Người Ấn-Scythia

Vương quốc Ấn-Scythia
150 TCN–400
Lãnh thổ (liền nét) và mở rộng (đứt nét) của Vương quốc Ấn-Scythia khi rộng lớn nhất.
Lãnh thổ (liền nét) và mở rộng (đứt nét) của Vương quốc Ấn-Scythia khi rộng lớn nhất.
Thủ đôSigal
Taxila
Mathura
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Scythia
Tiếng Ba Tư
Pali (chữ Kharoshthi)
Sanskrit, Prakrit (Brahmi)
Có thể cả Aramaic
Tôn giáo chính
Đạo Phật
Đạo Hindu
Tôn giáo Hy Lạp cổ
Bái Hỏa Giáo
Chính trị
Chính phủquân chủ
Vua 
• 85–60 TCN
Maues
• 10 CN
Hajatria
Lịch sử
Thời kỳcổ đại
• Thành lập
150 TCN
• Giải thể
400
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Hy Lạp-Bactria
Vương quốc Ấn-Hy Lạp
Đế quốc Maurya
Vương quốc Quý Sương
Đế chế Sassanid
Đế quốc Gupta

Người Ấn-Scythia là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ người Saka (hoặc Scythia), những người đã di cư vào Bactria, Sogdiana, Arachosia, Gandhara, Kashmir, Punjab, Gujarat, MaharashtraRajasthan, từ giữa thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 4.

Đã có những tuyên bố rằng các nhà sử học cổ đại bao gồm Arrian và Ptolemy đã đề cập đến người Saka cổ đại ("Sakai") về cơ bản là những người du mục [1] Tuy nhiên, Italo Ronca, trong nghiên cứu chi tiết của ông về chương VI của Ptolemy, đã chỉ ra các tuyên bố: "vùng đất của Sakai thuộc về những người du mục, họ không có các thị trấn nhưng ở trong rừng và hang động" là sự giả mạo[2]

Vua Saka đầu tiên ở Ấn Độ là Maues (Moga), người xây dựng nên quyền lực của người Saka ở Gandhara và dần dần mở rộng uy quyền tối cao khắp phía tây bắc Ấn Độ. Sự thống trị của người Ấn-Scythia ở Ấn Độ đi tới hồi kết với vị Phó vương Miền Tây cuối cùng Rudrasimha III vào năm 395.

Cuộc xâm lược Ấn Độ của các bộ lạc Scythia từ Trung Á, thường được gọi là cuộc xâm lược của người Ấn-Scythia, đóng một phần quan trọng trong lịch sử của Nam Á cũng như các nước lân cận. Trong thực tế, cuộc chiến tranh của người Ấn-Scythia chỉ là một chương trong các sự kiện gây ra bởi các cuộc di cư từ Trung Á của các bộ lạc du mục do cuộc xung đột với các bộ lạc khác như Hung Nô ở thế kỷ 2, và đã có ảnh hưởng lâu dài đến Bactria, Kabul, ParthiaẤn Độ là cũng như Roma xa xôi ở phía tây.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Một người Scythia cưỡi ngựa trong khu vực bị người Nguyệt Chi xâm chiếm, Pazyryk, khoảng năm 300 TCN
Tài sản trong lăng mộ vua chúa tại Tillia tepe được cho là của người Saka thế kỷ 1 tại Bactria.

Tổ tiên của người Ấn-Scythia được cho là những bộ lạc người Saka (Scythia).

"Một nhóm những người nói ngôn ngữ Ấn-Âu, đã xuất hiện sớm trong khu vực Tân Cương là người Saka (Ch. Sai) Saka là một thuật ngữ chung chung hơn một cái tên cho một nhà nước cụ thể hoặc một nhóm dân tộc; những bộ lạc Saka là một phần của một nền văn hóa của những người du mục vượt qua Xibia và vùng đất thảo nguyên Trung Á-Âu từ Tân Cương đến biển Đen. Người Scythia mà Herodotus mô tả trong cuốn bốn tác phẩm Lịch sử của ông (Saka là một từ Iran tương đương với từ Scythos trong tiếng Hy Lạp, và nhiều học giả quy cho họ lại với nhau như là người Saka-Scythia), Sakas là những người du mục cưỡi ngựa nói tiếng Iran đã triển khai chiến xa trong trận chiến, hiến tế ngựa, và chôn cất người chết trong các gò mộ hay những ngôi mộ gò đất được gọi là kurgan "[3]

.

Sự bành trướng của người Nguyệt Chi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thế kỷ 2 TCN, một trào lưu di cư mới đã bắt đầu trong số các bộ lạc ở Trung Á, đã gây ra ảnh hưởng lâu dài về mặt lịch sử đối với Roma ở châu Âu và Bactria, Kabul, Parthia và Ấn Độ ở phía đông. Nó được ghi lại trong biên niên sử của nhà Hán và các ghi chép khác của Trung Quốc, trào lưu đại di cư của các bộ lạc bắt đầu sau khi các bộ lạc Nguyệt Chi bị người Hung Nô đánh bại, họ chạy trốn về phía tây sau thất bại này và tạo ra một hiệu ứng dây chuyền khi họ xua đuổi các bộ tộc Trung Á khác trên đường đi của mình.

Văn học Ấn Độ đã sớm ghi chép lại liên minh quân sự giữa người Saka, Kamboja, Pahlava và Parada. Truyền thuyết Purana cổ xưa đã đề cập đến một vài cuộc đồng xâm lược Ấn Độ bởi người Scythia. Cuộc xung đột giữa Bahu-Sagara của Ấn Độ và Haihaya-Kamboja-Saka-Pahlava-Parada cũng được gọi là cuộc chiến tranh chống lại "năm bộ lạc du mục" (Panca-ganha). Người Saka, Yavana, Tushara và Kamboja cũng tham chiến trong cuộc chiến tranh Kurukshetra dưới sự chỉ huy của Sudakshina Kamboja. Trong tác phẩm Valmiki Ramayana cũng chứng thực rằng người Saka, Kamboja, Pahlava và Yavana đã cùng chiến đấu với nhau chống lại vua Hindu Vishwamitra của Kanauj

Vào khoảng năm 177 TCN, Mặc Đốn đã chỉ huy người Hung Nô đánh vào lãnh thổ của người Nguyệt Chi tại khu vực Cam Túc và đã giành được thắng lợi quan trọng. Mặc Đốn khoe khoang trong một bức thư gửi cho hoàng đế nhà Hán rằng, do "sự tuyệt vời của các chiến binh, và sức mạnh của bầy ngựa của mình, ông đã giành thắng lợi trong việc tiêu diệt người Nguyệt Chi, tàn sát hoặc ép phục tùng toàn bộ bộ lạc này".

Theo các sử liệu Trung Quốc, một phần lớn người Nguyệt Chi vì thế đã nằm dưới sự thống trị của người Hung Nô, và họ có thể là tổ tiên của những người nói tiếng Tochari đã được chứng thực vào thế kỷ 6. Một nhóm rất nhỏ người Nguyệt Chi chạy về phía nam tới lãnh thổ của người Khương, và được người Trung Quốc biết đến như là "Tiểu Nguyệt Chi". Theo Hán thư, họ chỉ có khoảng 150 gia đình.

Cuối cùng, một nhóm lớn người Nguyệt Chi đã chạy khỏi khu vực lòng chảo Tarim/Cam Túc về phía tây bắc, đầu tiên định cư tại thung lũng Ili, ngay phía bắc dãy núi Thiên Sơn, tại đó họ phải đương đầu và đánh bại người Sai/Tắc (người Saka hay người Scythia): "Người Nguyệt Chi tấn công vua của người Tắc, kẻ đã di chuyển một khoảng cách đáng kể về phía nam và người Nguyệt Chi sau đó đã chiếm đất của ông ta" (Hán Thư 61 4B). Người Sai cũng phải di cư, và họ đã tới Kashmir, sau khi vượt qua "chỗ vượt lơ lửng" (có lẽ là đèo Khunjerab giữa Tân Cương và miền bắc Pakistan ngày nay).

Sau năm 155 TCN, người Ô Tôn, liên kết với người Hung Nô và để trả thù cho các mâu thuẫn trước đây, đã xua đuổi người Nguyệt Chi và ép họ phải chạy về phía nam. Người Nguyệt Chi đã vượt qua khu vực văn minh đô thị láng giềng là Đại Uyên tại Ferghana, và định cư trên bờ phía bắc của sông Oxus, trong khu vực của Transoxiana, ngày nay thuộc TajikistanUzbekistan, chỉ ngay phía bắc của Vương quốc Hy Lạp-Bactria. Thành phố Alexandria trên sông Oxus của người Hy Lạp dường như đã bị người Nguyệt Chi đốt cháy hoàn toàn vào khoảng năm 145 TCN.

Ở Parthia, khoảng những năm 138-124 TCN, các bộ lạc MassagetaeSacaraucae đã tham gia vào cuộc xung đột với đế chế Parthia, chiến thắng nhiều trận, và giết chết liền hai vị vua Phraates IIArtabanus I.

Vua Parthia, Mithridates II cuối cùng đã tái khôi phục lại sự kiểm soát Trung Á, đầu tiên là đánh bại người Nguyệt Chi ở Sogdiana trong năm 115 TCN, và sau đó đánh bại người Scythia ở Parthia và Seistan khoảng năm 100 TCN.

Sau thất bại của họ, các bộ lạc Nguyệt Chi di cư vào Bactria, nơi mà họ kiểm soát nhiều thế kỷ sau, và từ đó, sau đó họ chinh phục miền bắc Ấn Độ để thành lập Vương quốc Quý Sương.

Định cư ở Sakastan

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Sakastan khoảng năm 100 TCN.

Người Saka đã định cư tại các khu vực ở phía đông Iran, mà vẫn được gọi cho tới sau này là Sistan. Từ đó, họ dần dần mở rộng vào tiểu lục địa Ấn Độ, nơi đó họ đã thiết lập một loạt các vương quốc khác nhau, và là nơi họ được gọi là người "Ấn-Scythia".

Hoàng đế nhà Arsaces, Mithridates II (khoảng 123-88/87 TCN) đã được ghi nhận nhiều thành công chống lại người Scythia và thêm nhiều tỉnh vào đế chế Parthia,[4] và dường như nhóm dân du mục Scythia đến từ Bactria cũng đã bị chinh phục bởi ông ta. Một phần của những người này đã di chuyển từ Bactria tới hồ Helmond trong náo động từ áp lực của người Nguyệt Chi và định cư tại Drangiana (Sigal), một khu vực mà sau này được gọi là "Sakistana của người Sakai (Scythia) Skythian",[5] vào khoảng cuối thế kỷ 1 TCN[6]. Khu vực này vẫn còn được gọi là Seistan.

Sakistan hoặc Seistan Drangiana có thể không chỉ là vùng đất sinh sống của một mình dân Saka nhưng cũng có thể có cả người PahlavaKamboja[7] Sắc lệnh trên đá của vua Ashoka chỉ đề cập tới người Yavana, Kamboja và Gandhara ở phía tây bắc, nhưng không có gì đề cập đến người Saka, những người di cư tới khu vực này hơn một thế kỷ sau đó.

Sự hiện diện của người Saka ở Sakastan trong thế kỷ 1 TCN đã được đề cập bởi Isidore của Charax trong tác phẩm "những trạm của người Parthia" của ông. Ông giải thích rằng họ đã có biên giới vào thời điểm đó với các thành phố Hy Lạp ở phía đông (Alexandria của CaucasusAlexandria của Arachosia) và người Parthia kiểm soát vùng đất Arachosia ở phía nam:

"Ở phía ngoài kia là Sacastana của người Sacae-Scythia, mà cũng là Paraetacena, 63 schoeni. Thành phố Barda và thành phố Min và thành phố Palacenti và thành phố Sigal, ở nơi đó là nơi cư ngụ của hoàng gia Sacae; và gần đó là thành phố Alexandria (Alexandria của Arachosia), và sáu ngôi làng". Những trạm của người Parthia, 18.[8]

Những vương quốc Ấn-Scythia

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Abhira tới Surastrene

[sửa | sửa mã nguồn]
Châu Á khoảng năm 1, chỉ ra vương quốc Ấn-Scythia và các nước láng giềng.

Vương quốc Ấn-Scythia đầu tiên trong tiểu lục địa Ấn Độ đã chiếm phần phía nam của Pakistan ngày nay (nơi mà họ đã tiến đến từ miền nam Afghanistan), trong vùng đất từ Abiria (Sindh) tới Surastrene (Gujarat), từ khoảng năm 110 đến năm 80 TCN. Họ dần dần tiếp tục di chuyển về phía bắc vào vùng đất của người Ấn-Hy Lạp cho đến những cuộc chinh phục của Maues, khoảng năm 80 TCN.

Người Ấn-Scythia cuối cùng đã thành lập một vương quốc ở phía tây bắc, có căn cứ tại Taxila, với hai đại phó vương, một ở Mathura ở phía đông, và một ở Surastrene (Gujarat) ở phía tây nam.

Ở phía đông nam, người Ấn-Scythia xâm lược khu vực Ujjain, nhưng sau đó bị đẩy lùi vào năm 57 trước Công Nguyên bởi vua Malwa Vikramaditya. Để kỷ niệm sự kiện này, Vikramaditya đã thiết lập kỷ nguyên Vikrama, một loại lịch Ấn Độ đặc biệt, cụ thể bắt đầu từ năm 57 TCN. Hơn một thế kỷ sau đó, vào năm 78, người Saka một lần nữa lại xâm chiếm Ujjain và thiết lập kỷ nguyên Saka, đánh dấu bước khởi đầu sự tồn tại lâu dài của tiểu quốc của người Saka, Phó vương Miền Tây.[9]

Gandhara và Punjab

[sửa | sửa mã nguồn]
Một đồng tiền xu của vua Ấn-Scythia Azes I.

Sự hiện diện của người Scythia ở tây bắc Ấn Độ trong thế kỷ 1 TCN cùng thời với các vương quốc Ấn-Hy Lạp ở đó, và có vẻ như ban đầu họ đã công nhận quyền lực của nhà vua Hy Lạp địa phương.

Maues đầu tiên chinh phục Gandhara và Taxila khoảng năm 80 TCN, nhưng vương quốc của ông tan rã sau khi ông chết. Ở phía đông, vị vua Ấn Độ Vikrama tái chiếm lại Ujjain từ tay người Ấn-Scythia, kỉ niệm chiến thắng của mình bằng cách sáng tạo ra kỷ nguyên Vikrama (bắt đầu từ năm 58 TCN). Các vị vua Ấn-Hy Lạp tiếp tục cai trị một lần nữa sau thời Maues, và thịnh vượng, như được chỉ ra bởi sự phong phú từ các đồng tiền của vua Apollodotos II và Hippostratos. Không lâu sau đến thời Azes I, khoảng năm 55 TCN, người Ấn-Scythia cuối cùng đã kiểm soát khu vực Tây Bắc Ấn Độ, với chiến thắng của ông trước Hippostratos.

Nghệ thuật điêu khắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tác phẩm điêu khắc đá đã được tìm thấy trong lớp địa tầng Saka sớm (lớp địa tầng số 4, tương ứng với triều đại của Azes I, trong đó rất nhiều tiền xu sau này đã được tìm thấy) trong đống đổ nát của Sirkap, trong suốt cuộc khai quật được tổ chức bởi John Marshall.

Khu vực Mathura (Các phó vương miền bắc)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đầu cột sư tử Mathura là một vật kỷ niệm quan trọng của người Ấn-Scythia dâng hiến cho Phật giáo (Bảo tàng Anh).

Ở miền trung Ấn Độ, người Ấn-Scythia đã chinh phục khu vực Mathura từ các vị vua Ấn Độ khoảng năm 60 trước Công Nguyên. Một số phó vương của họ là Hagamasha và Hagana, những người đã lần lượt tiếp theo được kế tục bởi Đại Phó Vương Saca Rajuvula.

Rajuvula dường như đã lật đổ vị vua cuối cùng của người Ấn-Hy Lạp là vua Strato II vào khoảng năm 10, và chiếm kinh đô của ông ta là Sagala.

Tiền đúc của thời kỳ này, chẳng hạn như của Rajuvula, có xu hướng trở nên rất thô và theo phong cách lai căng. Nó cũng mất đi rất nhiều giá trị, lượng bạc ngày càng ít dần hơn.

Chữ khắc trên đầu cột sư tử Mathura cũng chứng thực rằng Mathura đã nằm dưới sự kiểm soát của người Saka. Các chữ khắc cũng chứa những thông tin về Kharaosta KamuioAiyasi Kamuia. Yuvaraja Kharostes (Kshatrapa) là con trai của Arta, cũng được chứng thực bởi các đồng tiền riêng của mình.[10] Arta được tuyên bố là em trai của vua Moga hoặc Maues.[11] Công chúa Aiyasi Kambojaka, cũng gọi là Kambojika, là chính cung hoàng hậu của Shaka Mahakshatrapa Rajuvula. Sự hiện diện của người Kamboja ở Mathura cũng được xác nhận từ một số câu thơ của sử thi Mahabharata được cho là đã được sáng tác vào khoảng thời gian này[12]. Điều này có thể cho thấy giả thuyết rằng người Saka và Kamboja có thể đã cùng nhau cai trị Mathura/Uttara Pradesh.

Các phó vương Ấn-Scythia ở Mathura đôi khi được gọi là "các phó vương phía Bắc", đối lập với "các phó vương phía Tây" ở Gujarat và Malwa. Sau thời Rajuvula, những người kế tục ông một số được biết là đã cai trị như là chư hầu của người Quý Sương, chẳng hạn như " Đại Phó vương" Kharapallana và "phó vương" Vanaspara, những người được biết đến từ một câu khắc được phát hiện ở Sarnath có niên đại vào năm thứ ba của Kanishka (khoảng 130 CN), trong đó họ được ban thưởng vì lòng trung thành với người Quý Sương[13]

Pataliputra

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền xu bằng bạc của Vijayamitra nhân danh Azes. Biểu tượng triratna của Phật giáo ở mé trái mặt sau.

Các đoạn văn của Purana Yuga đã mô tả một cuộc xâm lược Pataliputra của người Scythia đôi khi trong thế kỷ 1 TCN, sau khi bảy vị vua vĩ đại đã cai trị liên tiếp ở Saketa sau sự rút lui của người Yavana. Purana Yuga giảng giải rằng vị vua của người Saka này đã giết chết 1/4 dân số, trước khi chính bản thân ông ta bị giết bởi vua Kalinga Shata và một nhóm người Sabala (Sabara hoặc Bhilla)[14]

Những cuộc chinh phạt của người Quý Sương và Ấn-Parthia

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Azes I qua đời, sự cai trị của người Ấn-Scythia ở tây bắc Ấn Độ đã bị tan rã với sự nổi lên của vị vua Ấn-Parthia Gondophares, trong những năm cuối của thế kỷ 1 TCN.

