 'món mới' cho Gameshow truyền hình 2015”. Báo Đầu tư.
  7. ^ “Những khoảnh khắc vui nhộn với 'Người đi xuyên tường'. Thể thao & Văn hóa. 3 tháng 4 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Đó là những lời khẳng định đanh thép, chắc chắn và đầy quyền lực của người phụ nữ đang gánh trên vai ngôi trường đại học hàng đầu thế giới
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh, họ sẽ thường phải hứng chịu những cơn đau đầu đột ngột
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.