Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Nghị quyết số 478
Hội đồng Bảo an LHQ
Ngày: 20 tháng 8 năm 1980
Cuộc họp số: 2.245
Mã số: S/RES/478 (Tài liệu)

Biểu quyết: Thuận: 14 Trắng: 1 Chống: 0
Chủ đề: Vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi Israel
Kết quả: Thông qua

Thành phần Hội đồng Bảo an 1980:
Thành viên thường trực:
Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
      Lỗi biểu thức: Từ “s” không rõ ràng
Thành viên không thường trực
 BAN  GDR  JAM  MEX  NIG
 NOR  PHI  POR  TUN  ZAM

Trung Đông.

Nghị quyết số hiệu 478 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc [1] (tiếng Anh: United Nations Security Council Resolution 478, tiếng Trung: 联合国安理会478号决议) thông qua vào ngày 20 tháng 8 năm 1980, là một trong bảy nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khiển trách Israel trù hoạch thôn tính Đông Jerusalem. Nghị quyết số hiệu 478 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khiển trách Israel không tuân thủ Nghị quyết số hiệu 476 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và việc tuyên bố pháp luật Jerusalem của Israel thông qua năm 1980, mà tuyên xưng Jerusalem là thủ đô "hoàn toàn và thống nhất" của Israel, đi trái ngược pháp luật quốc tế. Nghị quyết chỉ ra, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thừa nhận pháp luật Jerusalem của Israel, và hô hào các quốc gia hội viên Liên Hợp Quốc chấp hành nghị quyết Hội đồng Bảo an, triệt xuất các đại sứ quán và sứ đoàn ngoại giao từ Jerusalem.

Nghị quyết thông qua với 14 phiếu, duy nhất đại biểu Hoa Kỳ khiển trách nghị quyết đó, tuyên bố bỏ phiếu trắng.

Israel đáp ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Israel đã cự tuyệt nghị quyết của Liên Hợp Quốc, và tuyên bố "nó sẽ không ảnh hưởng địa vị của Jerusalem xem như thủ đô Israel, và Jerusalem vĩnh viễn sẽ là một thành thị thống nhất mà không bị phân liệt" [2]

Một phần có liên quan đến nghị quyết yêu cầu rút lui sứ đoàn ngoại giao của các quốc gia khỏi Jerusalem, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó Edmund Muskie nói rằng nghị quyết đó tồn tại khiếm khuyết mang tính căn bản, và quyết không tiếp nhận nó, đồng thời ông ấy phát biểu, Mĩ Quốc tẩy chay hết sức mọi hành vi trù tính chế tài đối với Israel. 

Nghị quyết tiếp theo

[sửa | sửa mã nguồn]

Toà án Công lý Quốc tế phát biểu, tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ không thừa nhận Israel chiếm Đông Jerusalem [3]

Đại sứ quán của đại đa số quốc gia tại Jerusalem đã di chuyển đến Tel Aviv, sau khi đại sứ quán Cô-xta Ri-ca và En Xan-va-đo rút khỏi vào tháng 08 năm 2006, Jerusalem không còn có đại sứ quán nước ngoài. 

Toàn văn nghị quyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng bảo an [4][5]

Hồi tưởng lại nghị quyết số hiệu 476 (năm 1980), 

Khẳng định lại một lần nữa rằng việc giành lấy được lãnh thổ bằng vũ lực là không thể chấp nhận, 

Quan ngại thâm sâu đến việc ban hành một "Luật pháp cơ bản" trong Quốc hội Israel tuyên bố thành phố Thánh Jerusalem có một sự thay đổi tính chất và địa vị, và ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh,

Chú ý rằng Israel đã không tuân thủ nghị quyết số hiệu 476 (năm 1980),

Khẳng định lại quyết tâm của mình để thẩm tra các phương pháp và công cụ thật tế phù hợp với các điều mục liên quan của Hiến chương Liên Hợp Quốc và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghị quyết số hiệu 476 (năm 1980) trong tình huống Israel không tuân thủ nghị quyết đó:

1. Khiển trách trong ngôn từ mạnh nhất là việc ban bố "Luật pháp cơ bản" của Israel cho Jerusalem đồng thời từ chối tuân thủ các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an;

2. Khẳng định rằng việc ban bố "Luật pháp cơ bản" của Israel là vi phạm pháp luật quốc tế và không ảnh hưởng đến việc tiếp tục áp dụng Công ước Giơ-ne-vơ vào ngày 12 tháng 8 năm 1949 về việc "Bảo vệ người bình dân" trong thời chiến, trong vùng lãnh thổ Palestine và các lãnh thổ Ả Rập khác chiếm lĩnh từ tháng 6 năm 1967, bao gồm cả Jerusalem ;

3. Xác định rằng tất cả các biện pháp và hành động lập pháp và hành chính do Israel thật hiện, quyền uy chiếm lĩnh (the occupying power), mà đã thay đổi hoặc có ý định thay đổi tính chất và địa vị của thành phố Thánh Jerusalem, đặc biệt là "Luật pháp cơ bản" hiện tại ở Jerusalem, là vô hiệu và phải được thu hồi ngay lập tức;

4. Cũng khẳng định rằng hoạt động này tạo ra trở ngại nghiêm trọng cho việc đạt được một hòa bình toàn diện, công chính và lâu dài ở Trung Đông;

5. Quyết định không thừa nhận "Luật pháp cơ bản" và những hành động khác của Israel, như là kết quả luật này, tìm kiếm để thay đổi tính chất chất và địa vị của Jerusalem, và hô hào:

(a) Tất cả các quốc gia hội viên tiếp nhận quyết định này; 

(b) Các quốc gia, đã thành lập các sứ đoàn ngoại giao tại Jerusalem, rút lui các sứ đoàn khỏi thành phố Thánh này; 

6. Yêu cầu Tổng thư kí gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết này cho Hội đồng Bảo an trước ngày 15 tháng 11 năm 1980;

7. Quyết định tiếp tục nắm bắt tình hình nghiêm trọng này.

Được thông qua tại cuộc họp lần thứ 2245 với 14 phiếu bầu, nhưng duy nhất một đại biểu bỏ phiếu trắng (Mĩ Quốc).[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Văn bản cuộc họp số 2245 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
  2. ^ “I-xra-en tuyên bố giải pháp của Liên Hợp Quốc sẽ không ảnh hưởng đến tính chất của Giê-ru-xa-lem như là thủ đô”. Jewish Telegraphic Agency. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ 国家法院. “在占领的巴勒斯坦领土上建造隔离墙的法律后果” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ 2010年7月6日. Truy cập 2013年7月24日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|archivedate= (trợ giúp)Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate=, |accessdate= (trợ giúp)
  4. ^ 联合国. “联合国安全理事会478号决议(中文)”.
  5. ^ 联合国. “联合国安全理事会478号决议全文(英文)”. Truy cập 2013年7月24日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  6. ^ “Resolution 478 (1980) of ngày 20 tháng 8 năm 1980”. unispal.un.org. Liên Hợp Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 08 tháng 12 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia