Ngựa Xích Thố

Ngựa xích thố

Ngựa Xích Thố (giản thể: 赤兔马; phồn thể: 赤兔馬; Hán-Việt: Xích Thố Mã; bính âm: chìtù mǎ; nghĩa đen 'Ngựa thỏ đỏ') là một con chiến mã nổi tiếng của Lã Bố vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa.

Do sự nổi tiếng của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, ngựa Xích Thố trong văn hóa dân gian lại gắn liền với hình tượng nhân vật Quan Vũ, mặc dù chi tiết đó hoàn toàn là hư cấu của nhà văn La Quán Trung và không có bất kỳ một chứng cứ lịch sử nào cho thấy Quan Vũ từng cưỡi một con ngựa gọi là Xích Thố.

Trong sử sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngựa Xích Thố được nhắc đến trong tiểu sử của Lã Bố (Lã Bố truyện) trong sách Tam quốc chí của Trần Thọ (thế kỷ thứ 3) và sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp (thế kỷ thứ 5). Vào năm 193, Lã Bố đã cưỡi con ngựa này khi giúp Viên Thiệu đánh bại tướng Khăn Vàng là Trương Yên ở Thường Sơn.

Xích Thố được cho là một con ngựa ưu việt, tốc độ chạy nhanh như bay, vượt được mọi địa hình, thậm chí có thể nhảy qua hào.[1] Tào Man Truyện (khuyết danh) viết rằng: vì thế người đương thời có câu: "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố)[2] để ca ngợi hai cực phẩm chốn nhân gian này. Sử sách không nhắc đến chuyện Xích Thố có người chủ nào khác ngoài Lã Bố. Không rõ sau khi Lã Bố chết, con ngựa chiến này (nếu vẫn còn sống) đã về tay ai.

Trong văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (thế kỷ thứ 14), ngựa Xích Thố ban đầu của nhân vật Đổng Trác, sau đó Đổng Trác tặng lại cho nhân vật Lã Bố. Con ngựa này từ đầu đến đuôi dài một trượng, từ chân lên trán cao tám thước, toàn thân một màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp nào, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.

Tác giả đã thêu dệt nên câu chuyện rằng sau khi Lã Bố chết, Xích Thố được Tào Tháo cho người chăm sóc, sau trao lại cho nhân vật Quan Vũ. Khi Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố cho Quan Vũ, Quan Vũ nhận ngựa xong liền phục lạy tạ ơn. Tháo đã phải ngạc nhiên nói:

Nhân vật Quan Vũ cưỡi ngựa Xích Thố qua năm cửa ải chém sáu tướng (chuyện hư cấu, không có thật). Sau khi Quan Vũ bị bắt và chặt đầu, bộ tướng của Phan ChươngMã Trung được ban cho Xích Thố, nhưng con ngựa này bỏ ăn rồi chết.

Khi Quan Công mất thì nó cũng mất theo ông, người đời có một bài thơ để lại như sau (thật ra là thơ của tác giả La Quán Trung):

Ngàn dặm mù bay tận nẻo xa
Trèo non vượt suối khéo xông pha
Chặt đứt cương tơ rung chuông ngọc
Rồng đỏ trên trời hẳn mới sa?

Trong truyện Tam Quốc cũng có 2 câu đối nhắc tới ngựa Xích Thố:

theo bản dịch của Phan Kế Bính:

Trong sử sách không có chỗ nào ghi mặt Quan Vũ màu đỏ, hay việc Quan Vũ từng cưỡi ngựa Xích Thố. Ngay cả Thanh Long Đao cũng không có thật, và loại vũ khí tương tự chỉ bắt đầu được sử dụng từ thời nhà Tống.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Tuyết, Dương Hiệu Xuân - Tướng Soái Cổ Đại Trung Hoa, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2002, Tập 1 trang 486
  2. ^ Tam quốc chí viết: Bố có con ngựa hay gọi là Xích Thố. Tào Man truyện chép: Người bấy giờ có câu rằng: "Người thì có Lã Bố, ngựa thì có Xích Thố."
  3. ^ Chỉ Lưu Bị
  4. ^ Sử vào thời Tam Quốc vẫn còn được ghi trên các thẻ tre mặt ngoài xanh, vì vậy các sách sử thường được gọi là thanh sử - sử xanh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Khám phá danh mục của
Khám phá danh mục của "thiên tài đầu tư" - tỷ phú Warren Buffett
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá danh mục đầu tư của Warren Buffett
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
Năm ấy, tôi 12 tuổi, anh 22 tuổi. Lần đó là dịp mẹ cùng mấy cô chú đồng nghiệp tổ chức họp mặt tại nhà, mẹ mang tôi theo
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)