Trong nửa sau thế kỷ 1, địa vị bá chủ của người Ấn-Parthia đã dần dần bị thay thế bởi người Quý Sương, một trong năm bộ tộc Nguyệt Chi đã sống ở Bactria trong hơn một thế kỷ, và bây giờ họ đã bành trướng mở rộng vào Ấn Độ tạo ra đế quốc Quý Sương. Người Quý Sương cuối cùng đã lưu lại Tây Bắc Ấn Độ từ khoảng năm 75 SCN, và khu vực Mathura từ khoảng năm 100 SCN, tại nơi đây họ đã phát triển thịnh vượng trong nhiều thế kỷ.

Các phó vương phía Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ấn-Scythia tiếp tục giữ được vùng Seistan cho đến tận triều đại của Bahram II (276-293), và cũng đã giữ được một số khu vực của Ấn Độ vào thế kỷ 1: KathiawarGujarat dưới sự cai trị của họ cho đến thế kỷ 5 dưới tên gọi là các phó vương phía Tây, cho đến khi họ bị chinh phục bởi hoàng đế Gupta Chandragupta II (còn gọi là Vikramaditya).

Tiền đúc của người Ấn-Scythia

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng tetradrachm bạc của vua Ấn-Scythia Maues (85–60 TCN).

Tiền đúc của người Ấn-Scythia nói chung là có chất lượng nghệ thuật cao, mặc dù nó bị suy giảm một cách rõ ràng cùng với việc sự thống trị của người sự-Scythia sụp đổ vào khoảng năm 20 (đồng tiền của Rajuvula).

Tiền đúc của người Ấn-Scythia nói chung là khá thực tế, với sự khéo léo nghệ thuật giữa tiền xu của người Ấn-Hy Lạp và Quý Sương. Người ta thường cho rằng tiền đúc Ấn-Scythia được hưởng lợi từ sự giúp đỡ của chuyên gia đúc tiền Hy Lạp (Boppearachchi).

Đồng tiền Ấn-Scythia về cơ bản tiếp tục truyền thống của người Ấn-Hy Lạp, bằng cách sử dụng ngôn ngữ Hy Lạp trên mặt trước và ngôn ngữ Kharoshthi ở mặt sau. Tuy nhiên, chân dung của nhà vua không bao giờ thể hiện và được thay thế bằng những mô tả của nhà vua trên ngựa (và đôi khi là lạc đà), hoặc đôi khi ngồi bắt chéo chân trên một tấm nệm. Mặt trái của đồng tiền của họ thường xuất hiện các vị thần Hy Lạp.

Biểu tượng Phật giáo có mặt khắp các tiền đúc Ấn-Scythia. Đặc biệt, họ chấp nhận các thông lệ của người Ấn-Hy Lạp kể từ khi Menandros I sử dụng biểu tượng các vị thần thủ ấn với bàn tay phải của họ (như đối với hình tượng Zeus thủ ấn trên các đồng tiền của Maues hoặc Azes II), hoặc sự hiện diện hình con sư tử của Phật giáo trên các đồng tiền của cùng hai vị vua, hoặc biểu tượng tam bảo trên các đồng tiền của Zeionises.

Miêu tả về người Ấn-Scythia

[sửa | sửa mã nguồn]
Azilises cưỡi ngựa và mặc áo chẽn.

Bên cạnh tiền xu, một vài tác phẩm nghệ thuật cũng được biết như là minh chứng rõ ràng về người Ấn-Scythia. Các vị vua Ấn-Scythia thường được mô tả trên lưng ngựa và mặc áo giáp, nhưng trên các đồng tiền của Azilises cho thấy rằng nhà vua mặc trang phục một cách đơn giản, không trang hoàng mà mặc áo chẽn.

Một số tác phẩm điêu khắc Gandhara cũng cho thấy những người ngoại quốc này trong trang phục áo chẽn mềm mại, đôi khi đội chiếc mũ Scythia điển hình. Đối lập với họ, những người Quý Sương dường như ăn mặc dày, thô cứng hơn, với nhiều áo chẽn và những người này thường được thể hiện một cách đơn giản hơn nhiều.[15]

Trụ ngạch Buner

[sửa | sửa mã nguồn]

Binh sĩ Ấn-Scythia trong trang phục quân sự đôi khi lại hiện diện trên những trụ gạch Phật giáo trong nghệ thuật Gandhara (đặc biệt là ở các bức phù điêu Buner). Họ được mô tả trong những bộ áo chẽn phong phú với quần dài, và có thanh kiếm dài nặng làm vũ khí. Họ đội một chiếc mũ trùm nhọn (mũ Scythia hoặc bashlyk), mà giúp phân biệt họ với người Ấn-Parthia vốn chỉ dùng một dải lụa đơn giản cho mái tóc rậm rạp của mình,[16] đó cũng là kiểu mẫu được các vị vua Ấn-Scythia đội ở trên đồng tiền của họ. Với bàn tay phải, một số trong số họ đang tạo thành kết ấn chống lại linh hồn ma quỷ. Ở Gandhara, những trụ gạch như vậy được sử dụng để trang trí trên bệ tháp của Phật giáo. Chúng cùng thời với những trụ gạch khác mà trên đó có sự hiện diện của những người trong trang phục hoàn toàn Hy Lạp, ám chỉ một sự hòa hợp giữa người Ấn-Scythia (nắm giữ quyền lực quân sự) và người Ấn-Hy Lạp (chiếm thiểu số, nằm dưới sự cai trị của người Ấn-Scythia).

Những phù điêu khác còn được biết tới với cùng kiểu binh sĩ đang chơi nhạc cụ và nhảy múa, ngoài ra người Ấn-Scythia còn được thể hiện rộng rãi ở những nơi khác trong nghệ thuật Gandhara với hình ảnh họ đang say sưa chè chén.

