ngawang lobsang gyatso ངག་དབང་བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་ | |
---|---|
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Trường phái | Phật giáo Tây Tạng |
Tông phái | Gelugpa |
Dalai Lama thứ 5 | |
Nhiệm kỳ | |
1642 – 1682 | |
Tiền nhiệm | Yonten Gyatso |
Kế nhiệm | Tsangyang Gyatso |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1617 |
Nơi sinh | Lâu đài Taktsé, Ü-Tsang, Tây Tạng |
Mất | |
Ngày mất | 1682 |
Nơi mất | Lhasa, Tây Tạng |
Giới tính | nam |
Thân quyến | |
Dudul Rabten | |
Kunga Lhanzi | |
Nghề nghiệp | chính khách, nhà văn, Tertön |
Chữ ký | |
Cổng thông tin Phật giáo | |
La-bốc-tạng Gia-mục-thố (zh. 羅卜藏嘉穆錯, bo. blo bzang rgya mtsho བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, sa. sumatisāgara), 1617-1682, là giáo chủ tông Cách-lỗ từ 1622-1682, giữ quyền cai trị Tây Tạng từ 1642-1682. Sư là Đạt-lại Lạt-ma thứ năm và có lẽ là vị nổi danh nhất: Sư vẫn còn được dân Tây Tạng tôn trọng gọi là "Đại sư thứ năm". Sư là vị Đạt-lai đầu tiên khởi xướng chế độ "Tăng lữ chính quyền" (zh. 僧侶政權, en. theocracy), nắm giữ quyền cai trị Tây Tạng. Kể từ đây, Đạt-lại Lạt-ma là người lĩnh đạo tinh thần tôn giáo cũng như chính trị tại Tây Tạng.
Thời đại của Sư là một khúc ngoặt lớn trong lịch sử Tây Tạng. Chiến tranh đẫm máu với các bộ lạc miền Tây Mông Cổ là những dấu hiệu chung cho thời đại này. Qua những cuộc tranh chấp, tông phái của Sư giành thắng lợi và từ đây, địa vị của một Đạt-lại Lạt-ma càng thêm vững chắc. Dưới sự chỉ huy của Sư, việc xây dựng điện Potala tại Lhasa được bắt đầu vào năm 1645. Từ 1650-1652, Sư nhận lời mời của hoàng đế sang Trung Quốc thuyết pháp. Trong những năm cuối đời, Sư lâm bệnh nặng. Cái chết của Sư được giữ bí mật 13 năm liền và sự việc này đã đem đến cho Tây Tạng rất nhiều hoạ nạn sau này.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |