Nguyễn Đăng Hành

Nguyễn Đăng Hành
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mất
Ngày mất
1862
Nơi mất
Bắc Ninh
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Nguyễn Đăng Giai
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Nguyễn

Nguyễn Đăng Hành (? - 1862), là quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử nhà Nguyễn là Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13) không ghi nơi sinh của Nguyễn Đăng Hành, chỉ cho biết ông là cháu nội của Nguyễn Đăng Tuân (17721844, từng là thầy dạy vua Thiệu Trị), và là con của Nguyễn Đăng Giai (? – 1854, từng là Tổng đốc Ninh).

Vốn là người "ôn hòa văn nhã, thích đọc sách" [1], năm Tự Đức thứ nhất (Mậu Thân, 1848), Nguyễn Đăng Hành thi đỗ Tiến sĩ. Buổi đầu, ông được bổ làm Biên tu ở Viện Tập hiền; sau thăng lên Thị độc, lãnh chức Án sát sứ tỉnh Quảng Ngãi.

Năm Tân Dậu (1861), thăng ông làm Hồng lô tự khanh, lãnh chức Bố chính sứ tỉnh Khánh Hòa. Đến năm sau (Nhâm Tuất, 1862), thì ông nhận lệnh đi theo quân thứ ở Nam Đạo. Lúc bấy giờ, ở nơi ấy "nhiều bọn giặc phỉ ở Bắc Ninh nhiễu động, thông (đồng) với giặc biển ở Quảng Yên" [1], nên lại có chỉ cho Nguyễn Đăng Hành sung làm Bắc thứ Thường biện quân vụ...để đốc suất quân đi đánh dẹp.

Cũng theo quyển sử trên, thì sau đó ông "đánh được luôn 13 trận. Một hôm ở địa phương Đông Hồ, thuộc phủ Thuận Thành (Bắc Ninh), gặp giặc tiến đánh, vì không có quân viện trợ, bị giặc giết chết"[1].

Thương tiếc, vua Tự Đức cho truy tặng ông hàm Bố chính sứ, lại hậu cấp cho người nhà, về sau lại được thờ trong đền Trung Nghĩa ở Huế. Ngoài ra, tiểu sử của ông còn được chép trong Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13), cùng với ông nội (Nguyễn Đăng Tuân) và cha (Nguyễn Đăng Giai).

Thông tin liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13) không ghi rõ Nguyễn Đăng Hành bị phe nhóm nào giết chết. Tra trong Quốc triều sử toát yếu thì thấy có đoạn chép như sau:

"Nhâm Tuất (1862)...tháng 3 (âm lịch), có tên chánh tổng là Nguyễn Thạnh ở Bắc Ninh, tự xưng Nguyên soái, tôn tên giặc trốn là Huân làm Minh chúa. Lại thông với đảng giặc biển ở Quảng Yên (chỉ quân nổi dậy của Tạ Văn Phụng), tụ hội đến vài ngàn người, xâm phạm các phủ, huyện Lạng Giang, Yên Dũng, rồi tới vây thành tỉnh...[2]

Có lẽ, trong khoảng thời gian đó, Nguyễn Đăng Hành đã bị lực lượng của Nguyễn Thạnh giết chết.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Chữ trong Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 283-284.
  2. ^ Trích trong Quốc triều sử toát yếu (tr. 398). Chữ ở trong ngoặc là của người soạn. Thông tin thêm: Về sau, cả ba đạo quân triều hội nhau tiến đánh, dẹp yên được. Người có công lớn là Phó Lãnh binh Hưng Yên Võ Tảo.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cùng tìm hiểu cách quản lý thời gian tối ưu cho việc học tập của một học bá Đại học Bắc Kinh
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Là người thân cận nhất với Ryomen Sukuna đến từ một nghìn năm trước. Mặc dù vẫn có khoảng cách nhất định giữa chủ - tớ, ta có thể thấy trong nhiều cảnh truyện tương tác giữa hai người
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định