Bảng đá

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều bảng đá được tìm thấy ở Gandhara và được coi là minh chứng tuyệt vời của nghệ thuật Ấn-Scythia. Những tấm bảng đá này kết hợp ảnh hưởng của cả Hy Lạp và Iran, và thường được thể hiện một cách đơn giản, theo phong cách cổ xưa. Những tấm bảng đá này chỉ được tìm thấy trong các lớp khảo cổ học tương ứng với thời kì cai trị của người Ấn-Hy Lạp, Ấn-Scythia và Ấn-Parthia, và về cơ bản nó không hề xuất hiện trong thời kì Maurya trước đó hoặc thời kì Quý Sương sau này.[18]

Những người được mô tả trên các tấm bảng đá này thường mặc sắc phục và bối cảnh thần thoại Hy Lạp, một vài trong số đó mặc sắc phục Parthia (với dải băng đầu trên mái tóc rậm rạp, đồ trang sức, thắt lưng, quần rộng), và thậm chí ít hơn là trong sắc phục Ấn-Scythia (mũ Phrygian, áo dài và quần dài tương đối thẳng). Một tấm bảng đá được tìm thấy ở Sirkap và hiện nay đang nằm tại bảo tàng New Delhi cho thấy một kỵ sĩ Ấn-Scythia đang cưỡi một con hươu có cánh, và đang bị tấn công bởi một con sư tử.

Người Ấn-Scythia và Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ấn-Scythia dường như là những tín đồ Phật giáo, và rất nhiều thông lệ của họ dường như vẫn giống như của những người Ấn-Hy Lạp. Họ được biết đến với lòng nhiệt thành Phật giáo của mình, vốn được ghi nhận thông qua các tài liệu chữ cổ như các chữ khắc trên tấm đồng Taxila hoặc các dòng chữ khắc trên đầu cột sư tử Mathura.

Bảo tháp Butkara

[sửa | sửa mã nguồn]
Buddhist stupas during the late Indo-Greek/Indo-Scythian period were highly decorated structures with columns, flights of stairs, and decorative Acanthus leaf friezes. Butkara stupa, Swat, 1st century BC.[19]
Possible Scythian devotee couple (extreme left and right, often described as "Scytho-Parthian"),[20] around the Buddha, BrahmaIndra.

Quá trình khai quật bảo tháp ButkaraSwat bởi một nhóm khảo cổ học người Ý đã giúp phát hiện được nhiều tác phẩm điêu khắc Phật giáo khác nhau và được cho là thuộc về thời kỳ Ấn-Scythia. Trong đó, một đầu cột Ấn-Corinthian miêu tả hình tượng một tín đồ Phật giáo và các trang trí hoa lá đã được tìm thấy cùng với một vật chứa xá lợi và các đồng tiền xu của Azes được chôn cất cùng với nó, công trình này có niên đại một cách chắc chắn là vào khoảng năm 20 trước Công nguyên.[21] Một trụ bổ tường cùng thời với hình ảnh những tín đồ Phật giáo trong trang phục Hy Lạp đã được tìm thấy tại cùng nơi này, cho thấy sự hòa trộn giữa hai dân tộc. Nhiều phù điêu khác nhau tại cùng nơi cho thấy người Ấn-Scythia với áo chẽn đặc trưng và mũ trùm đầu nhọn trong khung cảnh Phật giáo, và bên cạnh những phù điêu Đức Phật đứng.

Nghệ thuật điêu khắc Gandhara

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các bức phù điêu khác được tìm thấy, những người đàn ông Ấn-Scythia được khắc họa với mũ nhọn của họ và đang đẩy một chiếc xe mà trên đó vị thần Hy Lạp Dionysos đang nằm ngả người cùng với người vợ của mình,Ariadne.

Đầu cột sư tử Mathura

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên đầu cột sư tử Mathura có nhắc tới rất nhiều các vị vua người Ấn-Scythia từ Maues tới Rajuvula, nó đã đề cập đến sự dâng tặng một xá lợi của Đức Phật trong một bảo tháp. Nó cũng còn mang theo biểu tượng tam bảo của phật giáo nằm ở chính giữa, và cũng có thể được lấp đầy bằng những Bà Ca Vãn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và những cụm từ đặc trưng của Phật giáo như:

"sarvabudhana puya dhamasa puya saghasa puya"
"Tôn kính tất cả chư Phật, tôn kính Phật pháp, tôn kính Tăng đoàn"
(Đầu cột sư tử Mathura, dòng chữ O1 / O2)

Người Ấn-Scythia trong các tác phẩm phương Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự hiện diện lãnh thổ của người Scythia trong khu vực Pakistan, và đặc biệt là xung quanh cửa sông Ấn gần thành phố Karachi ngày nay được đề cập rộng rãi trong các bản đồ phương Tây và trong các cẩm nang du hành của thời kỳ này. Bản đồ thế giới của Ptolemy, cũng như tác phẩm Periplus của biển Erythraean đã đề cập một cách đáng chú ý đến người Scythia trong khu vực Indus, cũng như trong Tabula Peutingeriana của La Mã. Trong Periplus ghi lại rằng Minnagara là kinh đô của người Scythia, và vua Parthia đang tiến đánh thành phố này vào thế kỷ 1 SCN. Nó cũng phân biệt Scythia với Ariaca xa hơn về phía đông (trung tâm là ở GujaratMalwa), mà nằm dưới sự cai trị của vị phó vương miền Tây Nahapana.

Người Ấn-Scythia trong thơ ca Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ấn-Scythia được gọi tên là "Shaka" ở Ấn Độ, một biến thể của tên gọi Saka được người Ba Tư dùng để chỉ người Scythia. Người Shakas đã được nhiều lần đề cập đến trong các tác phẩm như Puranas, Manusmriti, Ramayana, Mahabharata, Mahabhasiya của Patanjali, Brhat Samhita của Vraha Mihira, Kavyamimamsa, Brihat-Katha-Manjari, Katha-Saritsagara và một số tác phẩm cũ khác. Họ được mô tả như là một phần của tập hợp các bộ lạc hiếu chiến tới từ phía tây bắc.

Bộ lạc Sai-Wang người Scythia của Chipi

[sửa | sửa mã nguồn]
Coin of Azes, with king seated, holding a drawn sword and a whip.

Một bộ phận của những người Scythia Trung Á (dưới sự lãnh đạo của Sai-Wang) được cho là đã tiến về hướng phía nam và sau khi vượt qua dãy Pamir, họ đã tiến vào Chipin hoặc Kipin và sau khi vượt qua Hasuna-tu nằm trên khu vực thung lũng Kanda thuộc vùng đất Swat.[23] Chipin đã được xác định bởi Pelliot, Bagchi, Raychaudhury và một số người khác là khu vực Kashmir[24] trong khi các học giả khác xác định nó là Kapisha (Kafirstan).[25][26] Người Sai-Wang đã thành lập vương quốc của mình ở Kipin. S. Konow dịch Sai-Wang như là Saka Murunda trong văn học Ấn Độ, Murunda tương ứng với Wang tức là vua, chủ nhân hoặc lãnh chúa,[27] nhưng Bagchi lại dẫn dắt ra rằng Wang mang ý nghĩa là vua Scythia nhưng ông lại phân biệt Sai Sakas với Murunda Sakas.[28] Có nhiều lý do để tin rằng người Sai Scythia là người Scythia Kamboja và do đó Sai-Wang thuộc về người Kamboja Scythia (tức là Parama-Kambojas) của khu vực Transoxiana và quay trở lại để định cư cùng thần dân của mình sau khi bị đuổi khỏi quê cha đất tổ của ông ta nằm ở Scythia hoặc Shakadvipa. Vua Moga hoặc Maues có thể thuộc về nhóm người Scythia này, họ đã di cư từ vùng đất Sai (Trung Á) tới Chipin.[29] Các chữ khắc trên đầu cột sư tử Mathura chứng thực rằng các thành viên trong gia đình của vua Moga có tên họ là Kamuia hoặc Kamuio (qv) mà theo ngôn ngữ Khroshthi là Kamboja hoặc Kambojaka. Như vậy, Sai-Wang và bộ lạc du mục của ông ta mà đã đến định cư ở thung lũng Kabol trong Kapisha có thể thực sự đến từ người Parama Kambojas Tranxonia sống ở Shakadvipa hoặc vùng đất Scythia.[30]

Nhiều học giả cho rằng người Kamboja là một hoàng tộc của người Saka hoặc người Scythia.[31][32][33][34][35] Điều này dường như cũng được chứng thực trên đầu cột sư tử Mathura của Mahaksatrapa Rajuvula và sắc lệnh thứ V và XIII của vua Asoka.[33]

Thiết lập vương quốc Mlechcha ở miền Bắc Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hợp các bộ tộc Scythia này đã di cư đến Drangiana và các khu vực xung quanh, sau đó bành trướng tới phía bắc và phía tây nam Ấn Độ qua vùng hạ lưu thung lũng sông Ấn. Những người di dân này đã tràn vào Sovira, Gujarat, Rajasthan và miền bắc Ấn Độ, bao gồm cả các vương quốc trong lục địa Ấn Độ.

Những vị vua Ấn-Scythia chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Maues, khoảng năm 85–60 TCN
  • Vonones, khoảng năm 75–65 TCN
  • Spalahores, khoảng năm 75–65 TCN, phó vương và em trai của vua Vonones,và có thể là vua Spalirises sau này.
  • Spalirises, khoảng năm 60–57 TCN, vua và là em trai của vua Vonones.
  • Spalagadames khoảng năm 50 TCN, phó vương, và con trai của Spalahores.
  • Azilises, trước năm 60 TCN
  • Azes I, khoảng năm 60–20 TCN
  • Zeionises, khoảng năm 10 TCN – 10 SCN
  • Kharahostes, khoảng năm 10 TCN – 10 SCN
  • Hajatria

Kshaharatas (Punjab, Pakistan)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bi-drachm của Parataraja Bhimajhunasa.
Obv: Robed bust of Bhimajhunasa left, wearing tiara-shaped diadem.
Rev: Swastika with legend around.
1.70g. Senior (Indo-Scythian) 286.1
  • Yolamira, con trai của Bagareva (khoảng năm 125–150)
  • Bagamira, con trai của Yolamira (khoảng 150)
  • Ajuna, con trai thứ hai của Yolamira (khoảng năm 150–160)
  • Hvaramira, con trai thứ ba của Yolamira (khoảng năm 160–175)
  • Mirahvara, con trai của Hvaramira (khoảng năm 175–185)
  • Miratakhma, một người con khác của Hvaramira (khoảng năm 185–200)
  • Kozana, con trai của Bagavharna (và có lẽ là cháu nội của Bagamira?) (khoảng năm 200–220)
  • Bhimajuna, con trai của Yolatakhma (và có lẽ là cháu nội của Ajuna?) (khoảng năm 220–235)
  • Koziya, con trai của Kozana (khoảng năm 235–265)
  • Datarvharna, con trai của Datayola I (có thể là cháu nội của Bhimajuna) (khoảng năm 265–280)
  • Datayola II, con trai của Datarvharna (khoảng năm 280–300)

"Phó vương Miền Bắc" (Vùng đất Mathura)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hagamasha (phó vương, thế kỷ 1 TCN)
  • Hagana (phó vương, thế kỷ 1 TCN)
  • Rajuvula, khoảng năm 10 (Đại Phó Vương)
  • Sodasa, con trai của Rajuvula
  • "Đại Phó Vương" Kharapallana (khoảng năm 130)
  • "Phó vương" Vanaspara (khoảng năm 130)

Những vị vua nhỏ địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các Phó vương Miền Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ptolemy vi, xiii (1932), p. 143.
  2. ^ Ronca (1971), pp. 39, 102, 108.
  3. ^ Millward (2007), p. 13.
  4. ^ Justin XL.II.2
  5. ^ Isodor of Charax, Sathmoi Parthikoi, 18.
  6. ^ Political History of Ancient India, 1996, p 693.
  7. ^ The Sakas in India, p. 14, S. Chattopadhyaya; The Development of Khroshthi Script, p 77, C. C. Dasgupta; Hellenism in Ancient India, p 120, G. N. Banerjee; Ancient Kamboja, People and the Country, 1981, p 308
  8. ^ Parthian stations
  9. ^ "The dynastic art of the Kushans", John Rosenfield, p 130
  10. ^ Kshatrapasa pra Kharaostasa Artasa putrasa. See: Political History of Ancient India, 1996, p 398, H. C. Raychaudhury, B. N. Mukerjee; Ancient India, 1956, pp 220–221, R. K. Mukerjee
  11. ^ Ancient India, pp 220–221, R. k. Mukerjee; Corpus Inscriptionum Indicarum, Vol II, Part 1, p 36, D S Konow
  12. ^ Jayaswal writes:"Mathura was under outlandish people like the Yavanas and Kambojas... who had a special mode of fighting" (Manu and Yajnavalkya, K. P. Jayswal); xem thêm: Indian Historical Quarterly, XXVI-2, p 124. Shashi Asthana comments: "Epic Mahabharata refers to the siege of Mathura by the Yavanas and Kambojas (xem: History and Archaeology of India's Contacts with Other Countries, from Earliest Times to 300 B.C., 1976, p 153, Shashi Asthana). cf: Ancient India, 1956, p 220, R. K. Mukerjee
  13. ^ Source: "A Catalogue of the Indian Coins in the British Museum. Andhras etc..." Rapson, p ciii
  14. ^ “A gap in Puranic history”. Boloji.com. ngày 14 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  15. ^ Francine Tissot "Gandhara", p74
  16. ^ Wilcox and McBride (1986), p. 12.
  17. ^ Photographic reference here Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine.
  18. ^ "Let us remind that in Sirkap, stone palettes were found at all excavated levels. On the contrary, neither Bhir-Mound, the Maurya city preceding Sirkap on the Taxila site, nor Sirsukh, the Kushan city succeeding her, did deliver any stone palettes during their excavations", in "Les palettes du Gandhara", p89. "The terminal point after which such palettes are not manufactured anymore is probably located during the Kushan period. In effect, neither Mathura nor Taxila (although the Sirsukh had only been little excavated), nor Begram, nor Surkh Kotal, neither the great Kushan archaeological sites of Soviet Central Asia or Afghanistan have yielded such objects. Only four palettes have been found in Kushan-period archaeological sites. They come from secondary sites, such as Garav Kala and Ajvadz in Soviet Tajikistan and Jhukar, in the Indus Valley, and Dalverzin Tepe. They are rather roughly made." In "Les Palettes du Gandhara", Henri-Paul Francfort, p 91. (in French in the original)
  19. ^ Source:"Butkara I", Faccena
  20. ^ "Gandhara" Francine Tissot
  21. ^ The Turin City Museum of Ancient Art Text and photographic reference: Terre Lontane O2 Lưu trữ 2006-12-12 tại Wayback Machine
  22. ^ Faccenna, "Sculptures from the sacred area of Butkara I", plate CCCLXXII
  23. ^ Serindia, Vol I, 1980 Edition, p 8, M. A. Stein
  24. ^ Op cit p 693, H. C. Raychaudhury, B. N. Mukerjee; Early History of North India, p 3, S. Chattopadhyava; India and Central Asia, p 126, P. C. Bagchi
  25. ^ Epigraphia Indiaca XIV, p 291 S Konow; Greeks in Bactria and India, p 473, fn, W. W. Tarn; Yuan Chwang I, pp 259–60, Watters; Comprehensive History of India, Vol I, p 189, N. K. Sastri; History and Culture of Indian People, The Age of Imperial Unity, 122; History and Culture of Indian People, Classical Age, p 617, R. C. Majumdar, A. D. Pusalkar.
  26. ^ Scholars like E. J. Rapson, L. Petech etc. also connect Kipin with Kapisha. Levi holds that prior to AD 600, Kipin denoted Kashmir, but after this it implied Kapisha See Discussion in The Classical Age, p 671.
  27. ^ Corpus Inscriptionum Indicarum, II. 1. XX f; cf: Early History of North India, pp 54, S Chattopadhyaya.
  28. ^ India and Central Asia, 1955, p 124, P. C. Bagchi; Geographical Data in Early Puranas, 1972, p 47, M. R. Singh.
  29. ^ See: Political History of Ancient India, 1996, p fn 13, B. N. Mukerjee; Chilas, Islamabad, 1983, no 72, 78, 85, pp 98, 102, A. H. Dani
  30. ^ This was the habitat of the Parama Kambojas referred to in Mahabharata (MBH 2.27.25) and were located in Transoxiana territory in Shakadvipa. It is not mere coincidence that modern Kamboj of Punjab have prominent clan names like Soi, Asoi and Sahi/Shahi: (see list of Kamboj Gotras). Similarly, Asoi clan of Kamboj can also be very well related to or connected with Asii or Asio of Strabo (See: Strabo XI.8,2.) which clan name undoubtedly represents people connected with horse-culture, which the ancient Kambojas pre-eminently were. The above evidence thus again points to a connection of the Sai/Sai-wang mentioned in Chinese chronicles and the Asii/Asio clan mentioned in Strabo's accounts with the Scythian Kambojas i.e. Parama Kambojas.
  31. ^ La vieille route de l'Inde de Bactres à Taxila, p 271, Alfred A. Foucher.
  32. ^ Huet (2010), p. 128.
  33. ^ a b See ref: A bilingual Graeco-Aramaic edict by Aśoka: the first Greek inscription discovered in Afghanistan, 1964, p 17, Giovanni Pugliese Carratelli, Giovanni Garbini – Aśoka, India, Published by Istituto italiano per il medio ed estremo Oriente, 1964
  34. ^ See further references: Watching Cambodia: Ten Paths to Enter the Cambodian Tangle, 1993, p 51, Serge Thion – History. See also: Tai World: A Digest of Articles from the Thai -Yunnan Project Newsletter, Andrew Walker, Nicholas Tapp – Folklore – 2001 or Thai-Yunnan Project Newsletter. NEWSLETTER is edited by Scott Bamber and published in the Department of Anthropology, Research School of Pacific Studies; printed at Central Printery; the masthead is by Susan Wigham of Graphic Design (all of The Australian National University); Cf: History of Indian Administration, p 94, B. N. Puri.
  35. ^ Indian Epic Mahabharata (See: Mahabharata 5.19.21–23; Dr F. E. Pargiter, Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland) attests that Kamboja ruler Sudakshin Kamboj had marshaled and lead an Akshuni army of wrathful warriors which besides the Kambojas, also comprised a strong contingent from the Sakas (or Scythians). This fact clearly proves that the Sakas, in general, were subservient to the Kamboja ruler Sudakshina Kamboj and that Sudakshina's clan was ruling over the Sakas. Thus from epic evidence also, the Kambojas were indeed a royal or ruling Scythian clan and the Scythians had formed an indispensable part of the Kamboja army. Furthermore, the Mathura Lion Capital Inscriptions also connect yuvaraja Kharaosta Kamuia (Kamboja) and his daughter Aiyasi Kamuia (Kamboja), chief queen of the Scythian Mahakshatrapa Rajuvula, to the imperial house ruling in Taxila (See: Kharoshṭhī Inscriptions, Edition 1991, p 36, Sten Konow)
  36. ^ e.g.: Aspa.bhrata.putrasa. See: An Inscribed Silver Buddhist Reliquary of the Time of King Kharaosta and Prince Indravarman, Jounranal of the American Oriental Society, Vol 116, No 3, 1996, p 448, Richard Saloman.
  37. ^ Op. cit, p 448, Dr Richard Saloman.
  38. ^ [1] Further Light on the Paratarajas

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bailey, H. W. 1958. "Languages of the Saka." Handbuch der Orientalistik, I. Abt., 4. Bd., I. Absch., Leiden-Köln. 1958.
  • Faccenna D., "Sculptures from the sacred area of Butkara I", Istituto Poligrafico Dello Stato, Libreria Dello Stato, Rome, 1964.
  • Harmatta János (chủ biên), 1994. History of civilizations of Central Asia, Volume II. The development of sedentary and nomadic civilizations: 700 B.C. to A.D. 250. Paris, UNESCO Publishing.
  • Hill John E. 2004. The Peoples of the West from the Weilue 魏略 (Ngự lược) by Yu Huan 魚豢 (Ngư Hoạn): A Third Century Chinese Account Composed between 239 and 265 CE. Draft annotated English translation. Ngự lược
  • Hill John E. (2009) Through the Jade Gate to Rome: A Study of the Silk Routes during the Later Han Dynasty, 1st to 2nd Centuries CE. BookSurge, Charleston, South Carolina. ISBN 978-1-4392-2134-1.
  • Hulsewé A. F. P. & Loewe M. A. N. 1979. China in Central Asia: The Early Stage 125 BC – AD 23: an annotated translation of chapters 61 and 96 of the History of the Former Han Dynasty. E. J. Brill, Leiden.
  • Huet Gerard (2010) "Heritage du Sanskrit Dictionnaire, Sanskrit-Francais," p. 128. [2] Lưu trữ 2008-02-27 tại Wayback Machine
  • Litvinsky B. A. (chủ biên), 1996. History of civilizations of Central Asia, Volume III. The crossroads of civilizations: A.D. 250 to 750. Paris, UNESCO Publishing.
  • Liu Xinru 2001 "Migration and Settlement of the Yuezhi-Kushan: Interaction and Interdependence of Nomadic and Sedentary Societies." Journal of World History, Volume 12, No. 2, Fall 2001. University of Hawaii Press, pp 261–292. [3].
  • Bulletin of the Asia Institute: The Archaeology and Art of Central Asia. Studies From the Former Soviet Union. New Series. Edited by B. A. Litvinskii and Carol Altman Bromberg. Translation directed by Mary Fleming Zirin. Vol. 8, (1994), pp 37–46.
  • Millward James A. (2007). Eurasian Crossroads: A History of Xinjiang. Columbia University Press, New York. ISBN 978-0-231-13924-3.
  • Pulleyblank Edwin G. 1970. "The Wu-sun and Sakas and the Yüeh-chih Migration." Bulletin of the School of Oriental and African Studies 33 (1970), pp 154–160.
  • Ptolemy (1932). The Geography. Translated and edited by Edward Luther Stevenson. 1991 unabridged reproduction. Dover Publications, Mineola, N. Y. ISBN 0-486-26896-9 (pbk)
  • Puri B. N. 1994. "The Sakas and Indo-Parthians." In: History of civilizations of Central Asia, Volume II. The development of sedentary and nomadic civilizations: 700 B.C. to A.D. 250. Harmatta, János, ed., 1994. Paris: UNESCO Publishing, pp 191–207.
  • Ronca, Italo (1971). Ptolemaios Geographie 6,9–21. Ostrian und Zentralasien, Teil I. IsMEO — ROM.
  • Watson Burton. Trans. 1993. Records of the Grand Historian of China: Han Dynasty II (Revised Edition). Translated from the Shih chi of Ssu-ma Ch'ien. Chapter 123: The Account of Ta-yüan. Columbia University Press. ISBN 0-231-08167-7
  • Wilcox Peter & Angus McBride (1986). Rome's Enemies (3): Parthians and Sassanid Persians (Men-at-Arms). Osprey Publishing; illustrated edition. ISBN 978-0850456882.
  • Yu Taishan. 1998. A Study of Saka History. Sino-Platonic Papers No. 80. July, 1998. Dept. of Asian and Middle Eastern Studies, University of Pennsylvania.
  • Yu Taishan. 2000. A Hypothesis about the Source of the Sai Tribes. Sino-Platonic Papers No. 106. September, 2000. Dept. of Asian and Middle Eastern Studies, University of Pennsylvania.
  • Political History of Ancient India, 1996, H. C. Raychaudhury
  • Hindu Polity, A Constitutional history of India in Hindu Times, 1978, K. P. Jayswal
  • Geographical Data in Early Puranas, 1972, M. R. Singh
  • India and Central Asia, 1955, P. C. Bagchi
  • Geography of Puranas, 1973, S. M. Ali
  • Greeks in Bactria and India, W. W. Tarn
  • Early History of North India, S. Chattopadhyava
  • Sakas in Ancient India, S. Chattopadhyava
  • Development of Kharoshthi script, C. C. Dasgupta
  • Ancient India, 1956, R. K. Mukerjee
  • Ancient India, Vol III, T. L. Shah
  • Hellenism in Ancient India, G. N. Banerjee
  • Manu and Yajnavalkya, K. P. Jayswal
  • Anabaseeos Alexanddrou, Arrian
  • Mathura Lion Capital Inscriptions
  • Corpus Inscriptionium Indicarum, Vol II, Part I, S. Konow

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
Tựa game Silent Hill: The Short Messenger - được phát hành gần đây độc quyền cho PS5 nhân sự kiện State of Play
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Đường cùng của sói không phải nói về Andrius, cũng không phải Varka
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune